Những loại rau củ quả hàng đầu cho người bị viêm loét dạ dày
Danh sách những loại rau củ quả dưới đây là lựa chọn hàng đầu cho người bị viêm loét dạ dày có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình.
Súp lơ
Có chứa sulforaphane giúp chống lại vi khuẩn H. pylori (nguyên nhân gây viêm loét dạ dày). Bạn có thể thêm súp lơ vào món salad và thưởng thức.
Giàu vitamin U, có thể chữa lành các vết loét dạ dày. Bên cạnh đó, bắp cải cũng chứa axit amin Glutamine, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Bạn có thể ăn sống hoặc thêm trong món salad để thưởng thức ít nhất 2 chén mỗi ngày.
Củ cải
Giàu chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, hấp thụ kẽm và các khoáng chất khác. Cân nhắc ăn củ cải trắng mỗi ngày để loại bỏ các nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày, khó tiêu và các vấn đề về dạ dày khác.
Ớt chuông
Video đang HOT
Ớt chuông ngọt có lợi trong giảm viêm loét dạ dày. Bạn thái lát mỏng và cho vào món salad mỗi ngày để giữ được tối da chất dinh dưỡng.
Vitamin A trong cà rốt giúp loại bỏ viêm loét dạ dày, viêm dạ dày hoặc chứng khó tiêu.
Bạn có thể chế biến cà rốt bằng cách nấu chín, ăn sống kèm salad hoặc có thể uống một ly nước ép cà rốt mỗi ngày.
Táo
Cân nhắc ăn một quả táo mỗi ngày làm giảm nguy cơ cũng như tác động của bệnh viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, táo có chứa flavonoid có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori.
Ăn quả việt quất vào buổi sáng có thể giúp điều trị viêm loét dạ dày. Chúng là một nguồn giàu chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng, giúp cải thiện hệ miễn dịch và tăng tốc độ phục hồi khi bị viêm loét dạ dày.
Quả mâm xôi
Chứa một lượng cao hợp chất phenolic và cũng là một nguồn giàu chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa và kiểm soát bệnh viêm loét dạ dày.
Chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bị viêm loét dạ dày. Bạn nên ăn 1 cốc dâu tây mỗi ngày kết hợp với ngũ cốc hoặc đồ ăn nhẹ vào buổi chiều.
My Diêp
Theo boldsky/phunuvietnam
6 thực phẩm giúp bạn chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Khi bị viêm loét dạ dày, bạn nên tránh hút thuốc, uống rượu, nên ăn thực phẩm giàu chất xơ và thực phẩm giàu flavonoid để nhanh hồi phục.
Dưới đây là 6 thực phẩm lành mạnh bạn cần bổ sung vào chế độ ăn của mình để chữa viêm loét dạ dày hiệu quả:
Sữa chua
Bạn có thể điều trị loét dạ dày bằng cách ăn sữa chua. Sữa chua có chứa lactobacillus acidophilus, là chế phẩm sinh học, vi khuẩn "thân thiện" giúp duy trì sự cân bằng giữa các vi khuẩn tốt và có hại như H. pylori trong hệ thống tiêu hóa của bạn. Chế phẩm sinh học Probiotic có thể ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn H. pylori và giảm tác dụng phụ kháng sinh có thể xảy ra trong khi điều trị loét. Các loại thực phẩm khác có chứa probiotic bao gồm súp miso và thực phẩm từ đậu nành.
Dầu ô liu
Nấu ăn với dầu ô liu có thể giúp điều trị loét dạ dày. Thêm dầu ô liu có chứa phenol, hợp chất này ở lại trong dạ dày trong một khoảng thời gian dài. Các hợp chất này có thể hoạt động như một tác nhân chống vi khuẩn, và có thể ngăn chặn vi khuẩn H. pylori lan rộng và gây viêm niêm mạc dạ dày, nhưng cần nghiên cứu thêm trước khi xác định các mối quan hệ chính xác giữa dầu ô liu và vi khuẩn H. pylori.
Quả nam việt quất
Một thực phẩm có thể giúp điều trị loét dạ dày là nam việt quất. Quả nam việt quất rất giàu flavonoid, có thể làm giảm sự tăng trưởng của H. pylori, vi khuẩn gây loét và thúc đẩy chữa bệnh. Các loại thực phẩm khác có chứa flavonoid bao gồm cần tây, hành tây, tỏi và trà xanh.
Nước lọc
Bạn có thể điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày. Nước làm giảm triệu chứng loét của bạn bằng cách giữ cho cơ thể bạn đủ nước và tống các tạp chất ra ngoài.
Thực phẩm giàu chất xơ
Một chế độ ăn giàu chất xơ trong thực phẩm có thể giúp vết loét dạ dày lành lại. Chất xơ có thể đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và làm giảm nguy cơ phát triển các vết loét trong tương lai. Các loại thực phẩm có chứa một lượng lành mạnh của sợi xơ bao gồm mâm xôi, táo, lê, dâu tây, atisô, đậu Hà Lan, đậu khô nấu chín, củ cải xanh, lúa mạch, lúa mì và gạo nâu.
Hạnh nhân
Điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách ăn nhẹ thêm một số ít hạnh nhân. Hạnh nhân rất giàu vitamin B, protein và canxi có thể làm giảm triệu chứng loét và hỗ trợ trong quá trình phục hồi. Các loại thực phẩm khác có chứa vitamin B bao gồm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cải bó xôi, cải xoăn.
Ảnh sưu tầm
Theo phununews
Những ai nên hạn chế ăn tỏi? Có những người nên hạn chế ăn tỏi do dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Ăn quá nhiều tỏi sống có thể gây kích ứng da, phát ban tay, chàm... - Ảnh: Internet Người bị bệnh thận Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay,...