Vì sao vẫn chưa tìm thấy hài cốt trong xác tàu Titanic?
Các nhà khoa học đã giải mã bí ẩn rằng vì sao hài cốt con người không còn tồn tại trong xác tàu Titanic , dù đã hơn một thế kỷ trôi qua kể từ thảm họa hàng hải năm 1912.
Vẫn chưa có bất kỳ hài cốt nào được tìm thấy bên trong xác tàu Titanic (Ảnh: Getty).
Đã hơn một thế kỷ trôi qua kể từ thảm họa đắm tàu Titanic – một trong những bi kịch hàng hải lớn nhất thế kỷ 20. Nhưng đến nay, chưa có bất kỳ hài cốt người nào được phát hiện bên trong xác con tàu đắm.
Điều này khiến không ít người tò mò, thậm chí dấy lên những giả thuyết kỳ lạ trên mạng xã hội . Tuy nhiên, các nhà khoa học đã đưa ra những lý giải thuyết phục mang tính khoa học, tập trung vào môi trường biển sâu khắc nghiệt và quá trình phân rã sinh học tự nhiên.
Thảm họa khiến 1.500 người thiệt mạng
RMS Titanic – con tàu huyền thoại được mệnh danh là “không thể chìm” – đã bị nhấn chìm bởi một tảng băng trôi vào đêm 14, rạng sáng 15/4/1912, mang theo sinh mạng của hơn 1.500 người trong tổng số hơn 2.200 hành khách và thủy thủ đoàn.
Xác tàu hiện nằm ở độ sâu khoảng 3.800 mét, trong vùng biển gần như tuyệt đối không có ánh sáng mặt trời, áp suất lên tới hàng trăm lần so với mặt biển, và nhiệt độ nước tiệm cận điểm đóng băng.
Đây là những điều kiện vật lý – hóa học – sinh học biển sâu cực kỳ khắc nghiệt, tạo nên một “phòng thí nghiệm tự nhiên” quý giá cho giới khoa học biển, địa chất học và kỹ thuật thăm dò đại dương.
Con tàu chỉ được phát hiện lại vào năm 1985 nhờ công trình của nhà thám hiểm đại dương Robert Ballard. Từ đó đến nay, hàng chục chuyến lặn bằng tàu ngầm đã tiếp cận xác tàu, mang lại hàng loạt hình ảnh, mẫu vật, và dữ liệu quan trọng.
Trong đó có cả những phát hiện bất ngờ như sự nổ cục bộ ở phần thân tàu khi chìm, hoặc việc tàu nứt làm đôi trước khi chạm đáy, thay vì chỉ đơn thuần chìm thẳng như mô tả ban đầu.
Video đang HOT
Thế nhưng dù nhiều di vật đã được phát hiện như vali, giày da, quần áo, song không có bộ xương người nào từng được tìm thấy. James Cameron, người từng thực hiện 33 chuyến lặn xuống xác tàu Titanic, xác nhận: “Chúng tôi đã thấy những đôi giày còn nguyên vẹn – dấu hiệu cho thấy có người từng ở đó – nhưng chưa bao giờ thấy xương người”.
Giải mã lý do khiến hài cốt không thể tồn tại
Một bộ xương người được tìm thấy ở sông Colorado, gần biên giới Arizona và California, Mỹ (Ảnh: Boat).
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân hài cốt không được tìm thấy ở xác tàu Titanic, là do hiện tượng gọi là “độ sâu bù canxi cacbonat” (Calcium Carbonate Compensation Depth – CCD).
Được biết, CCD là độ sâu khoảng từ 914 mét trở xuống bên dưới đại dương. Đây là nơi mà canxi cacbonat, thành phần cấu tạo xương người, không còn ổn định và bắt đầu bị hòa tan hoàn toàn do áp suất cao và độ bão hòa kém trong nước biển lạnh.
Vì xác tàu Titanic nằm tại vùng nước sâu bên dưới CCD, nên mọi bộ xương – dù có tồn tại ban đầu – đều sẽ tan rã theo thời gian.
Ngoài ra, các sinh vật ăn xác biển sâu như cá, vi sinh vật và giáp xác đã nhanh chóng tiêu thụ các mô cơ thể còn lại. Kết hợp với dòng hải lưu mạnh và thời tiết khắc nghiệt, các thi thể không mắc kẹt lại trong thân tàu có thể đã trôi dạt khỏi khu vực đắm chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày sau thảm họa.
Một số nhà nghiên cứu từng đặt giả thuyết rằng trong các khu vực kín khí như phòng máy, nơi dòng nước nghèo oxy khiến các sinh vật khó xâm nhập, hài cốt có thể được bảo quản lâu hơn. Tuy nhiên, sau hơn 111 năm, khả năng tìm thấy bất kỳ bộ hài cốt nguyên vẹn nào là rất thấp, nếu không muốn nói là bất khả thi.
Sự biến mất hoàn toàn của xương người trong xác tàu Titanic không phải là điều siêu nhiên, cũng không phải do “bưng bít thông tin” như một số thuyết âm mưu lan truyền.
Thay vào đó, đó là hệ quả tự nhiên của quy luật phân hủy sinh học, hóa học biển sâu, và cơ học dòng chảy – những yếu tố vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu để hiểu sâu hơn về cách tự nhiên xử lý các thảm họa nhân tạo dưới đáy đại dương.
Sự thật chấn động về 'thủ phạm' khiến tàu Titanic gặp họa
Nguyên nhân khiến tàu Titanic chìm năm 1912 được xác định là do tảng băng trôi. Theo các chuyên gia, tảng băng đó rất lớn và khoảng 100.000 tuổi.
Khoảng 40 tiếng sau khi khởi hành, tàu Titanic chìm xuống Bắc Đại Tây Dương sau khi đâm vào tảng băng trôi. Theo các tài liệu, vụ chìm tàu này khiến 1.522 người thiệt mạng trong tổng số hơn 2.000 hành khách và thủy thủ đoàn có mặt trên tàu.
Liên quan đến thảm kịch chìm tàu Titanic kinh hoàng này, các chuyên gia đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về thủ phạm chính khiến con tàu này gặp nạn.
Thông qua kiểm tra các ghi chép và lời khai của các thủy thủ, hành khách may mắn sống sót, các chuyên gia biết được tàu Titanic đâm phải một tảng băng trôi vào lúc 10h20 ngày 14/4/1912 và chìm xuống đáy biển chỉ chưa đầy 3 giờ sau đó.
Một số hình ảnh về các tảng băng trôi trong vùng lân cận của tàu Titanic được chụp trước và sau vụ đắm tàu kinh hoàng trên đã được công bố trong những năm qua.
Trong số này, bức ảnh về tảng băng trôi có hình dạng khác thường của thuyền trưởng W. Wood Wood - chỉ huy con tàu SS Etonian dường như trùng khớp với các bản phác thảo và mô tả của nhân chứng về tảng băng mà tàu Titanic đã va phải.
Thuyền trưởng W. Wood rất thích nhiếp ảnh và đã chụp được tảng băng khổng lồ này. Không những vậy, ông còn ghi chú về tọa độ của tảng băng gần như trùng khớp địa điểm tàu Titanic va chạm với băng trôi 40 giờ sau khi khởi hành.
Ông Wood viết một chú thích bằng mực đen trên bức ảnh đi kèm với nội dung: "Tảng băng được chụp bởi thuyền trưởng tàu SS Etonian tại tọa độ 41,50 độ Bắc và 49,50 độ Đông vào lúc 16h ngày 12/4/1912".
Một số nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra tảng băng trôi mà tàu Titanic đâm phải cao khoảng 15,24 - 30m và dài khoảng 61 - 122m.
Tảng băng trôi ước tính nặng khoảng 1,5 tấn. Các nhân chứng chỉ nhìn thấy 10% khối lượng tảng băng trôi do phần lớn chìm dưới nước.
Đến năm 2016, nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy tảng băng trôi có niên đại khoảng 100.000 năm tuổi. Nó được cho có nguồn gốc từ sông băng ở Greenland.
Những bí mật đen tối đằng sau con tàu Titanic Con tàu xuyên đại dương RMS Titanic đã va chạm với một tảng băng trôi vào ngày 14 tháng 4 năm 1912. Vụ va chạm khiến con tàu vĩnh viễn ngủ yên trong lòng đại dương và hơn 1.500 người thiệt mạng. Đây là một trong những thảm họa hàng hải lớn nhất trong lịch sử từ trước tới nay. Con tàu xuyên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vòng khói dưới đại dương hé lộ bí ẩn trí tuệ phi nhân loại

Thiết bị lấy nước uống từ không khí mà không cần điện

Phát hiện 'kho báu' quý giá dưới móng của tòa nhà

Vừa cưới được 1 tuần vợ đã bỏ đi, người chồng ngã ngửa khi biết lý do

Thực đơn La Mã cổ đại từ hố rác 2.000 năm tiết lộ món ăn nhanh gây sốc

Kế hoạch táo bạo tạo ra 'ô dù' che mát cho Trái Đất

Mua chung vé số, nhóm 15 người trúng độc đắc 520 tỷ đồng

Cá mập rơi từ trời xuống sân golf: Hiện tượng gây sốc như phim viễn tưởng

Đại quân 'siêu kiến' phá hoại châu Âu, gây mất điện, cắt đứt internet

Phát hiện loài ếch mới ở Ấn Độ: Sống cả đời dưới lòng đất và giống... một chú lợn con

Dọn 51 tấn rác trong hang động Trương Gia Giới

Hé lộ "quái vật bầu trời" cổ đại đầu tiên tại Nhật cách đây 90 triệu năm
Có thể bạn quan tâm

Lý do Tổng thống Ukraine thay loạt tư lệnh quân đội giữa 'dòng lửa'
Thế giới
21:12:18 17/06/2025
Nunez sẵn sàng rời Liverpool
Sao thể thao
21:03:56 17/06/2025
Cứu hộ thành công tàu cá mắc cạn trên cồn đá
Tin nổi bật
20:46:01 17/06/2025
Từ Bắc Bling đến Em Xinh Say Hi, đây là nam nghệ sĩ vừa có cú ăn đôi đỉnh nhất Vpop 2025
Nhạc việt
20:41:46 17/06/2025
Xe máy Honda thiết kế thể thao, 'ăn xăng' 1,48L/100km
Xe máy
20:22:49 17/06/2025
Angela Phương Trinh đã ngán cơ bắp cuồn cuộn?
Sao việt
20:20:57 17/06/2025
Cung Tuấn bị thương khi quay chương trình thực tế
Sao châu á
20:08:47 17/06/2025
Xe điện MG Cyberster 2026 thêm bản coupe, tăng phạm vi hoạt động
Ôtô
20:08:47 17/06/2025
Tin vui đến với bé gái trong vụ gia đình người dân tộc bị "chặt chém" gần 5 triệu đồng
Netizen
20:07:07 17/06/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối giản dị, dễ nấu mà ngon
Ẩm thực
17:48:15 17/06/2025