Những loại thực phẩm người mắc bệnh gout tuyệt đối phải kiêng
Gout là một cơn đau của bệnh viêm khớp, xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến việc các tinh thể được hình thành và tích tụ xung. Đối với người bệnh gout thì chế độ ăn uống kiêng khem là đặc biệt quan trọng để hạn chế những cơn đau đớn. Dưới đây là những loại thực phẩm người mắc bệnh gout nên tránh xa.
Hải sản là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: canxi, sắt, kẽm, omega 3… Đây cũng là món ăn ưa thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, đây lại là “kẻ thù” của người bị gout. Người bệnh cần hạn chế ăn những loại như: cá ngừ, cá mòi, sò, cá chích… vì đây là nhóm thực phẩm chứa lượng purin cao, sẽ gây tăng axit uric trong máu và gia tăng triệu chứng bệnh gout.
Ngoài ra, người bệnh cũng không cần kiêng tuyệt đối hải sản trong khẩu phần ăn hàng ngày. Người bệnh có thể ăn các loại chứa ít purin như: tôm, cua, cá sông, lươn, cua, sò và cá hồi… để đảm bảo lượng đạm hấp thu vào cơ thể ở mức 1g/1kg cân nặng mỗi ngày.
Cần chú ý thêm là trong khi một số loại hải sản vẫn có thể dùng không thường xuyên thì có những loại hoàn toàn không nên dùng cho những người bị gout. Cụ thể là cá mòi, cá ngừ, cá trồng…
Bia, rượu
Nếu uống bia rượu ở mức độ vừa phải thì chúng lại có tác dụng tích cực cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, cồn rượu có thể kiềm chế sự bài tiết axit uric gây ra các triệu chứng gout nguy hiểm. Nếu bạn đã bị bệnh gout, nên tránh xa bia rượu.
Video đang HOT
Nước ngọt
Tránh các thức uống giải khát có hàm lượng đường fructose cao như nước soda hay như nước giải khát trái cây đóng lon. Kiểm soát những đồ uống này không phải dễ dàng như việc kiểm soát năng lượng ghi trên bao bì. Vấn đề là các chất làm ngọt sẽ kích thích cơ thể sản sinh thêm uric acid.
Vào năm 2010, một nhóm nghiên cứu đã báo cáo rằng uống nước giải khát mỗi ngày, so với việc uống ít hơn một lon một tháng, làm tăng nguy cơ bị gout ở phụ nữ.
Thực phẩm giàu vitamin C
Theo một số nghiên cứu, các loại thực phẩm giàu vitamin C như bưởi, cam, quýt, chanh, kiwi, dâu tây… có thể làm tăng kết tủa ở cầu thận làm cho việc đào thải acid uric bị cản trở, khiến hàm lượng acid uric tăng lên, ảnh hưởng tới bệnh gout. Vì vậy, những ai bị bệnh gout nên hạn chế bổ sung vitamin C vào buổi tối, chú ý hàm lượng điều độ để không làm bệnh gout nặng hơn.
Một số loại rau
Măng tây, cải bắp, rau chân vịt và nấm là những loại rau có nhiều purine. Những bệnh nhân gout nên giảm lượng tiêu thụ loại rau này thay vì cắt bỏ hoàn toàn. Chế độ ăn toàn rau thúc đẩy sự bài tiết purine.
Theo Báo nhân đạo
Những lợi ích sức khỏe của chôm chôm
Về cơ bản quả chôm chôm không có bộ phận nào bỏ đi, vì tất cả đều có thể sử dụng. Chôm chôm thường được gọi là "siêu trái cây" do rất nhiều lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Không chỉ quả, mà cả lá, hạt, vỏ, và thậm chí cả vỏ cây chôm chôm cũng có rất nhiều công dụng và lợi ích cho cơ thể.
Có họ rất gần với vải và nhãn, chôm chôm là một thành viên thuộc họ Bồ hòn, tên khoa học là Nephelium lappaceum. Cây chôm chôm có chiều cao lên tới 24m và có lá thường xanh mọc thành cụm từ 1 đến 4 cặp lá. Hoa chôm chôm nhỏ và không có cánh hoa, quả hình trứng với màu đỏ hồng, đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm, đỏ cam. Quả chôm chôm được bao phủ trong một lớp vỏ lụa mỏng, bên ngoài là lớp vỏ với những cấu trúc nhọn giống như lông.
Quả chôm chôm
Thịt quả chính là lớp cùi của nó, bao quanh một hạt duy nhất. Thịt quả chôm chôm có màu hồng rất nhạt và có vị ngọt hơi chua. Hạt chôm chôm cũng có lợi ngang với thịt quả và có thể ăn được.
1. Công dụng chữa bệnh
Quả chôm chôm, chủ yếu là quả xanh được dùng để chữa tiêu chảy và kiết lỵ. Vỏ cây được sử dụng làm săn se. Lá chôm chôm dùng để giảm đau đầu. Vỏ quả phơi khô được sử dụng trong y học cổ truyền. Nước sắc vỏ cây được dùng chữa tưa miệng (nhiễm trùng nấm men). Nước sắc rễ cây dùng hạ sốt. Hạt, vỏ và thịt quả được sử dụng để giảm cholesterol. Quả và và hạt làm giảm đái tháo đường và tăng huyết áp. Vỏ cây cũng được sử dụng để chữa các bệnh về lưỡi
2. Công dụng thực phẩm
Quả chôm chôm có thể được ăn tươi hoặc đóng hộp. Quả cây là một thành phần chính trong món salad trái cây, nước ép và thạch. Hạt chôm chôm rang và chiên được dùng như một món đồ ăn vặt. Dầu hạt chôm chôm được sử dụng làm dầu ăn.
3. Công dụng làm đẹp
Lá chôm chôm có tác dụng giúp tóc khô xơ trở nên bóng mượt. Hạt chôm chôm giúp chữa sạm da. Chất béo từ hạt chôm chôm được sử dụng thay thế bơ ca cao.
4. Công dụng khác
Hạt chôm chôm, đặc biệt là chất béo của hạt được dùng làm nến và xà phòng. Chồi non của chôm chôm được dùng để nhuộm (xanh và vàng). Vỏ quả được sử dụng để nhuộm tơ lụa.
Giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm
Lượng calo trong 100g thịt quả chôm chôm lên tới 82kcal. Nó cũng có 0,35mg sắt, 0,343mg mangan, 0,08mg kẽm, 8mcg folate, 0,022mg riboflavin, 0,013mg thiamin và 0,02mg vitamin B6.
100g thịt quả chôm chôm chứa khoảng 20,87g carbohydrat, 0,9g chất xơ, 0,21g chất béo, 0,65g protein, 22mg canxi, 7mg magiê, 9 mg phốt-pho, 42mg kali, 11mg natri, 4,9mg vitamin C, 1.352mg niacin
Cả cây chôm chôm, từ gốc đến quả đều rất có lợi cho cơ thể.
Cẩm Tú
Theo Boldsky
Sơ chế đúng cách để đảm bảo an toàn thực phẩm bữa ăn gia đình Lựa chọn và sơ chế nguyên liệu, thực phẩm trước khi chế biến góp phần quan trọng cho đảm bảo an toàn thực phẩm bữa ăn gia đình. Lựa chọn và sơ chế đúng giúp đảm bảo ATTP - TƯ LIỆU CỤC ATTP Kiểm soát hóa chất bảo vệ thực vật trong rau, quả Thực tế vừa qua nhiều người tiêu dùng phản...