Những khu rừng huyền bí cổ xưa nhất trái đất
Có tuổi đời từ hàng chục triệu đến hàng trăm triệu năm, những khu rừng cổ xưa này là tuyệt tác của tạo hóa trên trái đất.
Taman Negara (Malaysia): Dù Daintree lâu đời hơn, Taman Negara thường được mệnh danh là “rừng mưa cổ xưa nhất thế giới”. Sự thật không phải vậy, nhưng khu rừng này cũng hình thành từ 130 triệu năm trước, với diện tích hiện tại là 4.343 km2.
Rừng mưa Amazon (nhiều quốc gia): Với 50 triệu năm tuổi, Amazon không phải khu rừng cổ xưa nhất thế giới, nhưng là rừng mưa rộng lớn nhất (5,5 triệu km2) và có độ đa dạng sinh học cao nhất. Trên thực tế, khu rừng này rộng đến mức chiếm nửa số rừng mưa còn lại của trái đất.
Khoảng 10% độ đa dạng sinh thái của thế giới, gồm những loài thực vật bản địa và đang bị đe dọa, nằm ở Amazon. Ngoài ra, một lượng lớn người dân bản địa vẫn sinh sống ở đây, với hơn 350 nhóm dân tộc khác nhau, trong đó hơn 60 vẫn sống tách biệt với văn minh. Rừng Amazon có vai trò quan trọng với chức năng khí hậu toàn cầu.
Video đang HOT
Rừng hỗn hợp Caspian Hyrcanian (Iran và một phần Azerbaijan): Vùng sinh thá rừng hỗn hợp Caspian Hyrcanian ít được biết đến, nhưng là một trong những khu rừng cổ xưa đẹp nhất thế giới, hình thành từ cách đây 25-50 triệu năm.
Với diện tích 55.100 km2, khu di sản thế giới UNESCO này trải rộng từ bờ biển Caspiran đến sườn phía bắc của dãy Alborz.
Rừng mưa Daintree (Queensland, Australia): Khu rừng mưa này được ước tính đã khoảng 180 triệu năm tuổi – lâu đời nhất thế giới. Ngoài ra, đây cũng là một trong những khu vực rừng mưa liên tiếp lớn nhất Australia, với diện tích lên đến 1.200 km2.
Rừng mưa vùng trũng Borneo (Borneo, thuộc lãnh thổ Malaysia, Brunei và Indonesia): Rừng mưa vùng trũng Borneo khoảng 140 triệu năm tuổi và che phủ phần lớn đảo Borneo với diện tích 427,500 km²). Hệ sinh thái trù phú trên rừng có hơn 15.000 loài thực vật có hoa, 3.000 loài cây, 221 loài động vật có vú sống trên mặt đất và 420 loài chim.
Rừng Tarkine, Australia: Nằm trên đảo Tasmania biệt lập, rừng Tarkine đã bén rễ trên trái đất từ cách đây 300 triệu năm. Đây là dải rừng ôn đới lớn thứ hai trên thế giới và là nơi có những cây thông hơn 3.000 tuổi. Ngoài ra, rừng còn có nhiều khung cảnh tuyệt đẹp, những thân cây rậm rạp bao phủ các ngọn đồi, thác nước và khe núi hùng vĩ.
Phát hiện mới về khu rừng cổ nhất thế giới
Các nhà khoa học tại một trường đại học ở Mỹ cho biết họ đã phát hiện ra khu rừng lâu đời nhất thế giới, BBC đưa tin hôm 11/1.
Các nhà khoa học từng cho rằng một khu rừng hóa thạch ở Gilboa, New York là lâu đời nhất nhưng khu rừng hóa thạch ở Cairo xa hơn 2 tới 3 triệu năm tuổi và khác biệt đáng kể. Ảnh: PA.
Nhóm nghiên cứu đã biết sự tồn tại của khu rừng cổ xưa này nhưng đây là lần đầu tiên họ được điều tra kỹ lưỡng để tìm ra tuổi của các loài thực vật và cây cối mọc ở đó.
Khu rừng có bằng chứng về sự tồn tại của một số loài thực vật rất sớm - một số loài thực vật này thậm chí có mặt trước cả những con khủng long đầu tiên trên Trái Đất.
Các nhóm nghiên cứu từ Đại học Binghamton ở Mỹ và Đại học Cardiff ở xứ Wales cho rằng khu rừng từng trải rộng khoảng 400 km.
Christopher Berry, nhà cổ thực vật học ở Đại học Cardiff, Anh, và cộng sự phát hiện khu rừng dưới đáy mỏ đá ở một địa điểm tên là Cairo, thuộc bang New York.
Việc lập bản đồ khu vực này bắt đầu từ 5 năm trước, vào năm 2019.
Bằng cách nghiên cứu hóa thạch của nhiều loài thực vật và cây cối khác nhau được tìm thấy trong khu vực, họ phát hiện đây là khu rừng lâu đời nhất được tìm thấy trên Trái Đất cho đến nay.
Những khối đá 386 triệu năm chứa rễ hóa thạch của hàng chục cây gỗ cổ đại. Khi cây phát triển bộ rễ này, chúng góp phần hút carbon dioxide (CO2) từ không khí và lưu trữ, thay đổi đáng kể khí hậu Trái Đất, dẫn tới khí quyển như chúng ta biết ngày nay, theo IFL Science.
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng một khu rừng hóa thạch ở Gilboa, New York là lâu đời nhất nhưng khu rừng hóa thạch ở Cairo xa hơn 2 tới 3 triệu năm tuổi và khác biệt đáng kể.
Những khu rừng cổ xưa khác bao gồm rừng nhiệt đới Amazon và rừng Yakushima ở Nhật Bản.
Phát hiện này liên quan tới nghiên cứu palaeobotany.
Paleo có nghĩa là cũ, hay cổ xưa, và botany là nghiên cứu về thực vật - vì vậy nó có nghĩa là nghiên cứu về thực vật cổ xưa.
Không giống như hầu hết cây cối mà chúng ta thấy ngày nay, những cây cổ thụ trong khu rừng này sẽ không sinh sản bằng cách phát tán hạt mọc thành cây.
Nhiều cây hóa thạch được tìm thấy trong khu rừng này đã được sinh sản bằng spore (bào tử).
Bạn có thể nhận ra từ đó khi học về nấm - chúng phát tán và nhân lên bằng cách đưa bào tử vào không khí.
Phát hiện lỗ đen cổ xưa nhất vũ trụ, già hơn Trái Đất 8 tỉ năm Kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb đã tìm thấy một lỗ đen quái vật ra đời sau vụ nổ Big Bang 440 triệu năm Theo Live Science, đây là lỗ đen cổ xưa nhất vũ trụ từng được con người quan sát. Nó có khối lượng gấp 1,6 triệu lần Mặt Trời và là lỗ đen trung tâm...