Những lợi ích khi trẻ ăn sáng đầy đủ
Bữa sáng cung cấp 20-30% lượng calories cho cả ngày dài của trẻ, do đó, việc tạo dựng thói quen ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng và thường xuyên cho con từ nhỏ sẽ đem lại những lợi ích không ngờ.
Ảnh minh họa
Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên và cung cấp 20-30% tổng nhu cầu năng lượng mỗi ngày. Một bữa sáng giàu năng lượng sẽ góp phần tăng hiệu suất học tập, khả năng tập trung cho trẻ. Đồng thời, bữa sáng đủ chất còn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chống tụt đường huyết, cung cấp năng lượng để trẻ tăng trưởng về cơ, xương, nội tạng và phát triển hệ thần kinh. Ngoài ra, thói quen ăn sáng đầy đủ và thường xuyên giúp trẻ rèn luyện nếp sống lành mạnh sau này.
Bác sĩ Trần Khánh Vân, Phó trưởng khoa Vi chất Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng cho biết, bữa sáng cung cấp năng lượng cho ngày mới, giúp duy trì cân nặng hợp lý, bảo vệ dạ dày và hệ tiêu hóa, tăng cường hoạt động não bộ, miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Dinh dưỡng kém có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng nhận thức, học tập của trẻ trong độ tuổi đi học. Sự thật đáng buồn là theo nghiên cứu của Bộ Y tế, thực trạng trẻ bị đói khi đến trường vẫn còn tồn tại. Số trẻ tới trường hàng ngày bị đói chưa được xác định rõ, tuy nhiên đây là tình trạng khá phổ biến ở các nước đang phát triển.
Video đang HOT
Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng còn chỉ ra một thực trạng khác. Đó là ở Việt Nam, bữa sáng cho trẻ chỉ cung cấp khoảng 23% năng lượng cả ngày. Cuộc sống bận rộn thường khiến các bà mẹ có rất ít thời gian để chuẩn bị bữa ăn sáng chất lượng, đầy đủ dinh dưỡng. Những bữa sáng với đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên, rán, bánh ngọt, chứa nhiều tinh bột, no bụng nhưng không đủ chất. Bênh cạnh đó, chúng còn chứa hàm lượng chất béo khá cao, có thể làm hao hụt năng lượng của trẻ.
Cũng theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, một bữa sáng đủ sẽ gồm 4 loại dưỡng chất là đạm và sắt, bột đường, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Chất bột đường (cơm, cháo, khoai tây, khoai lang, mì…) khi chuyển hóa thành năng lượng sẽ giúp trẻ phát triển bộ não, tăng khả năng miễn dịch. Chất xơ (trái cây và rau xanh) bảo vệ đường ruột cho con, giảm lượng cholesterol và đường trong máu, duy trì cân nặng lý tưởng.
Đạm và chất sắt (thịt, cá, trứng, các loại hạt) giúp trẻ hình thành cơ bắp, bổ máu, tăng trí nhớ, cải thiện hô hấp. Vitamin và khoáng chất trong sữa tươi hoặc thức uống dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường thị lực, phát triển xương, răng, lợi, mạch máu, thải độc…
Để đảm bảo sức khỏe cho bé, các mẹ cần phải cho con ăn sáng đúng giờ. Thời gian lý tưởng cho bữa sáng là vào khoảng thời gian từ 7 – 8h và sau khi ngủ dậy từ 20 – 30 phút. Bên cạnh đó, các mẹ cũng không nên cho con uống sữa thay bữa sáng mà chỉ nên cho con uống sữa sau khi ăn sáng và trong lúc bụng không đói.
'Hãy lắng nghe cơ thể bạn' có nghĩa là gì?
Đến phòng gym, yoga hay xem chương trình sức khỏe trên phương tiện truyền thông, chúng ta thường nghe các huấn luyện viên, chuyên gia nhắc đi nhắc lại câu 'hãy lắng nghe cơ thể bạn'. Nhưng 'lắng nghe' như thế nào thì ít người giải thích.
Lắng nghe cơ thể là nguyên tắc trong nhiều hoạt động tập thể dục và ăn uống lành mạnh - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Theo các chuyên gia sức khỏe trên Stylist, để tập trung được vào những gì thực sự tốt cho cơ thể và bộ não như lời khuyên "hãy lắng nghe cơ thể", chúng ta cần biết:
1. Tò mò
Xây dựng nhận thức về những gì cơ thể đang nói nghĩa là tò mò với các dấu hiệu và cảm giác mà nó mang lại cho chúng ta. Một số câu hỏi để xây dựng nhận thức ấy bao gồm: Khi nào bạn thực sự cảm thấy tốt nhất? Bạn cảm thấy nhiều năng lượng hơn vào buổi sáng hay buổi tối? Những thực phẩm nhất định có giúp bạn cảm thấy được nuôi dưỡng và thỏa mãn hơn không? Loại bài tập nào khiến bạn cảm thấy khỏe nhất?...
Khi đã hiểu rõ hơn về nhu cầu bản thân, ta có thể bắt đầu những thói quen và nghi thức để hỗ trợ việc này. Ví dụ, nếu biết mình khỏe khoắn, sảng khoái khi thức dậy thì tại sao không chuyển sang tập thể dục buổi sáng, hoặc đề nghị gặp bạn bè vào bữa sáng thay vì bữa tối?
Bên cạnh đó, hãy cho phép cảm xúc tích cực biến thành năng lượng cốt lõi giúp ta tiến về phía trước với những thói quen và nghi thức mới. Luôn nhớ rằng, cơ thể cho ta biết những gì nó cần khi ta cho phép nó kết nối với ta, theo Stylist.
2. Điều chỉnh lại quan điểm về sức khỏe
Nhiều ý tưởng về sức khỏe của chúng ta đã bị sai lệch hoàn toàn, khiến chúng ta tin rằng một cơ thể khỏe mạnh là một cơ thể có hình tượng thẩm mỹ nhất định. Để đạt được sức khỏe lý tưởng ấy thường liên quan đến việc thực hiện những hành vi thực sự không lành mạnh.
Chúng ta cần loại bỏ niềm tin rằng sức khỏe, kích thước cơ thể và hình dáng cơ thể liên quan đến nhau. Nếu nghĩ rằng phải rập khuôn theo số đo, tiêu chuẩn khỏe của ai đó là cách duy nhất để thành công thì ta sẽ luôn chiến đấu chống lại cơ thể của chính mình.
Thực tế, sức khỏe là khỏe mạnh hơn cả về thể chất và tinh thần, xuất phát từ việc có những bữa ăn giàu dinh dưỡng, di chuyển cơ thể theo cách bạn yêu thích và hào hứng làm và mở ra không gian để khám phá những điều khác nhau trong cuộc sống như du lịch, có thời gian tuyệt vời với bạn bè...
3. Tách ý nghĩ ra khỏi chính mình
Nghe có vẻ khó. Loại bỏ suy nghĩ để lắng nghe cơ thể bằng cách nào đây? Có quá nhiều suy nghĩ của chúng ta đã bị chi phối, chúng không phải là dấu hiệu cho thấy chúng ta thực sự cảm thấy như thế nào hoặc chúng ta thực sự là ai. "Bạn là người quan sát suy nghĩ của bạn. Bạn là người lắng nghe những suy nghĩ của bạn, bạn không phải là những suy nghĩ của bạn", huấn luyện viên sức khỏe tâm thần Louise Gates nói trên Stylist.
Louise Gates khuyên các độc giả: "Đôi khi bạn có thể lùi lại một bước và xem tâm trí của bạn giống như đang xem một tập phim Netflix. Hãy nghiên cứu, xem tâm trí đang đưa bạn đến đâu, chấp nhận rằng đó là nơi mà nó sẽ đến, nhưng đừng quá gắn bó với những suy nghĩ ấy. Nguyên nhân của đau khổ về tinh thần là quá gắn bó với suy nghĩ và không nhận ra rằng có sự mất kết nối ở đó. Hãy cho phép những suy nghĩ của bạn trôi qua và thấy nó lý thú hơn rất nhiều".
Louise Gates chia sẻ rằng hầu hết khách hàng của bà đều cảm thấy khó chịu và căng thẳng khó khăn hơn là tạo ra sự thay đổi. Làm việc với suy nghĩ "có nghĩa là sở hữu chúng, và đó là một hình thức tự trọng. Cách chúng ta đối xử với bản thân là một dấu hiệu lớn cho thấy cách chúng ta muốn người khác đối xử với chúng ta", Louise Gates kết luận, theo Stylist.
5 loại thực phẩm đừng bao giờ ăn vào buổi sáng khi bụng rỗng Thói quen nhịn ăn sáng có thể gây sỏi mật do đói, gây tiểu đường, nhưng không phải thực phẩm nào cũng phù hợp để ăn vào buổi sáng khi bụng trống rỗng, thậm chí chúng còn có thể gây hại cho dạ dày, gan và thận của bạn. 1. Sữa: Dễ gây tiêu chảy Sữa là thực phẩm rất giàu protein và...