Những kiểm tra cần làm trước khi mang thai
Sức khỏe của người mẹ trong thời gian mang thai là rất quan trọng vì nó quyết định sự khỏe mạnh và thông minh của thai nhi. Vì vậy, việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai là rất cần thiết.
Thưa bác sĩ, em mới kết hôn được hơn 1 tháng và chưa có em bé. Nhân tiện lúc chưa có con, em muốn đi kiểm tra sức khỏe để đảm bảo khỏe mạnh, tốt cho con sau này vì trước khi cưới em chưa đi khám. Nhưng em không biết mình đi khám thì bác sĩ sẽ kiểm tra những gì. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (L. Thanh)
Trả lời:
Bạn L. Thanh thân mến!
Sức khỏe của người mẹ trong thời gian mang thai là rất quan trọng vì nó quyết định nhiều đến sự khỏe mạnh và thông minh của thai nhi. Vì vậy, việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai là rất cần thiết. Bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để được thăm khám cẩn thận. Nếu có gì trục trặc trong sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ tư vấn bạn cách khắc phục, điều trị kịp thời.
Việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai là rất cần thiết vì nó quyết định sự khỏe mạnh của thai nhi. Ảnh minh họa
Thông thường, khi đi khám sức khỏe trước khi mang thai, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra một số yếu tố sau:
- Tiền sử mang thai: Bác sĩ cần nắm được tiền sử mang thai trước đó của bạn để biết bạn có nguy cơ trong các vấn đề như sẩy thai, thai ngoài tử cung hoặc các bất thường khác hay không.
- Tiền sử dùng thuốc: Bác sĩ cũng cần biết bạn đã từng dùng những loại thuốc nào, trong bao lâu, cơ thể phản ứng với thuốc nào để hướng dẫn cách bạn dùng thuốc thích hợp khi có thai.
- Tiền sử tiêm vắc-xin: Nếu bạn mới tiêm một số vắc-xin phòng bệnh thì bạn chưa thể có con ngay được mà cần kiêng cữ trong một khoảng thời gian nhất định. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn điều này. Ngoài ra, nếu có nhu cầu, bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về việc tiêm phòng cúm, quai bị hoặc những bệnh khác được khuyến cáo tiêm trước khi mang bầu.
Video đang HOT
- Kiểm tra sức khỏe nói chung: Chủ yếu kiểm tra các cơ quan quan trọng như: tim, gan, thận, phổi… và tình hình phát dục và khuyết tật của bộ máy sinh sản. Nếu như bị những bệnh truyền nhiễm cấp tính thì phải chữa cho đến khi khỏi bệnh thì mới được thụ thai.
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: Bác sĩ kiểm tra mẫu nước tiểu để xem bạn có bị nhiễm trùng đường tiểu hay bệnh tiểu đường hay không. Những triệu chứng nghi ngờ nhiễm trùng đường tiểu dễ nhận thấy là tiểu rắt, đau khi đi tiểu. Nếu bị bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng kháng sinh.Nếu bị tiểu đường, bạn sẽ cần trao đổi với bác sĩ điều trị trước khi mang thai.
Qua xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ biết được bạn cần bổ sung sắt hay không và bổ sung bao nhiêu trước khi mang thai để tránh thiếu máu do thiếu sắt.
- Kiểm tra gene: Nếu gia đình bạn (hoặc gia đình chồng) có tiền sử dị tật (hoặc các bệnh về gene); bạn từng sảy thai liên tiếp; trên 35 tuổi… thì bạn cần đi kiểm tra gene trước khi mang thai. Điều này giúp bạn tránh được nguy cơ mắc bệnh về gene ở bé sau này.
Những kiểm tra này là cần thiết, vì vậy, bạn nên đi kiểm tra sớm để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe sinh sản của mình tốt nhất.
Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui!
Theo VNE
Những thực phẩm cần kiêng khi bị bệnh thận
Với người mắc bệnh thận, dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp kiểm soát bệnh tiến triển chậm. Dưới đây là những loại thực phẩm người bị mắc bệnh thận nên hạn chế một cách tối đa.
Quả bơ
Mặc dù loại quả này chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn rất có lợi cho tim mạch nhưng nó lại không phải là loại quả mà người mắc bệnh thận nên ăn nhiều. Hàm lượng kali trong quả bơ khá cao nên nếu ăn nhiều sẽ tăng gánh nặng cho thận. Vì vậy, nếu bạn đã được chẩn đoán bị bệnh thận thì tốt nhất nên tránh loại quả này. Trong trường hợp thận của bạn khỏe mạnh thì cũng không nên ăn quá nhiều.
Chuối
Loại quả này cũng chứa một lượng kali rất cao nên nó cũng nằm trong danh sách thực phẩm không tốt cho người bị bệnh thận.
Quýt
Là loại quả giàu vitamin C. Khi ăn quyết, quá trình chuyển hóa vitamin C thành oxalate làm cho bệnh tình thêm nặng, nên người bệnh thận không nên ăn quá nhiều quýt.
Thịt bò: Bạn vẫn biết rằng thịt bò tốt cho sức khỏe, trừ trường hợp bạn bị bệnh gout. Nhưng thực tế, nếu bạn gặp vấn đề ở thận, bạn cũng không nên ăn nhiều thịt bò. Lượng protein trong thịt bò có thể quá cao so với "sức chịu đựng" và xử lý của thận. Do vậy, hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết lượng thịt bò bạn có thể ăn là bao nhiêu.
Sữa
Những người bị bệnh thận cần phải giảm tiêu thụ lượng sữa và các sản phẩm từ sữa (bao gồm sữa chua, pho mát, bơ...). Các sản phẩm này thường có nhiều phốt pho mà hàm lượng phốt pho trong cơ thể quá nhiều có thể gây suy thận, đau tim và những bệnh liên quan tới xương.
Nội tạng động vật
Trong nội tạng của bất kì loại động vật nào cũng đều có hàm lượng purine cao. Nếu ăn nhiều nội tạng động vật, thận sẽ gặp khó khăn trong việc thải lọc ra tất cả các chất thải, protein, purine... Điều này có thể gây ra bệnh gout, sỏi thận và về lâu dài sẽ dẫn tới suy thận.
Hạn chế đường và protein động vật
Quá nhiều đường và protein động vật cũng có thể làm trầm trọng thêm sự phát triển của sỏi oxalat canxi hoặc canxi. Mặc dù đường tự nhiên có trong thực phẩm cũng phải phải là điều đáng lo lắng, nhưng những người bị sỏi thận nên tránh những thực phẩm đóng gói chứa nhiều đường là tốt nhất.
Thịt và protein động vật khác - chẳng hạn như trứng và cá cũng nên hạn chế vì chúng chứa purin sẽ phân hủy thành acid uric trong nước tiểu. Thực phẩm đặc biệt giàu purin bao gồm các thịt nội tạng, như gan. Vì vậy, những người có xu hướng phát triển sỏi thận nên tránh ăn nhiều protein hơn so với cơ thể cần mỗi ngày.
Khoai tây
Hàm lượng kali trong khoai tây khá cao vì vậy nó cũng không phải là thực phẩm tốt cho người gặp trục trặc ở thận. Nếu bạn có ý định ăn khoai tây, tốt nhất hãy ngân khoai tây chưa gọt vỏ trong nước trong ít nhất hai giờ trước khi chế biến.
Cà chua
Cũng giống như khoai tây, cà chua có chứa nhiều kali nên cũng không tốt cho người bị bệnh thận. Tuy nhiên, cà chua không thể ngâm trong nước như khoai tây, vậy nên, nếu bị bệnh thận, bạn hãy tránh xa loại thực phẩm này. Ngoài ra, bạn cũng khỗng nên ăn nhiều để tránh tăng áp lực cho thận.
Muối
Là nguyên nhân chính gây bệnh thận mã tính. Ăn nhiều mưới dẫn đến sự tích nước trong cơ thể, tăng áp suất trong các mạch máu thận làm tăng gánh nặng cho thận. Các bác sĩ khuyến cáo, những bệnh nhân bị mắc bệnh thận cần phải ăn nhạt, không nên dùng quá 2-4g muối mỗi ngày.
Một số thực phẩn nên tránh khác
Không nên ăn các đồ kích thích như ớt, hạt tiêu, hành, tỏi; không ăn thức ăn chua, không ăn các loại nấm, không nên ăn các thức ăn chế biến sẵn như thịt cá đóng hộp, thịt cá xông khói,... Không nên uống rượu, bia, các loại nước khoáng, đặc biệt là nước khoáng có nhiều natri. Có thể uống các loại nước như nước mưa đun sôi, nước hoa quả tươi...
Theo VNE
Suy nhược thần kinh, cần phải làm gì? Nhưng nếu để tình trạng tình trạng suy nhược thần kinh kéo dài sẽ dẫn đến stress. Tôi năm nay 22 tuổi, công việc của tôi khá nhiều và căng thẳng, nên thường cảm thấy người mệt mỏi, đầu nặng, mắt nặng, khó tập trung, không minh mẫn, dễ tức giận. Đôi khi tôi thấy nặng ngực, hồi hộp, khó thở. Tôi đi...