Những hiệu trưởng đón đầu đổi mới giáo dục
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, hiệu trưởng sẽ gánh trên vai trách nhiệm lớn trong việc tổ chức thực hiện dạy và học, đổi mới dạy học truyền thụ nội dung sang phát triển phẩm chất, năng lực HS…
Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhiếp cùng HS Trường THPT Yên Hòa trong một buổi sinh hoạt ngoại khóa.
Tâm huyết mọi hoạt động nhà trường
Theo cô Nguyễn Thị Nhiếp – Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), để chuẩn bị cho Chương trình giáo dục phổ thông mới, nhà trường chủ động và sáng tạo xây dựng kế hoạch giáo dục nhằm phát triển phẩm chất và năng lực HS. 12 bộ môn đều xây dựng kế hoạch giáo dục trên cơ sở khung chương trình của Bộ GD&ĐT, bám sát mục tiêu giáo dục giáo dục của nhà trường.
Cô Nguyễn Thị Nhiếp – Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa.
Mỗi năm học, kế hoạch giáo dục nhà trường phải được rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật… về cấu trúc, nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động học để phù hợp với kiến thứ, xu hướng đổi mới, điều kiện thực tiễn của nhà trường và địa phương.
Phương pháp kiểm tra đánh giá đi theo xu hướng đánh giá quá trình người học, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau; không chỉ là các chủ đề đơn môn mà các chủ đề liên môn được xây dựng và thực hiện. Đa số các chủ đề đều được tổ chức ngoài lớp học theo hình thức trải nghiệm sáng tạo như xây dựng kế hoạch, triển khai, tổ chức, báo cáo kết quả…
Cô Nhiếp chia sẻ: Nếu như 3 năm học trước, kế hoạch giáo dục nhà trường chủ yếu là các chủ đề đơn môn, từ năm học 2018 – 2019, các chủ đề liên môn được xây dựng và thực hiện ở nhiều bộ môn. Kế hoạch giáo dục của nhà trường được rà soát, xây dựng hàng năm, ngày càng khẳng định chất lượng.
Nhờ xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường từ năm học 2018 – 2019, 95% HS Yên Hòa khi ra trường có chứng chỉ Tin học văn phòng quốc tế MOS; năm học 2019 -2020 có 25% HS lớp 12 có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, tối thiểu IELTS 5.5.
Video đang HOT
Tại trường Yên Hòa, HS được phát huy phẩm chất và năng lực qua các chủ đề dạy học trải nghiệm sáng tạo (được điều chỉnh và đổi mới hàng năm). HS được giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống thường xuyên và đổi mới qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp… mà ở đó các em là người thiết kế, tổ chức và chủ động thể hiện chủ đề, thầy cô chỉ là người đứng sau tư vấn và định hướng.
Nhờ đó, HS Trường THPT Yên Hòa không chỉ được biết đến bởi thành tích học tập qua các kỳ thi quốc tế, quốc gia, thành phố mà còn ngày càng khẳng định về sự năng động, sáng tạo trong các hoạt động cộng đồng, tập thể, được các cấp quản lý và cha mẹ HS ghi nhận, đánh giá cao.
Cô Nguyễn Thị Nhâm Huyền – Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội).
Tiên phong dạy ngoại ngữ
Từ trường THPT chỉ nằm trong tốp 10 của Hà Nội những năm gần đây, Trường THPT Phan Đình Phùng vươn lên tốp 3 những trường có điểm thi đầu vào cao nhất. HS Phan Đình Phùng không chỉ giỏi văn hóa mà còn có nhiều kĩ năng mềm khác.
Với vai trò là quản lý nhà trường, cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhâm Huyền cùng ban giám hiệu (BGH) đề ra nhiều giải pháp hay mang lại hiệu quả cao, thiết thực trong công tác giáo dục. Đặc biệt, nhà trường đã tiên phong trong việc bắt nhịp với Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Cụ thể, BGH nhà trường tổ chức nhiều hoạt động đổi mới hình thức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, trong đó, chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ GV trẻ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý và giảng dạy; nâng cao chất lượng bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu; xây dựng mô hình sinh hoạt các câu lạc bộ đa dạng; kết hợp với giáo dục truyền thống nhà trường và giáo dục kỹ năng sống cho HS.
Cô Huyền tâm huyết nhất là mô hình liên kết quốc tế được triển khai tại Trường THPT Phan Đình Phùng từ nhiều năm qua. Mô hình đã đáp ứng xu hướng phát triển giáo dục tiên tiến và tạo cơ hội cho HS THPT khi hết lớp 12 vừa hoàn thành xuất sắc chương trình THPT, vừa đạt chứng chỉ tiếng Anh IELTS để xét tuyển vào các trường đại học hàng đầu của Việt Nam cũng như lấy học bổng du học nước ngoài.
Học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng trong một giờ học.
Cô Huyền nhớ lại: Thời gian đầu triển khai, nhà trường gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Khóa tuyển sinh đầu tiên, chỉ có 28 HS đăng kí học vì các em chưa hiểu rõ về chương trình, lợi ích chương trình mang lại. Thêm vào đó, nhiều bậc phụ huynh cho rằng chương trình khá “nặng” so với chương trình bình thường, khả năng đỗ đại học không cao…
Bởi vậy, các thầy cô rất vất vả, liên tục phải giải quyết những thắc mắc của phụ huynh về chương trình, giúp HS yên tâm khi theo học. Để phát triển được chương trình, nhà trường phải cam kết chuẩn đầu ra cho HS, tăng cường các tiết học ngoại khóa, trải nghiệm, tăng cường giáo dục kĩ năng mềm cho HS.
Vào tháng 3 hàng năm, nhà trường đã mời các trường Đại học lớn ở trong nước đến tiếp nhận HS vì chuẩn đầu ra của các em là IELTS 5.5; số HS đạt 6,5 trở lên rất cao. Năm học vừa rồi, có 34 em được tuyển thẳng vào các trường đại học tốp đầu. Do đó, phụ huynh đã tin tưởng vào chương trình của nhà trường, yên tâm gửi con em mình theo học.
Nhân tố chính quyết định thành công đổi mới giáo dục
Theo các đại biểu Quốc hội, đội ngũ nhà giáo có những đóng góp rất lớn vào thành tích chung của giáo dục nước nhà. Thầy cô là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục.
Giáo viên - kỹ sư tâm hồn. Ảnh: Sỹ Điền
Nhân vật chính trong quá trình đổi mới
Trực tiếp đứng trên bục giảng, đại biểu Ka H'Hoa - Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội luôn tự hào vì mình là một nhà giáo. Đại biểu tâm niệm, nghề giáo là một nghề đặc biệt, "nghề cao quý trong các nghề cao quý" nên cần được cả xã hội tôn vinh. Nếu ví hiệu trưởng các trường phổ thông như những sĩ quan thì GV là những chiến sĩ trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng, trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bằng những việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp, đội ngũ nhà giáo có những đóng góp không nhỏ vào thành tích chung của giáo dục nước nhà. "Qua những lần tiếp xúc cử tri, tôi được nghe và cũng được tận mắt chứng kiến không ít câu chuyện cảm động về những thầy, cô giáo không quản ngại khó khăn, vất vả để "cõng chữ" lên non.
Ngay như ở vùng Tây Nguyên, rất nhiều thầy, cô dành cả thanh xuân của mình để bám trường, bám lớp, đem con chữ và ánh sáng tri thức đến với bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở các buôn làng xa xôi. Sự hi sinh thầm lặng đó đã nuôi dưỡng biết bao thế hệ học trò khôn lớn, trưởng thành. Bản thân tôi cũng được nuôi dưỡng, lớn lên và trưởng thành từ tình yêu thương chân thành đó - những thầy cô luôn tận tâm, tận lực, hết lòng vì học trò" - đại biểu Ka H'Hoa bộc bạch.
Đại biểu Quốc hội đoàn Đắk Nông khẳng định: Các thầy, cô giáo chính là sợi dây kết nối để xã hội có thêm niềm tin vào giáo dục, vào những điều tốt đẹp, những điều cao quý mà chính giáo dục đã tạo nên.
"Tôi mong rằng, ngày 20/11 chính là dịp để chúng ta ghi nhận, tri ân và tôn vinh những đóng góp của đội ngũ nhà giáo nói chung và các nhà giáo vùng khó khăn nói riêng" - đại biểu Ka H'Hoa trao đổi, đồng thời nhấn mạnh: Cần nâng cao vị thế của nhà giáo trong xã hội. Đặc biệt, cần giáo dục sâu sắc cho HS và tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về truyền thống "tôn sư trọng đạo" của dân tộc. Chúng ta cũng cần giành nhiều sự quan tâm hơn nữa đến đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần đối với các thầy, cô giáo - những nhân vật chính trong sự nghiệp đổi mới giáo dục.
Theo đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng, đội ngũ GV có vai trò quan trọng. Đổi mới giáo dục có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ thầy, cô giáo. Vì thế, chất lượng đội ngũ GV là một trong những nhân tố quan trọng quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục. Nói cách khác, để đổi mới giáo dục thành công thì vấn đề then chốt nằm ở phía GV.
Theo đó, mỗi thầy, cô giáo phải là nhà giáo dục chuyên nghiệp, với hai nhiệm vụ cốt lõi là: Giáo dục và đào tạo. GV phải vừa dạy chữ, vừa dạy người. Điều đó cho thấy vai trò, trách nhiệm của mỗi nhà giáo trong việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho HS, giúp các em không ngừng phát triển, hoàn thiện nhân cách và tri thức.
Nhấn mạnh, đổi mới GD-ĐT lần này chú trọng về chất, đại biểu đoàn Bạc Liêu cho rằng, đội ngũ GV cần được chuẩn bị chu đáo và phải đi trước một bước. Bởi họ sẽ là lực lượng trực tiếp thực hiện công cuộc đổi mới GD-ĐT và là một trong những nhân tố trung tâm của công cuộc này.
Thành công của đổi mới gần như phụ thuộc chủ yếu vào sự sẵn sàng của đội ngũ nhà giáo. Vì vậy, muốn đổi mới giáo dục thì phải có đủ số lượng đội ngũ. Lực lượng GV này phải có đủ năng lực, phẩm chất để thực thi nhiệm vụ đổi mới. Do đó, việc cần làm lúc này là đào tạo, đào lại đội ngũ để họ thích ứng và sẵn sàng thực hiện, trong đó có Chương trình, sách giáo khoa mới.
Một lớp học của Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Yên Mỹ, Hưng Yên). Ảnh: Sỹ Điền
Chăm lo bằng chính sách bền vững
Về Chương trình giáo dục phổ thông mới, đại biểu Tạ Văn Hạ chia sẻ: Vai trò của GV cũng có những thay đổi nhất định. Theo đó, GV được tự chủ hơn trong dạy - học và thiết kế bài giảng. Tuy nhiên, GV phải chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ chức cho HS chiếm lĩnh tri thức. GV phải biết sử dụng công nghệ thông tin, tích cực đổi mới, sáng tạo trong dạy học. Đồng thời, GV chủ động nêu cao tinh thần tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của GD-ĐT. Mặt khác, nhà giáo phải chịu được áp lực công việc trước đòi hỏi ngày càng cao phụ huynh và xã hội.
Khẳng định, giáo dục đang đổi mới đúng hướng và hiệu quả, được sự quan tâm vào cuộc của toàn xã hội; đại biểu Quốc hội Tăng Thị Ngọc Mai - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh, GV được coi là yếu tố then chốt và là nhân tố quan trọng quyết định đến thành công của đổi mới giáo dục. Mỗi nhà giáo chính là chiến sĩ, là những kỹ sư tâm hồn, góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức của HS. Nói cách khác, nhà giáo chính là người dạy chữ kết hợp với dạy người. Họ là những "kỹ sư tâm hồn" chăm chút từng trang giáo án, từng giờ lên lớp để mang đến cho người học những bài học hay, những giờ học hạnh phúc.
"Trong công cuộc đổi mới giáo dục, mỗi nhà giáo sẽ là nhà giáo dục, chứ không phải là "thợ dạy". Bước vào thời kỳ 4.0, đội ngũ nhà giáo cần nhập cuộc, để thích nghi với bối cảnh mới" - đại biểu Quốc hội Tăng Thị Ngọc Mai nhấn mạnh, đồng thời cho rằng: Giáo dục được coi là máy cái của các nguồn nhân lực. Vì thế, chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào chất lượng nền giáo dục. Mà chất lượng nền giáo dục được quyết định phần lớn bởi chất lượng của đội ngũ GV và các nhà quản lý.
Trên cơ sở đó, làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng GV để họ chủ động bắt nhịp với công cuộc đổi mới giáo dục, mà trước mắt là thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Đồng thời quan tâm, chăm lo đến đội ngũ nhà giáo bằng nhiều chính sách bền vững chứ không đơn thuần chỉ là vấn đề lương và thu nhập.
Phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đồng thời có chính sách để thu hút người tài giỏi vào ngành Giáo dục. - Đại biểu Tạ Văn Hạ
Vai trò "thuyền trưởng" trong đổi mới giáo dục Cán bộ quản lý (CBQL) cơ sở giáo dục, người đứng đầu là hiệu trưởng giữ vai trò như người cầm lái "con tàu đổi mới". Vai trò của người quản lý góp phần quan trọng trong việc xây dựng môi trường GD toàn diện. Ảnh minh họa Sự thay đổi tư duy, hành động trong quản lý, điều hành của đội ngũ...