Những kiểu bánh mì ngon lạ tại TP.HCM
Bánh mì bò Campuchia, sườn sụn cải chua, nướng ớt đỏ, xíu mại trứng muối… là những hương vị lạ miệng thực khách có thể trải nghiệm tại TP.HCM.
Bánh mì, món ngon đường phố của ẩm thực Việt, khiến du khách trong và ngoài nước nhớ đến bởi sự kết hợp đa dạng của nguyên liệu, nước sốt cầu kỳ. Ngoài nhân trứng, chả lụa, thịt nguội, pate cơ bản, bánh mì Sài thành ngày càng được “nâng cấp” với loạt phiên bản mới lạ, kích thích vị giác thực khách. Nếu là “fan” của món ăn quốc dân này , bạn đừng bỏ lỡ những biến tấu dưới đây.
Bánh mì bò nướng Campuchia
Địa chỉ: Nguyễn Thượng Hiền (quận 3), Cống Quỳnh (quận 1), chợ Hồ Thị Kỷ (quận 10).
Giá: 6.000-37.000 đồng.
Là đặc sản xứ Chùa Tháp, bánh mì bò nướng bơ thu hút thực khách không chỉ bởi hương vị mà còn mức giá hạt dẻ, chỉ 6.000 đồng/ổ bánh mì và 12.000 đồng/xiên thịt. Thịt nướng thơm phức, ăn kèm bánh mì phết bơ nóng giòn, thêm đu đủ ngâm chua và tương ớt tạo nên món ăn ghi điểm với cả thực khách khó tính.
Thịt ướp thơm sả, đậm đà, thiên về vị ngọt, hòa quyện cùng sốt bơ béo ngậy, chút giòn mát của đồ chua, cay cay từ tương ớt. Tuy nhiên, món ăn được nhiều thực khách nhận xét hợp với người hảo ngọt và béo bởi ăn nhiều sẽ dễ ngán.
Màu sắc óng ánh bắt mắt của thịt xiên tăng sức hấp dẫn cho bánh mì. Ảnh: Hoanglam.foodie, hetagram_._.
Địa chỉ: Nguyễn Thần Hiến, quận 4
Video đang HOT
Giá: 29.000 đồng
Sự kết hợp thú vị giữa sườn sụn và cải chua tạo nên món bánh mì mang hương vị “có một không hai”. Phần sườn sụn được chủ quán nướng vàng ươm, chín tới, cắt thành lát dài, xếp gọn trong ổ bánh mì, chan thêm nước sốt thơm cay, đậm vị.
Lớp cải chua sẽ làm giảm độ ngấy cho bánh mì, khiến thực khách ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, ớt xắt, hành, ngò cũng được cho vào bên trong nhân, tạo ra hương vị đa dạng. Sườn sụn béo giòn, sần sật, cộng hưởng chút chua ngọt từ cải ngâm, mang đến món ăn hài hòa cả phần nhìn và hương vị.
Hương vị đậm đà khó quên là ấn tượng của nhiều thực khách về món bánh mì này. Ảnh: Momentoffood, chanlovefoods.
Bánh mì nướng ớt đỏ
Địa chỉ: Nguyễn Xuân Khoát, quận Tân Phú
Giá: 20.000 đồng
Bánh mì được quết một lớp pate mỏng bên trong, phía ngoài phủ sa tế, nướng trên lửa than thơm phức. Sau đó, người bán sẽ cắt nhỏ bánh mì cho dễ ăn, thêm nhiều loại topping như trứng cút, trứng gà chiên, chả cua, nem nướng, xúc xích, chà bông, ruốc, hành phi… Bên trên là sốt mayonnaise, tương ớt, đậu phộng, mỡ hành để tăng phần hấp dẫn.
Bánh mì nướng nóng hổi, vàng ruộm, thấm vị cay tê của sa tế, ngậy từ mayonnaise, pate, ruốc đậm đà… Dưa leo tươi mát ăn kèm giúp thực món bánh mì đỡ ngán hơn.
Bánh mì nướng ớt đỏ thích hợp với tín đồ ăn cay. Ảnh: Huỳnh Nhựt.
Địa chỉ: Hồ Xuân Hương (quận Bình Thạnh), Ngô Tất Tố (quận Bình Thạnh), Trần Quang Khải (quận 1).
Giá: 25.000-35.000 đồng
Nếu trót mê mẩn hương vị mặn mà, béo ngậy của trứng muối, bạn có thể thử phiên bản bánh mì độc đáo này. Cắn bánh mì nóng giòn, quyện cùng vị đậm đà đặc trưng của trứng muối, xíu mại, ngậy thơm từ mỡ hành, đồ chua thanh mát là trải nghiệm hút giới trẻ sành ăn. Một số địa chỉ ẩm thực sử dụng trứng muối lòng đào, giúp bánh mì ẩm mượt, mềm ngậy hơn.
Nhân đầy đặn, chất lượng là đặc trưng của kiểu bánh mì “xôi thịt” này. Ảnh: Ruahaman, Kawaii.food.
Nếu không thích ăn bánh mì nguyên ổ, bạn có thể lựa chọn phiên bản cắt lát gọn gàng, đựng trong hộp. Bánh mì được quyết pate béo bùi, nướng giòn thơm, thêm chả lụa, nem, giò thủ, rau dưa, sau đó cắt thành lát vừa ăn, phủ lớp sốt mayonnaise ngậy béo bên trên. Khay đựng chia thành 2 phần, gồm bánh mì và đồ chua ăn kèm.
Địa chỉ: Cách Mạng Tháng 8 (quận 10), Lê Thánh Tôn (quận 1)
Giá: 20.000-30.000 đồng
Bánh mì cắt lát tiện lợi giúp thực khách thưởng thức dễ dàng hơn. Ảnh: Thiên Ann.
Trăm năm bánh mì Sài Gòn
Ai đã từng ghé thăm Sài Gòn một lần, hẳn không quên được tiếng rao giữa lòng thành phố xuôi ngược " bánh mì Sài Gòn, đặc ruột thơm ngon, năm ngàn một ổ ".
Bánh mì là món ăn xuất phát từ phương Tây, thuở ban đầu là một ổ bánh mì nguyên vẹn được chấm với sữa. Khi du nhập vào Việt Nam, bánh biến tấu thành một kiểu "sandwich" rất Việt và trở thành món ăn chinh phục lại trái tim của cả những du khách phương Tây.
Bánh mì được bán ở khắp mọi miền đất nước, nhưng phổ biến, thịnh hành và đi vào từng con hẻm nhỏ thì chắc chỉ có ở Sài Gòn, bánh mì đã có gần 150 tuổi tồn tại nơi đây. Người Sài Gòn ăn bánh mì bất kể thời gian nào trong ngày, sáng sớm, giữa trưa hay tối khuya đều có. Xe bánh mì hình như không ngủ bao giờ. Dọc những con đường chỉ toàn cao ốc, xe bánh mì nép ở một góc khiêm tốn, sáng sáng vẫn thấy dân công sở ghé qua mua. Cạnh những trường đại học, nhiều xe bánh mì vẫn xếp thành một hàng dài, những giờ tan học, những buổi họp nhóm, những tối sinh hoạt câu lạc bộ, đám sinh viên miệng nhai đầy bánh, nói cười rôm rả. Trước những công trường xây dựng cả ngày lẫn đêm, thật khuya sẽ thấy công nhân nghỉ giữa giờ, họ vẫn cầm một túi bánh mì thật to và phát cho mỗi người một ổ như là cách người ta nạp thêm năng lượng. Bánh mì ấy mà, hình như không có sự phân biệt, từ bé đến lớn, từ nhỏ đến già, từ cao sang đến bình dân ai cũng chiều lòng được.
Bánh mì thường có hai loại, loại đặc ruột và loại rỗng. Bánh đặc ruột cho những người ăn không, hoặc ăn kèm với sữa. Bánh rỗng ruột dùng để làm bánh mì kẹp. Bánh mì kẹp lại chia làm nhiều loại, tuy nhiên dễ thấy nhất là bánh mì kẹp thịt và bánh mì kẹp chả cá. Khi làm bánh mì kẹp, ổ bánh mì sẽ được rạch dọc từ trên xuống theo hình dáng bánh. Bánh kẹp chả cá thì nhân bên trong thường sẽ là chả cá, rau răm, dưa leo, đồ chua và nước mắm ngọt. Với bánh mì kẹp thịt thì các nguyên liệu sẽ nhiều hơn như: bơ, pate, chả lụa, thịt, dăm bông, trứng, sốt, xì dầu. Những nguyên liệu ấy là thành phần cơ bản nhất được sử dụng, tùy vào mỗi nơi mà sẽ có sự thay đổi khác nhau.
Một ổ bánh mì ngon là khi ăn vỏ bên ngoài giòn rụm nhưng không cứng, bánh có mùi thơm. Nhân bên trong được rải đều, cắn một miếng thấy đủ vị béo của bơ, vị ngậy của sốt, vị chua ngọt của củ cải muối, giòn của dưa leo, chắc của thịt, thơm của trứng... Những sự kết hợp ấy đã khiến bánh mì được vinh danh là "món sandwich ngon nhất thế giới" trên báo The Guardian, hay "top món ăn đường phố ngon nhất thế giới" của CNN, và từ điển Oxford xác nhận "bánh mì" là một danh từ riêng dành cho món ăn Việt Nam.
Nếu tiếng rao bánh mì đêm khuya làm người ta khắc khoải, xót xa thì những ổ bánh mì miễn phí dọc đường lại khiến người ta ấm áp, yêu thương. Dọc những con đường lớn ở Sài Gòn như Xô Viết Nghệ Tĩnh, Điện Biên Phủ, Cách Mạng Tháng Tám... người ta vẫn thấy những chiếc bánh mì xếp ngay ngắn trong những hộp nhựa, đề "bánh miễn phí, mỗi người một ổ". Đó là cách người ta vẫn thường chia sẻ cho nhau như thế, chia sẻ những điều thân yêu như là ổ bánh mì.
Hai tiệm bánh mì trên 30 năm "núp hẻm" cực hút khách Bánh mì giòn rụm, phân nhân thịt, chả đầy ắp và chút nước mắm ớt thơm, cay tất cả những điều đó đã tạo ra sức hấp dẫn cho món bánh mì tại thành phố biển Nha Trang. Bánh mì được bán rất phổ biến tại thành phố Nha Trang, thực khách có thể dễ dàng vỗ về "chiếc bao tử" của mình...