Những đứa trẻ lớn lên trong mái ấm biên phòng

Theo dõi VGT trên

Khi nói đến việc cưu mang những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, không nơi nương tựa, chúng ta thường nghĩ đến nhà chùa hay các trung tâm bảo trợ xã hội. Nhưng, có một nơi ít ai ngờ cũng đang âm thầm thực hiện công việc hết sức nhân văn, đầy tình người này.

Chuyện của 3 đứa trẻ mồ côi

“Em chẳng nhớ từ bao giờ gặp mẹ/ Chỉ biết mình là đứa trẻ ngây thơ/ Được lớn lên trong câu hát ầu ơ/ Say giấc ngủ những buổi trưa tháng sáu”. Mấy câu thơ được viết cẩn thận bằng mực tím, tít phía trên viết hoa, tô đậm rất nắn nót đề một chữ “Mẹ”.

Tôi vô tình đọc được ở cuốn vở học sinh trên bàn học của Thò Thị Dính, chị cả trong số 3 chị em ruột bố chết, mẹ bỏ đi lấy chồng bên Trung Quốc ở xã Ma Lé, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang được những người lính của Đồn Biên phòng Lũng Cú nhận về làm con nuôi. Hôm chúng tôi đến là buổi trưa nên các cháu không đến trường. Căn phòng nhỏ nhắn, ngăn nắp với 3 giá sách và 3 bàn học nhưng chỉ có hai cháu Thò Thị Dính và Thò Thị Dúa ở nhà.

Những đứa trẻ lớn lên trong mái ấm biên phòng - Hình 1

Bộ đội Biên phòng kèm hai con học ở Đồn Lũng Cú.

Thượng úy Nguyễn Việt Đức, người được phân công phụ trách các cháu cho biết, cháu trai thứ hai Thò Mí Và bị sỏi thận. Đồn đã đến gia đình để đặt vấn đề đưa cháu đi viện và được gia đình tin tưởng tuyệt đối. Hiện tại cháu đang nằm ở Bệnh viện tỉnh Hà Giang để làm các xét nghiệm, nếu như có thể uống thuốc, tán sỏi bằng laser được thì dùng, còn không sẽ mổ để lấy sỏi ra cho cháu. “Nếu như đồn không đón về đây mà cháu ở gia đình thì sẽ chữa bằng gì?”, tôi hỏi. “Thường thì gia đình sẽ mời thầy mo đến chữa và kết hợp với dùng lá anh ạ”, anh trả lời.

Các cháu về ở với các “bố Biên phòng” từ năm 2016, khi ấy Dúa 11 tuổi, Và lên 8, còn Xúa mới 4 tuổi. “Hồi đầu mấy chị em ở đồn, nhớ nhà cứ khóc suốt, Xúa nhỉ!”. Cô bé có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn với mái tóc hơi vàng vì cháy nắng mím môi lại cười, má chợt hồng lên e thẹn khẽ gật đầu.

“Thế Xúa có nhớ và lo cho anh Và không?”, tôi tiếp câu chuyện với Xúa. Đôi mắt trong veo thoáng nét âu lo liếc nhanh người hỏi rồi cúi xuống, các ngón tay xoắn lấy nhau, khẽ gật đầu lí nhí trả lời “có ạ”. “Thế Xúa có giận mẹ không?”. Cô bé cúi nhìn xuống mũi dép đang di di trên đất khẽ lắc đầu. Xúa không giận mà vẫn nhớ mẹ.

Trong giấc mơ của Xúa, thi thoảng mẹ vẫn về, mang áo mới cho 3 chị em rồi dẫn đi chơi. Giấc mơ của Xúa cũng thường xuyên có bà và ngôi nhà trên bản của mình… Xúa mơ thấy mình đang giúp mẹ, giúp bà làm những công việc quanh nhà, lên nương lấy củi…

Ở lớp, Xúa chơi thân với bạn Dó. Tuy ngồi bàn trên bàn dưới nhưng vì hợp tính nên chơi. Chỉ nghỉ hè hoặc tết, Xúa mới được về với bà nhưng sáng Thứ bảy nào mấy chị em cũng được bà ở trên bản xuống dắt đi chợ phiên. Vì thế, Thứ bảy là ngày Xúa mong nhất… Cả 3 chị em đều thích đọc truyện cổ tích. Riêng Xúa thích truyện “Max và gấu bông”.

Để hiểu gia cảnh, chúng tôi tìm đến căn nhà lụp xụp, ẩm thấp khoảng hơn chục mét vuông, mái lợp bằng proximang cũ kĩ, phía trước căng một tấm bạt đã sờn, bạc, ở xã biên giới Ma Lé, nơi các cháu ở trước khi được những người lính biên phòng đón về đồn Lũng Cú. Ánh mắt mệt mỏi trên gương mặt nhăn nheo của bà nội các cháu ánh lên chút khí sắc tươi vui khi thấy bóng áo xanh của những người lính biên phòng bước vào. Vì bà không nói được tiếng Kinh nên câu chuyện do người bác trai của các cháu kể lại.

Người bác kể, ngày ấy, bố các cháu uống rượu về rồi nằm bệt trên giường. Mấy ngày sau thì chết. Khoảng một năm sau, mẹ các cháu bỏ đi. Mọi người đoán mẹ các cháu bỏ đi lấy chồng Trung Quốc. Suốt từ ngày đó đến giờ mẹ các cháu bặt vô âm tín.

Video đang HOT

Từ đó 3 cháu ở với bà nội, 4 bà cháu đùm dúm nuôi nhau cho đến khi được những người lính Đồn Biên phòng Lũng Cú đón về nuôi. Như hiểu được câu chuyện của chúng tôi, bà nội cháu ngồi trên giường nở nụ cười rạng rỡ, gật gật đầu, tay chỉ vào những người lính biên phòng hàm ý biết ơn. Nói về việc chữa trị cho Thò Mí Và, người bác bảo cả gia đình đều tin tưởng, biết ơn và giao phó các cháu cho các chú biên phòng.

Những đứa trẻ lớn lên trong mái ấm biên phòng - Hình 2

Phóng viên cùng “bố Biên phòng”, bà nội và bác của 3 con nuôi Đồn Lũng Cú.

Chỉ huy Đồn Biên phòng Lũng Cú chia sẻ, để nuôi các con, kinh phí cơ bản trông vào sự đóng góp của anh em trong đơn vị, ngoài ra cũng có một phần của các nhà hảo tâm mà đồn vận động ủng hộ.

Hiện cháu Dính đang học lớp 9, Xúa học lớp 2 ở xã Ma Lé, còn Và đang học lớp 6 trường nội trú của huyện. Kèm cặp các cháu có một tổ nuôi dưỡng do đồng chí Chính trị viên phó làm tổ trưởng, trong đó giao một người chuyên trách để lo từ họp phụ huynh, liên hệ với nhà trường, địa phương, cho đến kèm các cháu học và ăn ngủ. Ngoài nuôi 3 chị em, Đồn Biên phòng Lũng Cú còn hỗ trợ 9 cháu khác có hoàn cảnh gia đình khó khăn trên địa bàn.

Khi lính biên phòng vừa làm thầy vừa làm cha

Từ Lũng Cú, chúng tôi qua đồn Đồng Văn để gặp một cậu bé con nuôi khác. Chiều cuối năm se lạnh. Màu tím phớt của những vạt hoa tam giác mạch bên lối đi vào đồn tương phản với màu trời đã chuyển sang xám chì chuẩn bị cho đợt rét mới vào ngày mai. Sự tương phản ấy cũng hiển hiện ở cậu bé mặc chiếc áo thun dài tay có cổ màu xanh nước biển đang tha thẩn chơi ở sân đồn. Dù nhìn gương mặt cậu khá sáng sủa nhưng đâu đó vẫn phảng phất chút buồn ngơ ngác.

Cậu bé ấy tên Dinh Mí Sò, là con nuôi của Đồn Biên phòng Đồng Văn. Tôi hỏi về một vài địa danh mình đã khám phá ở Hà Giang và nhận được sự hào hứng trong câu trả lời của cậu. Sò đã từng đi thi học sinh giỏi môn Địa lý và được giải khuyến khích cấp huyện năm lớp 7. Sò cũng rất thích học toán và đứng thứ 2 trong lớp môn này.

Những đứa trẻ lớn lên trong mái ấm biên phòng - Hình 3

Cậu bé Dinh Mí Sò và “bố Biên phòng” Đồn Đồng Văn trong giờ học tại nhà.

Nhà cậu ở xóm Lũng Táo, xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, trước khi về đồn sống với các “bố Biên phòng”, Sò ở với ông nội Dinh Súa Mua. Nhà cậu nghèo, nhà ông càng nghèo hơn nên ngoài thời gian lên lớp, cậu vẫn phải đi nương, làm lụng giúp ông rất nhiều.

Bố Sò mất, mẹ bỏ đi lấy chồng mới ở tận Quảng Ninh. Mỗi năm mẹ chỉ về thăm cháu 1-2 lần. Lần nào gặp cũng ôm cháu khóc. Gia đình mới của mẹ cũng nghèo lắm. Từ khi bố mất, mẹ đi lấy chồng, cháu hay mơ thấy mẹ vất vả làm lụng… Cháu bảo mình rất thương mẹ, chỉ mong người ta đối xử tử tế với mẹ cho mẹ đỡ khổ.

Chia sẻ với tôi về Dinh Mí Sò, người được giao phụ trách kèm cặp cháu, Thiếu tá chuyên nghiệp Nguyễn Văn Thanh – nhân viên đội vận động quần chúng cho biết: Sò sinh năm 2007, đang học lớp 8 ở trường thị trấn, môn Toán cháu luôn đứng thứ nhất lớp. Sò sống nội tâm, khá tình cảm và sáng dạ, thích đọc sách, truyện. Cuốn mà cháu đọc đi đọc lại là “Truyện cổ tích loài người”.

Trung tá Nguyễn Việt Phương, Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng Hà Giang cho biết, mô hình “con nuôi biên phòng” được phát triển tiếp từ “nâng bước em tới trường” – một mô hình giúp đỡ về vật chất cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng triển khai.

Các đồn biên phòng sẽ đăng kí đón các cháu mồ côi không nơi nương tựa, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn khu vực biên giới về nuôi tại đồn, rèn cho các cháu tính tự lập, kèm cặp các cháu học hành. Toàn bộ chi phí ăn học, quần áo, sách vở cho đến khi các cháu học xong phổ thông trung học sẽ do cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh và các đồn đóng góp.

Với các cháu nào có khả năng, sẽ tạo điều kiện vật chất để cháu thi và học đại học cho đến khi ra trường có thể tự lập bằng chính trí tuệ và sức lực của mình. Mô hình này được Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang triển khai từ cuối tháng 7-2019, đến nay đã có 12/12 Đồn Biên phòng trên địa bàn tỉnh nhận 26 cháu nhỏ đưa về đồn làm con nuôi.

Ở mảnh đất phên dậu của Tổ quốc này, có những người lính ngoài nhiệm vụ bảo vệ bờ cõi, đã và đang làm được những điều vượt qua khuôn khổ đặc thù công việc của mình để hướng tới sự nhân văn cao cả mang tính toàn xã hội.

Chiến sĩ biên phòng: Cha nuôi nơi địa đầu Tổ quốc

Cha mất sớm, mẹ bỏ nhà đi, ba chị em Thò Thị Dính, Thò Mí Và, Thò Thị Xúa (dân tộc Mông) tại xã Ma Lé, huyện Đồng Văn (Hà Giang) rơi vào cảnh mồ côi cha mẹ.

Chiến sĩ biên phòng: Cha nuôi nơi địa đầu Tổ quốc - Hình 1


Cán bộ, chiến sĩ đồn Lũng Cú luôn yêu thương và chăm sóc hết mình cho 3 chị em Thò Thị Dính, Thò Mí Và, Thò Thị Xúa (dân tộc Mông) có hoàn cảnh bất hạnh. Ảnh: Đơn vị cung cấp

Đứng trước hoàn cảnh đó, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lũng Cú (BCH - BĐBP Hà Giang) đã đón các em về nuôi dưỡng, cho đi học. Những đứa trẻ không nơi nương tựa đã có một gia đình mới với những người cha mang quân hàm xanh.

Chia sẻ cùng những mảnh đời bất hạnh

Thiếu tá Nguyễn Hữu Dậu - nhân viên Đội Kiểm soát hành chính (Đồn Biên phòng Lũng Cú) - người dạy bảo trực tiếp cho các em cho biết: 15 ngày sau khi bố đẻ của 3 chị em Thò Thị Dính, Thò Mí Và, Thò Thị Xúa mất vì bệnh, người mẹ cũng bỏ đi dắt theo con bò giống - tài sản lớn nhất trong nhà. Đã 4 năm trôi qua, chưa một lần người phụ nữ ấy về tìm con hoặc có thông tin đang ở đâu, làm gì.

Mất cha, thiếu vắng mẹ khi đứa lớn nhất mới 11 tuổi, đứa giữa 8 tuổi, đứa bé 4 tuổi. Ông bà nội ngoài 70, "kéo cầy trên đá" bươn chải đủ việc để nuôi cháu ăn học cũng không đủ. Cuộc sống khó khăn khiến chị cả Thò Thị Dính và em trai Thò Mí Và sớm phải tham gia lao động phụ giúp gia đình. Sự học của các em vì thế bị ảnh hưởng và đứng trước nguy cơ đứt đoạn.

Trong quá trình phụ trách địa bàn, chứng kiến hoàn cảnh bất hạnh của 3 đứa trẻ, cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Lũng Cú đã đề xuất với BCH BĐBP tỉnh Hà Giang đưa các em về đồn nuôi dạy, chăm sóc và được chấp nhận.

Thế nhưng, để đón được 3 đứa trẻ về đồn không dễ bởi trong suy nghĩ của bà con là "dù thiếu thốn chật vật đến mấy cũng không "cho" cháu, giao cho bộ đội nuôi thì "mất" cháu bởi chúng xuống Đồn ở làm sao còn nhớ đường về với gia đình. Cứ để bọn trẻ ở nhà, chỉ có ngô khoai ăn cũng lớn. Học hành nhiều ít không quan trọng" - Thiếu tá Nguyễn Hữu Dậu kể.

Vậy là, cán bộ chiến sĩ đồn phải bàn bạc, phối hợp với chính quyền địa phương, Bí thư Chi bộ xã, Trưởng thôn... năm lần bảy lượt xuống nhà gặp gia đình tuyên truyền, vận động, giải thích. Khi hiểu hết tấm lòng, tình cảm của bộ đội dành cho gia đình mình và như vậy tương lai của 3 cháu tốt hơn, ông bà nội mới đồng ý để cán bộ đưa về đồn nuôi.

Ban Chỉ huy đồn Lũng Cú đã thành lập tổ chăm sóc với 5 người đảm trách để nuôi dạy 3 cháu. Trong đó Thiếu tá Nguyễn Hữu Dậu trực tiếp dạy bảo hàng ngày. Những người lính biên phòng quanh năm với nhiệm vụ bảo vệ đường biên cột mốc, quen với xương gió biên thùy... bỗng trở thành những người cha nuôi và đảm trách thêm nhiệm vụ nuôi, dạy trẻ.

Chiến sĩ biên phòng: Cha nuôi nơi địa đầu Tổ quốc - Hình 2


Thiếu tá Nguyễn Hữu Dậu vượt hơn 150km đưa cháu Thò Mí Và xuống Hà Giang chữa bệnh. Ảnh: NVCC

Người cha mang quân hàm xanh

Nhớ lại ngày đầu 3 chị em Thò Thị Dính, Thò Mí Và, Thò Thị Xúa xuống đồn bắt đầu cuộc sống mới, Thiếu tá Nguyễn Hữu Dậu chia sẻ: Dù chuẩn bị trước tâm lý các con chưa quen môi trường mới xong không thể ngờ chúng khóc nhiều vì nhớ nhà và nhất mực đòi về như vậy. Môi trường sống, nếp sinh hoạt mới khiến chúng sợ và cảm thấy xa lạ.

"Lúc đó, anh em chiến sĩ chỉ biết kiên nhẫn dùng tình cảm yêu thương, gần gũi để dỗ dành, động viên các cháu như con mình. Ngày nào trôi qua bình yên, chúng tôi yên tâm ngày ấy bởi nỗi lo 3 đứa trẻ tìm cách trốn, băng rừng về nhà và gặp nguy hiểm luôn thường trực. Mặt khác, những ngày cuối tuần cán bộ chiến sĩ dù bận công việc đến mấy vẫn phải cắt cử nhau dành thời gian đưa 3 đứa trẻ về thăm ông bà. Có như vậy nỗi nhớ nhà mới vơi đi để các cháu yên tâm và nhanh chóng hòa nhập với môi trường sống mới, đồng thời chú tâm học tập..." - Thiếu tá Nguyễn Hữu Dậu chia sẻ.

Lúc mới về đồn, chiều cao cân nặng của 3 đứa trẻ đều không đạt chuẩn, nhỏ thó so với các bạn cùng tuổi. Kĩ năng sống thiếu và yếu, không biết tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân. Cả 3 đều nhút nhát và sợ người lạ mỗi khi ai đến gần hỏi thăm. Sức học của Thò Thị Dính và Thò Mí Và đều trung bình.

Sau thời gian ngắn dưới sự chăm sóc của cán bộ, chiến sĩ đồn Lũng Cú từng bữa cơm, giấc ngủ, hướng dẫn tập thể dục đều đặn... thể trạng 3 chị em tăng nhanh và khỏe mạnh. Thò Mí Và (12 tuổi) nhỏ thó ngày nào hiện đã nặng 49kg, cao 1,6m. Và nhờ sự kèm cặp sát sao của Thiếu tá Nguyễn Hữu Dậu cùng sự quan tâm, chỉ bảo hết lòng của các cô giáo, học lực Thò Thị Dính và Thò Mí Và đều đạt loại khá, giỏi.

Không có sự dạy bảo của bố mẹ, trẻ em dân tộc lại ít tiếp xúc với xã hội, tiếng Kinh chưa nói sõi... nên 3 chị em bị hạn chế nhiều mặt. Do đó sự hỗ trợ kiến thức văn hóa chỉ là một phần, quan trọng hơn phải giáo dục, bồi đắp kĩ năng sống khi các em chuẩn bị bước vào tuổi lớn. Và chỉ có như vậy mới giúp các em nhanh chóng hòa nhập cùng môi trường mới. Đó là vấn đề tổ chăm sóc và Thiếu tá Nguyễn Hữu Dậu nhận định và đặt ra để thực hiện.

Với Thò Thị Dính bước vào tuổi dậy thì, Thiếu tá Nguyễn Hữu Dậu lại bàn bạc, phối hợp với GV chủ nhiệm trên lớp để nhờ dạy bảo, hỗ trợ những kiến thức về sức khỏe sinh sản, chia sẻ những điều thầm kín như người mẹ...

"Dạy bảo, chăm sóc 1 đứa trẻ đã khó, 3 đứa trẻ đủ lứa tuổi là việc không dễ dàng. Mặt khác, giáo dục hiện nay với nhiều đổi mới đòi hỏi người lính phải học hỏi thêm để giúp trẻ tiếp thu nhanh, quan tâm dạy kĩ năng sống, giáo dục đạo đức giúp trẻ phát triển toàn diện... Tuy nhiên, được đơn vị phân công, chúng tôi coi đây là nhiệm vụ đầy cơ duyên, luôn trách nhiệm hết mình và dành tình yêu thương chân thành cho các cháu. Chúng tôi phải làm thật tốt vì các cháu, uy tín và danh dự của những người lính biên phòng" - Thiếu tá Nguyễn Hữu Dậu bày tỏ.

Thiếu tá Hà Văn Đô - Chính trị viên Đồn Biên phòng Lũng Cú cho biết: Trong những năm qua, cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Lũng Cú không chỉ thực hiện tốt chương trình "Nâng bước em tới trường" mà còn triển khai hiệu quả mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng". Có thể làm tốt công việc này bởi cán bộ, chiến sĩ luôn ý thức trách nhiệm chia sẻ, đồng hành với khó khăn của bà con dân tộc nơi biên giới và đặc biệt với thế hệ chủ nhân tương lai đất nước.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Hot lại đám cưới xa hoa tại lâu đài Thành Thắng - Ninh Bình: Riêng tiền hoa tươi đã ngốn 15 tỷ
16:40:38 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh gặp khủng hoảng sự nghiệp nghiêm trọng
15:57:09 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024
Bức ảnh mỹ nhân ngủ quên ở lễ trao giải hé lộ 1 điều khiến 40 triệu người thích thú
16:03:42 18/11/2024
Màn giả gái viral khắp cõi mạng vì đẹp không kém gì hội mỹ nhân
13:58:47 18/11/2024
4 mỹ nhân cổ trang đẹp nhất màn ảnh Hoa ngữ 2024: Một ngôi sao chảnh chọe nhất Trung Quốc nhưng visual đỉnh thôi rồi
13:45:38 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chuyện không ai ngờ tới: Chú chó dành 2 năm chỉ để làm một việc khiến hàng triệu người xúc động

Netizen

19:44:55 18/11/2024
Mới đây, một người dùng mạng xã hội Trung Quốc, đồng thời là chủ một trung tâm cứu hộ chó hoang ở tỉnh Giang Tây, có tài khoản tên @ganpojiege đã chia sẻ một đoạn video về chú chó trung thành.

Michael Learns To Rock ôn kỷ niệm thanh xuân cùng 5.000 fan ở TPHCM

Nhạc quốc tế

19:44:41 18/11/2024
Tối 17/11, nhóm nhạc Michael Learns To Rock (MLTR) tổ chức đêm nhạc tại Nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TPHCM), thu hút 5.000 người tham dự.

Lao thẳng vào xế hộp, 2 người đi xe máy tử vong ở Đắk Lắk

Pháp luật

19:43:34 18/11/2024
Đang lưu thông trên quốc lộ 27, đoạn qua huyện Lắk (Đắk Lắk), xe máy lao thẳng vào ô tô 7 chỗ lưu thông ngược chiều khiến 2 người tử vong.

Phim thất bại nhất hiện tại với rating 0%, nam chính ngốc nghếch đến mức khán giả đòi bỏ xem

Phim châu á

19:41:09 18/11/2024
Tỉ suất người xem trung bình ở tập 1 và tập 2 trên toàn quốc chỉ đạt mức 0.7% - một con số vô cùng thấp đối với một tác phẩm được chiếu vào cuối tuần.

Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích

Tin nổi bật

19:39:21 18/11/2024
Lực lượng chức năng đang tập trung lực lượng tìm kiếm 5 học sinh bị mất tích nghi do đuối nước tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Ngày càng không nhận ra "nàng thơ" Hải Tú

Sao việt

19:29:48 18/11/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, Hải Tú vừa xả kho bộ ảnh mới. Mỹ nhân sinh năm 1997 khiến người hâm mộ không khỏi bất ngờ khi lựa chọn tạo hình khác lạ để thực hiện bộ ảnh.

Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử

Thế giới

19:29:39 18/11/2024
Con số trên do chiến dịch tranh cử của bà Harris và Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) đưa ra, theo Bloomberg hôm nay 16.11.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

Sức khỏe

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Nữ diễn viên nổi tiếng tung tin nhắn bị "tú ông" mồi chài, ngã giá 1,6 tỷ đồng để đi khách

Sao châu á

19:18:28 18/11/2024
Ngày 18/11, tờ The Star đưa tin nữ diễn viên Mạch Thi Tình gây xôn xao dư luận khi công khai tin nhắn cô bị 1 người đàn ông tự xưng là đại diện thương hiệu mồi chài, gạ gẫm đi khách.

Thanh Lam "ke đầu" hát dân ca Nam Bộ

Tv show

19:12:37 18/11/2024
Sau những lần đu dây, khoe vũ đạo bắt mắt, diva nhạc Việt tiếp tục khiến khán giả bất ngờ với màn ke đầu và hát dân ca Nam Bộ ngọt ngào.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

Uncat

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.