Những hạt ngọc trời 5 sắc
Xôi ngũ sắc có màu trắng là màu nguyên của gạo, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng. Đĩa xôi ngon là phải có màu đẹp tự nhiên, hạt xôi thơm dẻo.
Từ món ăn truyền thống…
Từ việc chỉ làm vào các dịp lễ, Tết, làm xôi ngũ sắc đã trở thành nghề của các bà, các chị ở thôn Thanh Sơn, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Ông Phan Văn Vuông – Bí thư Đảng ủy xã Thanh Thủy cho hay: Trước đây, người dân chỉ hay làm xôi ngũ sắc vào ngày Tết Đoan ngọ, ngày lễ, Tết, nhưng sau khi xây dựng thôn Thanh Sơn thành làng văn hóa du lịch, hiện các hộ gia đình đều làm xôi ngũ sắc phục vụ cho du khách. Món xôi ngũ sắc vốn chỉ là món ăn truyền thống của người Tày ở đây, đã trở thành sản phẩm du lịch thường xuyên phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách gần xa.
Nhờ độ thơm ngon, cũng như bắt mắt, xôi ngũ sắc trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cơm của các thực khách đến với làng văn hóa. 5 màu xôi tượng trưng cho ngũ hành: Trắng là kim, xanh là mộc, tím là thuỷ, đỏ là hỏa, vàng là thổ. Người Tày quan niệm rằng, sự tồn tại của 5 chất này làm nên sự tươi tốt của Thiên – Địa – Nhân. Xôi màu đỏ tượng trưng cho khát vọng, xôi màu vàng tượng trưng cho sự no ấm đầy đủ, xôi màu tím tượng trưng cho trái đất trù phú, xôi màu xanh tượng trưng cho màu xanh của rừng núi và xôi màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng thủy chung.
Xôi ngũ sắc có màu sắc bắt mắt, thu hút bởi mùi hương bốc lên ngào ngạt.
Theo ông Vuông, với người Tày, mỗi đĩa xôi ngũ sắc mời khách trong những ngày lễ, Tết là cả tấm lòng mến khách chân thành, chứa đựng biết bao giọt mồ hôi và công sức của chủ nhà và còn là những ước mơ về hạnh phúc, khát vọng ngàn đời no đủ, mong ước mưa thuận gió hòa để mùa màng tốt tươi.
Video đang HOT
Đến sản phẩm du lịch
Theo chị Nguyễn Thị Hiền, người làng Thanh Sơn, xôi ngũ sắc ở đây đều được làm từ các nguyên liệu do bà con tự trồng cấy ra. Những hạt xôi thơm dẻo được đồ bằng gạo nếp cái hoa vàng. Thường phải là nếp mới, hạt đều và được sàng sẩy kỹ để tránh bị nát hoặc nở quá trong quá trình chế biến.
Xôi thường có 5 màu nên người ta gọi chung là “xôi ngũ sắc”. Điểm đặc biệt của món xôi này là màu sắc độc đáo. Màu trắng là màu nguyên của gạo. Để xôi có màu đỏ, bà con lấy lá cây “Bẩu khẩu đăm đeng” (lá cây đỏ đen) giã nhỏ, hoà với nước đun sôi rồi lấy nước để ngâm gạo. Tiếp đến, xôi có màu vàng chính là nhờ nghệ. Người Tày lấy 2 – 3 củ nghệ tươi nếp giã cho nhỏ mịn, đem hòa nước để ngâm gạo rồi đồ chín. Cuối cùng là xôi màu xanh.
“Màu xanh là màu khó ra nhất, nhưng người Tày có bí quyết riêng. Để làm được xôi màu xanh đòi hỏi rất nhiều công đoạn, người Tày không dùng lá gừng hay lá cơm để làm xôi xanh, mà dùng tro của rơm nếp trộn lẫn với lá cơm đen giã nhỏ. Khi xôi chín sẽ có màu xanh đậm trông rất lạ mắt” – chị Hiền cho hay.
Gạo được ngâm với nước của các loại lá và củ cây rừng.
Sau khi nhuộm màu, mỗi màu đồ một chõ riêng, gạo ngâm màu nào dễ phai nhất được đưa vào chõ trước tiên, tiếp theo là những màu còn lại và đặt màu trắng trên cùng. Để xôi ngon phải đồ bằng bếp củi chứ không phải bằng bếp ga. Giữ lửa cho thật đều, nồi đồ xôi phải kín. Đồ xôi vừa chín tới, hạt gạo nở căng, tròn, bóng đẹp.
Sau khi xôi chín có mùi vị thơm nồng của vị nếp cái hoa vàng hòa quyện với hương thoang thoảng của lá rừng. Ăn xong nhưng dư âm của thứ ẩm thực mang hương rừng sắc núi ấy vẫn cứ lưu mãi nơi đầu lưỡi. Xôi ngũ sắc cũng chính là niềm tự hào của chị em phụ nữ dân tộc Tày, bởi nó thể hiện sự khéo léo, đảm đang của họ. Xôi 5 màu được chế biến từ những nguyên liệu thiên nhiên nên ăn rất ngon và bổ dưỡng.
Xôi ngũ sắc được làm bằng các nguyên liệu tự nhiên đậm chất núi rừng.
Không chỉ phục vụ du khách, các chị, các cô còn làm xôi ngũ sắc để bán ở chợ cho những khách có nhu cầu muốn mua về ăn hay làm đồ cúng. Từ món ăn truyền thống thành hàng hóa, được nhiều người biết tới, người thôn Thanh Sơn có thêm nguồn thu nhập phụ. “Nhiều người tới chơi với làng văn hóa chúng tôi, sau khi được thưởng thức món xôi thì nhớ mãi không quên. Họ cũng lấy số liên lạc, cứ lúc nào muốn ăn xôi lại gọi điện lên, chúng tôi làm và gửi xe đến tận nơi. Tiện lợi lắm” – chị Hiền cho biết.
Theo Langvietonline.vn
Mì cay chua cay 7 cấp độ lại "gây sốt"
Mì cay chua cay 7 cấp độ lại "gây sốt", trở thành món ăn được giới trẻ và các gia đình yêu thích vào những ngày se lạnh mưa gió.
Vị chua cay thơm nồng của bột chanh, bột ớt hòa quyện cùng vị ngọt của thịt bò, tôm mực, bò viên, tôm cá viên và rau thơm đủ loại khiến tô mì cay hấp dẫn và thu hút thực khách. Với giá cả phải chăng nhiều người đã có ngay tô mì cay bốc khói nghi ngút, ăn xong là tháo mồ hôi và giải cảm.
Sài Gòn đang bước vào những tháng cuối năm, thời tiết trở nên mát mẻ, se lạnh thì các tiệm mì cay càng đông khách tới lui. Rất đông các nhóm bạn trẻ, nhóm gia đình chọn các quán mì cay làm địa điểm tụ tập. Các quán mì cay Naga có số lượng khách tìm đến đột biến vào những ngày này vì quán có không gian ngồi thoải mái, tô mì cay tươm tất với giá cả hợp lý. Quán mì cay Naga lại đang có chương trình khuyến mãi ăn mì cay được tặng ngay mũ bảo hiểm khiến nhiều thực khách tỏ ra thích thú.
Mì cay là món ăn đang gây sốt trở lại vào những ngày gần đây
Từ khi xuất hiện đến nay, mì cay 7 cấp độ tạo nên cơn sốt với các tín đồ mê ẩm thực, đặc biệt giới trẻ. Nếu lựa chọn cấp độ cay phù hợp, thực khách sẽ có tô mì cay đủ dinh dưỡng để ăn hệt món chínhnhư hủ tíu, phở, bún... Hương vị của món mì cay đặc trưng ở vị chua đậm đà lẫn vị cay của ớt, ngọt của thịt bò hải sản và sợi mì phải dai thì mới ngon. Điều khó nhất để làm ra món mì cay là việc chế biến nước dùng, đầu bếp phải tra thật khéo các loại gia vị chính sao cho nồi nước dùng đậm đà và chua vừa phải. Ngoài bột ớt, bột chanh gia vị cũng là thành phần làm nên nồi nước dùng hấp dẫn.
Đó là lý do mà khi cơn sốt mì cay 7 cấp độ rộ lên thì sau một thời gian chỉ còn vài chuỗi quán tồn tại và phát triển lớn mạnh. Do đó các chuỗi quán uy tín phải chọn lựa khắt khe loại bột chanh gia vị trên thị trường, bột chanh gia vị đó phải được làm ra từ quả chanh xanh (lime) thì mới cho ra món ăn có vị thơm ngon tự nhiên chứ không phải vị của hương liệu hóa chất. Bột chanh gia vị còn được bổ sung tinh dầu từ chanh sẽ làm món ăn không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe.
Không chỉ giới trẻ, người lớn tuổi, các gia đình cũng thích món ăn chua cay này
Một chủ quán mì cay rất nổi tiếng tại TP.HCM chia sẻ bí kíp: "Lúc quyết định mở quán mì cay, chúng tôi phải đi lùng thử nghiệm rất nhiều mới tìm ra được loại bột chanh gia vị - nguyên liệu không thể thiếu của món mì cay 7 cấp độ. Chúng tôi đã không lựa chọn loại bột chanh gia vị nước ngoài vì khi nấu không cho ra vị tự nhiên, có gì đó rất hương liệu mà hay bị đứt hàng nên không khỏi lo lắng. Mất nhiều ngày thì mới tình cờ tìm ra loại bột chanh gia vị của một doanh nghiệp trong nước, bột chanh gia vị của họ khiến đầu bếp của chuỗi quán hài lòng bởi hương vịchanh hoàn toàn tự nhiên. Để an tâm chúng tôi đi đến tận trang trại trồng chanh lớn nhất của công ty đó ở Long An để chắc chắn nguồn gốc, xem vùng nguyên liệu rộng lớn, xem nhà máy chế biến khép kín. Và phải là bột chanh gia vị làm từ chanh xanh (lime) thì hương vị mới phù hợp để nấu món mì cay "thần thánh". Lúc đỉnh điểm cơn sốt thì các quán mì cay nở rộ như nấm sau mưa. Thế nhưng sau đó đa số các quán đều dẹp dần còn chúng tôi vẫn tồn tại và phát triển rộng ra nhiều chi nhánh, không chỉ ở Sài Gòn mà cả các tỉnh thành, chúng tôi tin nhờ sự đầu tư chú trọng chất lượng mà quán níu chân thực khách."
Theo Văn hiến VN
Chả cuốn lá bưởi Người Mường có nhiều món ăn ngon, trong đó chả cuốn lá bưởi được xem là một trong những món ăn đặc sắc. Du khách khám phá mảnh đất Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) sẽ được sống với những nét văn hóa khá đặc sắc của bà con người Mường nơi đây. Đặc biệt, sẽ được thưởng thức nhiều món ăn khai thác...