Những loại rau củ phòng ngừa bệnh dị ứng
Thời tiết chuyển sang mùa thu mát mẻ và dễ chịu cũng là lúc mà nấm mốc, bụi bẩn, phấn hoa… có thể tấn công cả gia đình bạn. Để tăng cường sức đề kháng của cơ thể và đánh bại các triệu chứng dị ứng, hãy tích cực tiêu thụ những thực phẩm có tác dụng phòng ngừa dị ứng sau đây.
Bông cải xanh
Đây là loại rau xanh rất hiệu quả trong việc đánh bại các triệu chứng dị ứng mùa thu nhờ hàm lượng vitamin C cao. Ngoài ra, bông cải xanh còn được chứng minh là có khả năng ngăn chặn chứng viêm xoang vì nó chứa nhiều carotenoid. Vitamin C và carotenoid là những chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng, miễn dịch của cơ thể nên sẽ giúp bạn phòng ngừa được bệnh dị ứng hiệu quả hơn.
Cải xoăn không chỉ là món trang trí đẹp trên bàn ăn mà còn là một siêu thực phẩm có khả năng chống dị ứng rất tốt. Giống như bông cải xanh, cải xoăn cũng là nguồn cung cấp carotenoid phong phú. Carotenoid là một dạng vitamin A có tác dụng cải thiện và làm dịu các triệu chứng dị ứng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ ít vitamin A thường có khả năng bị mắc bệnh hen suyễn và dị ứng cao hơn so với những người bổ sung đủ vitamin A.
Cải rổ (collard greens)
Thành phần chủ yếu của loại thực vật này là chất carotenoid, một hợp chất có tác dụng làm dịu các vấn đề dị ứng. Màu lá càng sẫm thì hàm lượng carotenoid càng cao. Đây là loại rau đòi hỏi được nấu kỹ từ 20 phút đến một giờ để các chất xơ và chất dinh dưỡng có thể dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Một số loại vitamin sẽ tan vào nước trong quá trình nấu ăn, do đó hãy sử dụng nước này để nấu súp hoặc hầm để tối đa hóa lượng chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.
Video đang HOT
Hành và tỏi
Hành và tỏi có chứa nhiều quercetin, một “vũ khí” bí mật có công dụng tuyệt vời trong việc chống dị ứng bằng cách hoạt động như một chất kháng histamin. Quercetin cũng đóng vai trò như vitamin C và ức chế viêm trong cơ thể, giúp ngăn chặn các bệnh lý phụ liên quan đến tình trạng viêm do dị ứng, chẳng hạn như nghẹt mũi.
Tuy nhiên, quercetin từ thực phẩm lại khó hấp thu vào cơ thể. Do đó, bên cạnh việc ăn nhiều hành và tỏi, bạn cũng có thể xem xét bổ sung thêm 400-500 mg qua thực phẩm chức năng nếu bị dị ứng nghiêm trọng vào mùa thu.
Bí ngô
Giống như bông cải xanh hay các loại rau nhiều lá, bí ngô rất giàu carotenoid, một dạng vitamin A mà cơ thể cần dự trữ để ngăn ngừa và đánh bại các triệu chứng dị ứng. Hãy thêm vào bữa ăn hàng ngày loại thực phẩm có màu sắc đẹp mắt này để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình bạn.
Cà rốt
Cà rốt chứa rất nhiều beta-carotene lành mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương, đồng thời loại bỏ nguy cơ bị dị ứng với các yếu tố môi trường. Bạn nên luộc cà rốt trước khi thưởng thức sẽ giúp cơ thể hấp thụ được nhiều vitamin hơn là ăn sống hay xào với dầu.
Cần tây rất giàu vitamin C và các hợp chất chống viêm, nên nó không chỉ có tác dụng tuyệt vời trong việc chống lại các chứng dị ứng mà còn có thể điều trị huyết áp cao và đau mãn tính. Đây là loại rau mà bạn có thể ăn sống hoặc nấu chín mà vẫn không bị mất các chất dinh dưỡng.
Theo Sức khỏe đời sống
Những người 'cấm' ăn lẩu
Mặc dù lẩu thơm ngon nhưng để tránh gây hại cho cơ thể thì bạn cũng nên ăn lẩu trong một mức độ, tránh quá mức, đặc biệt có những người thực sự không nên ăn lẩu.
Mùa đông lạnh lẽo đã đến, đây là lúc rất thích hợp để ngời bên nồi lẩu nóng nghi ngút khói nhưng ăn lẩu như thế nào mới có tốt cho sức khoẻ và những ai không nên ăn lẩu?
Những người "cấm" ăn lẩu.
Những người bị viêm dạ dày ruột cấp tính do ăn lẩu, dị ứng và các vấn đề khác cấp cứu trong bệnh viện ngày càng tăng. Các chuyên gia nhắc nhở mọi người, mặc dù lẩu thơm ngon nhưng để tránh gây hại cho cơ thể thì bạn cũng nên ăn lẩu trong một mức độ, tránh quá mức. Đặc biệt là một số bệnh tuyệt đối không nên ăn lẩu.
Lẩu hải sản
Bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh gút, dị ứng với hải sản thì nên tránh.
Lẩu cừu
Những người bị nóng trong, lạnh sớm, dùng thuốc nhuận tràng, viêm amiđan cấp tính, viêm họng cấp tính, viêm mũi cấp tính, viêm phế quản cấp tính, bệnh nhân bị bệnh gan không được dùng.
Lẩu cay
Lẩu cay thường gây tổn thương rất lớn đến dạ dày, đặc biệt là những người có dạ dày và lá lách yếu thì chỉ nên ăn lẩu hải sản "thanh đạm" hoặc lẩu nấm.
Lẩu Tứ Xuyên
Những người viêm họng mãn tính, viêm miệng, dạ dày, loét, bệnh ngoài da, bệnh trĩ, nứt hậu môn, chảy máu cam thường xuyên, chảy máu nướu răng, và những người có một &'cơ thể nóng' như phụ nữ mang thai thì không nên ăn.
Phụ nữ mang thai không nên ăn lẩu
Các nghiên cứu y học chứng tỏ, ăn lẩu có nhiều cái hại, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Món lẩu nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán lá.
Đối với phụ nữ mang thai, hệ thống tiêu hóa bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng, cơ trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút trương lực, nhu động ruột bị giảm ít hoặc yếu đi. Việc ăn lẩu dễ làm tổn thương dạ dày và đường ruột. Do đó, thai phụ không nên ăn lẩu nhiều.
Theo Khoevadep
Thực phẩm ngừa dị ứng tốt nhất trong mùa thu Mùa thu là mùa dễ bị dị ứng nhất trong năm. Hãy bổ sung các loại thực phẩm sau để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu khi bị dị ứng theo mùa. Nhiệt độ cao, độ ẩm lại tăng vào mùa thu đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, đây...