Học tập sẽ là một hành trình kéo dài và chúng ta có thể học ở bất cứ nơi đâu, còn giảng đường đại học không phải là ngôi trường cuối cùng bạn đến.
Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Lê Nguyên Bảo – Hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) với sinh viên trong buổi giao lưu về “Bí quyết thành công khi học ở Đại học” được tổ chức mới đây.
Học đại học có phải là lần cuối bạn đến trường?
Buổi nói chuyện của Tiến sĩ Bảo đã thu hút rất đông sinh viên , giảng viên đến tham dự, cùng chia sẻ những kinh nghiệm về “cách học” ở môi trường Đại học.
Tiến sĩ Lê Nguyên Bảo – Hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân trò chuyện với sinh viên về cách học ở môi trường Đại học. Ảnh: AN
Đây đều là những kiến thức, kỹ năng cần thiết để các tân sinh viên có thể “bám trụ” lại môi trường đại học khắc nghiệt, qua đó phát triển năng lực bản thân trong môi trường mới.
Từng tốt nghiệp thủ khoa Đại học ngành Quản trị Kinh doanh trường Đại học Bang New York và thủ khoa Thạc sĩ ngành Hệ thống Thông tin tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ);
Những trải nghiệm của vị Hiệu trưởng trẻ tuổi được xem là “chìa khóa” để sinh viên hướng đến một con đường mới.
Như mong muốn lớn nhất của thầy là giúp các bạn xác định rõ ràng mục tiêu học tập và con đường thành công.
Mở đầu câu chuyện, vị Hiệu trưởng đặt vấn đề: “Học đại học có phải là lần cuối cùng các bạn đến trường hay không?”
“Đối với một số người, kết thúc chặng đường đại học sẽ là lần cuối cùng các bạn đến trường, nhưng cũng có nhiều bạn sẽ học nâng cao trình độ lên Thạc sĩ, Tiến sĩ.
Bên cạnh đó, khi các bạn bước chân vào đời, trường đời chính là một loại trường học nữa. Do vậy, học tập sẽ là một hành trình kéo dài và chúng ta có thể học ở bất cứ nơi đâu”, thầy Bảo nói.
Nên học đại học cũng chỉ là một chặng mở đầu cho “đoạn đua marathon” khốc liệt sau này.
Trong buổi trò chuyện, thầy Bảo đã chỉ ra sự khác biệt giữa học ở đại học và học trung học.
“Ở đại học ngày nay, sinh viên sẽ học theo tín chỉ, bài giảng dựa trên giáo trình và khối lượng kiến thức rất lớn, đòi hỏi các bạn phải tham khảo nhiều nguồn tư liệu.
Sinh viên cũng phải tự ôn thi và chủ động tiếp cận giảng viên hoặc cố vấn học tập để được giải đáp những thắc mắc trong quá trình học.
Vì vậy, xác định động lực học và đặt ra kỷ luật ’sắt’ trong thói quen tự học là điều rất quan trọng đối với sinh viên khi học tập ở môi trường đại học”, thầy chia sẻ thêm.
Qua những câu chuyện sinh động, thầy hiệu trưởng còn khơi gợi cảm hứng tham gia các hoạt động cộng đồng cho sinh viên, chia sẻ cách thức quản lý thời gian sao cho hiệu quả trong học tập và sinh hoạt.
“Vì sao học đại học”?
Quan trọng nhất với một sinh viên là xác lập động lực “Vì sao học Đại học?” để từ đó lên kế hoạch một cách khoa học.
Các bạn sinh viên cần mạnh dạn dám nghĩ, dám làm. Ảnh: AN
“Sinh viên cần xác định động lực học vì tương lai bản thân, vì niềm tin của gia đình, và quyết định lựa chọn ngành học vì chính mình.
Mỗi bạn phải tự cân đối giữa các nhu cầu ăn, học và ngủ, đồng thời, cần đặt ra mục tiêu, lên kế hoạch dài hạn với ít nhiều tham vọng.
Tôi luôn luôn mong các bạn có tham vọng, miễn sao tham vọng của các bạn đi đúng hướng, tham vọng để đạt được những thành tích tốt trong học tập và làm những điều có ích cho xã hội .
Điều này ít nhiều cũng sẽ giúp trả lời cho câu hỏi: Sau khi tốt nghiệp đại học, chúng ta nên xin việc hay khởi nghiệp? Điều đó còn tuỳ theo tham vọng và năng lực của mỗi người”, thầy Bảo nói.
Thầy Hiệu trưởng cũng khuyên các bạn sinh viên cần định hướng đúng đắn về mục tiêu học tập, định hướng nghề nghiệp, và nung nấu các ý tưởng để bắt tay vào con đường khởi nghiệp ở một thời điểm nào đó trong tương lai, nếu điều kiện cho phép.
Có thể soi chiếu từ các tấm gương sáng là những thế hệ sinh viên đã đạt các giải thưởng danh giá hay các cựu sinh viên đã khởi nghiệp thành công với số vốn lên đến hàng triệu đô.
“Điều tôi mong muốn nhất ở các bạn là sự nỗ lực, phấn đấu hết mình, dám nghĩ dám làm.
Không sợ hãi hay chùn bước trước thất bại, bởi đằng sau mỗi thất bại là một lần các bạn được khai sáng để đứng dậy tiếp tục tiến lên với vốn kinh nghiệm nhiều hơn”, thầy Bảo chia sẻ.
Không có hiệu trưởng, SV Tôn Đức Thắng phải nhận giấy tốt nghiệp tạm thời
Ngày 10/9, trường ĐH Tôn Đức Thắng đã thông báo việc cấp bằng và tổ chức Lễ tốt nghiệp đợt tháng 9/2020 của trường sẽ được dời đến tháng 11/2020.
Theo thông báo của nhà trường, hiện nay, Hiệu trưởng, GS.TS Lê Vinh Danh bị tạm đình chỉ chức vụ trong vòng 90 ngày để kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao cho TS Trần Trọng Đạo, Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2014 - 2019 quản lý, điều hành hoạt động trường.
Do vậy, để đảm bảo quyền lợi cho tất cả người học tại trường ĐH Tôn Đức Thắng và bằng tốt nghiệp được ký bởi Hiệu trưởng, nhà trường thông báo đợt Tháng 9/2020, Nhà trường sẽ cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời để sinh viên, học viên liên hệ công việc, học tập.
Trong quá trình sử dụng Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, nếu gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắt nào, Nhà trường luôn đồng hành, hỗ trợ giải quyết.
Lễ tốt nghiệp năm 2020 sẽ được tổ chức vào tháng 11/2020 (dự kiến). Thông tin và thời gian cụ thể, Nhà trường sẽ thông báo trên website và cổng thông tin.
Sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng
Trước đó, ngày 25/8, tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TPHCM), Tổng Liên đoàn Lao động VN tổ chức công bố quyết định về công tác cán bộ của Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Hiệu trưởng, GS.TS Lê Vinh Danh bị tạm đình chỉ công tác điều hành trong vòng 90 ngày để kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao cho TS Trần Trọng Đạo, Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2014 - 2019 quản lý, điều hành hoạt động trường trong 90 ngày.
Ông Trần Trọng Đạo, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng nhiệm kỳ 2014 - 2019 thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành các hoạt động, là người đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản của Trường Đại học Tôn Đức Thắng trong thời gian tạm đình chỉ công tác đối với đồng chí Lê Vinh Danh.
Liên quan tới sự việc tạm đình chỉ hoạt động trên, đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã khẳng định: "sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan để bảo đảm hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, học tập và các hoạt động khác của Đại học Tôn Đức Thắng diễn ra bình thường...".
Tuy nhiên, sự việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công bố quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Hiệu trưởng trường ĐH Tôn Đức Thắng rơi đúng vào thời điểm tốt nghiệp ra trường của người học. Hằng năm của Trường đại học Tôn Đức Thắng tổ chức phát bằng tốt nghiệp 2 đợt, tháng 4 và tháng 9.
Việc không có Hiệu trưởng ký bằng, phải nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời khiến hơn 2000 sinh viên, học viên lao đao, mất nhiều cơ hội việc làm vì đúng thời điểm ra trường nhưng chưa nhận được bằng tốt nghiệp.
Tạm 'khóa' đề xuất tăng học phí ở đại học công lập tự chủ tài chính Báo cáo của kiểm toán Nhà nước cũng cho thấy một trường đại học công lập tự chủ tài chính chưa thực sự chú trọng công tác đổi mới nâng cao chất lượng chương trình đào tạo. Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tạm dừng tăng mức thu học phí cho đến khi ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật...
Tin mới nhất
Nữ sinh giành giải Nhất học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử: 'Không chỉ thi cho mình'
22:30:32 21/01/2021
Nguyễn Khánh Chi (lớp 12C2, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu) đã chọn từ xứng đáng để nói về Kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử vừa qua: Có lý do xứng đáng để nỗ lực và những nỗ lực đã được đền đáp xứng đáng.
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Hà Tĩnh - bắt đầu từ đội ngũ giáo viên
22:27:15 21/01/2021
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng cho đội ngũ giáo viên dạy nghề được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh xác định là một trong những giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
Ước mong của người thầy nghèo cho học sinh dân tộc thiểu số
22:25:24 21/01/2021
27 năm gắn bó với học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thầy A Phiên chỉ mong học trò của mình được ăn no, mặc ấm khi đến trường.
Quảng Nam vượt lên dịch bệnh, 2 lần tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT
22:19:29 21/01/2021
Quảng Nam là một trong số ít địa phương tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT làm 2 đợt. Các phương án tổ chức thi trong điều kiện dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp được địa phương xây để chủ động trong mọi tình huống.
Chương trình 'Vì mái trường xanh' mở rộng ra 30 trường học
22:14:50 21/01/2021
Chương trình Vì mái trường xanh được mở rộng quy mô lên 30 trường Tiểu học và THCS nhằm mục đích thu gom rác thải và trao học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hiếu học.
Tuyển sinh 2021: Thí sinh không muốn “trượt oan” thì ghi nhớ ngay các lưu ý này
22:12:46 21/01/2021
Các trường ĐH đã tự chủ nên có nhiều phương thức xét tuyển khác nhau, thí sinh phải đọc kỹ đề án tuyển sinh của các trường trước khi đăng kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH để tránh trượt oan.
An toàn trên hết!
22:09:21 21/01/2021
Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết sở GD&ĐT tỉnh, thành phố yêu cầu các trường phải báo cáo kế hoạch tổ chức ngoại khóa, dã ngoại và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh.
“Người trong cuộc” nói về đề xuất bỏ cuộc thi khoa học kỹ thuật
21:46:13 21/01/2021
Những ngày qua dư luận bàn tán nhiều về chất lượng các cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh và đưa ra đề xuất nên bỏ cuộc thi này.
Những con số nổi bật của Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia 2020-2021
21:43:12 21/01/2021
Nét nổi bật của Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm nay là tất cả các đơn vị dự thi đều có học sinh đoạt giải. Trong đó, 26 đơn vị có học sinh đoạt giải Nhất, 53 đơn vị có học sinh đoạt giải Nhì, 64 đơn vị có học sinh đạt giải Ba.
Khi sinh viên không mặn mà cơ sở ngoại thành!
21:26:33 21/01/2021
Có thể nói việc các trường ĐH xây dựng cơ sở mới ở khu vực ngoại thành hoặc các tỉnh lân cận là thực hiện đúng với chủ trương di dời hệ thống trường học ra xa khu vực trung tâm để giải quyết tình trạng quá tải về giao thông nội thành.
Nam sinh TP.HCM đạt thủ khoa môn toán thi HSG quốc gia: 'Học toán không nên học một mình'
21:20:14 21/01/2021
Kiệt nó ghiền môn toán nên nhiều hôm ngồi học mà nó quên cả giờ đi ngủ, tôi phải nhắc, bố Kiệt chia sẻ. Còn tân thủ khoa môn toán kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2020 cười: Học toán không nên học một mình.
'Ở trường các con có dùng ống hút nhựa không?'
21:15:49 21/01/2021
Lắng nghe câu hỏi, từ phía dưới sân trường, hầu hết các em nhỏ có mặt đều đồng thanh đáp: Có ạ. Có em nhỏ chia sẻ, mỗi ngày đều uống một chai nước lọc, đồng nghĩa với việc sẽ sử dụng thêm một chai nhựa.
ĐH Kinh tế - luật tuyển thẳng mỗi trường THPT 1 học sinh giỏi nhất
21:10:13 21/01/2021
Trường ĐH Kinh tế - luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) công bố tuyển sinh đại học chính quy năm 2021 với 5 phương thức và đa dạng hình thức như thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển.
Làm thế nào để học từ vựng tiếng Anh?
21:00:17 21/01/2021
Cô giáo tiếng Anh Moon Nguyen chia sẻ bí quyết học từ vựng nhanh, nhớ lâu và thiết thực với mỗi người.
Giáo viên đánh giá trẻ lớp 1 năm nay 'học nhanh hơn'
20:56:52 21/01/2021
Nghe cả lớp đọc trơn một đoạn văn 4-5 dòng sau khi đọc thầm, cô Hoàng Quỳnh Anh, trường Tiểu học Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, mỉm cười ưng ý.
Bất ngờ vì con đọc thông, viết thạo sau một học kỳ
20:54:46 21/01/2021
Nhận tin con đạt điểm 10 Tiếng Việt, anh Quang Thạch, 37 tuổi, sửng sốt vì chỉ vài tháng trước đã nghĩ không biết bao giờ con biết đọc, biết viết.
Những con đường hướng nghiệp không mang tên "đại học"
20:35:26 21/01/2021
Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, mỗi năm có khoảng 1,2 triệu học sinh tốt nghiệp THCS. Trong đó, đa số sẽ học tiếp lên THPT, số lượng thí sinh lựa chọn học nghề rất ít.
Đại học Kinh tế quốc dân sẽ thành lập thêm 3 trường thành viên
20:31:09 21/01/2021
Trong kế hoạch 5 năm tới, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có định hướng trở thành Đại học. Trong cơ cấu sẽ có ít nhất 3 trường thành viên là Trường Kinh tế, Trường Kinh doanh và Trường Khoa học công nghệ.
Hàng nghìn học sinh tiểu học Thọ Sơn múa hát xoan, nhảy dân vũ giữa giờ
20:30:07 21/01/2021
Giữa giờ học, gần 1. 800 học sinh và giáo viên Trường tiểu học Thọ Sơn (Việt Trì, Phú Thọ) múa, hát xoan nhịp nhàng.
Hội Khuyến học Nghệ An đẩy mạnh phong trào "Tiếng trống học bài"
20:24:00 21/01/2021
Hội Khuyến học Nghệ An đẩy mạnh phong trào Tiếng trống học bài trong khu dân cư nhằm quản lý tốt học sinh học bài, làm bài tập ở nhà, tránh xa, không vướng vào các tệ nạn xã hội.
Học trò chết đuối khi đi ngoại khóa: Xin đừng "đùa" với... nước!
20:21:03 21/01/2021
Một học trò lớp 4 tại TPHCM tử vong vì đuối nước trong chuyến ngoại khóa của trường. Trước đây, từng xảy ra không ít vụ đuối nước thương tâm xảy ra với học trò.
5 kỹ năng quan trọng nhất doanh nghiệp Nhật yêu cầu ở lao động Việt Nam
20:19:13 21/01/2021
Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản cho biết những điểm nổi bật khi đầu tư vào Việt Nam là chi phí nhân công rẻ và nguồn lao động dồi dào, thêm vào đó là chất lượng nguồn lao động cao.
Quảng Bình có 41 học sinh đạt giải tại kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia
20:15:01 21/01/2021
Tại kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 THPT năm học 2020-2021, Quảng Bình có 62 em dự thi, trong đó có 41 thí sinh giành giải. Số thí sinh này đều đến từ Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp.
Câu chuyện giáo dục: Nước mắt học trò
19:50:20 21/01/2021
Đã lâu lắm rồi tôi mới thấy nước mắt của một cậu học trò tại lớp học liên quan đến kết quả học tập.
Để có một đề văn hay
19:48:28 21/01/2021
Đề văn đầu tiên phải chuẩn, chính xác, bao hàm được kiến thức đã học. Tiếp theo sau đó phải có tính giáo dục, định hướng thẩm mỹ. Và cuối cùng mới xét đến tính hay, thú vị, gợi hứng thú cho thí sinh.
Nguyên tắc nào chi phối đề văn theo hướng mở?
19:41:57 21/01/2021
Đề thi học sinh giỏi văn lớp 9 ở Hà Nội gây xôn xao dư luận vì tính hàn lâm ở câu lý luận văn học thì lại thêm một đề văn ở Gia Lai gây ngỡ ngàng bởi dẫn ra ngữ liệu có phần nhạy cảm.
'Lên đời' đại học: Cần vì thực lực chứ không vì danh
19:39:34 21/01/2021
Cách đây khoảng hơn chục năm, hàng loạt trường cao đẳng lên đời thành trường đại học, thì xu hướng phát triển hiện nay là hàng loạt trường đại học đang chuẩn bị để trở thành đại học.
Chính thức bỏ bài thi SAT II
14:56:45 21/01/2021
Tổ chức giáo dục phi lợi nhuận College Board (Mỹ) vừa đưa ra thông báo sẽ ngừng tổ chức các bài thi SAT Subject Tests (SAT II) và SAT Essay trong bối cảnh tuyển sinh đại học đang thay đổi. Thí sinh sẽ được hoàn lại lệ phí đã đóng.
Tuyển sinh đại học 2021: Cân nhắc khối ngành sức khỏe
14:43:58 21/01/2021
Chưa khi nào, cánh cửa vào đại học (ĐH) khối ngành sức khỏe lại rộng mở như như năm nay khi có thêm hàng nghìn chỉ tiêu đến từ các trường có truyền thống đào tạo khối ngành kinh tế, công nghệ như ĐH Hoa Sen, ĐH Công nghệ TP HCM … Sự lấn...