Những đột phá mới trong điều trị các bệnh thoái hóa mắt
Hoa lục bình có thể dẫn đến một phương pháp chữa mù mắt vì chúng có chứa các hợp chất mạnh mẽ ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu bất thường trong mắt, theo What’s New today.
Homoisoflavonoid có trong hoa lục bình có thể ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu bất thường trong mắt – Ảnh minh họa: Shutterstock
Sự tăng trưởng bất thường của các tế bào mạch máu trong mắt dẫn đến mù lòa do cả bệnh tiểu đường và thoái hóa điểm vàng do tuổi già.
Các thử nghiệm đã chỉ ra rằng homoisoflavonoid có trong hoa lục bình có thể ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu bất thường trong mắt này.
Các nhà nghiên cứu nói rằng trong tương lai họ có thể tổng hợp các hợp chất mạnh mẽ này để phát triển các phương pháp điều trị mới.
Các nhà nghiên cứu tin rằng kết quả của họ đã chỉ ra các phương pháp điều trị có thể trong tương lai để điều trị nhiều bệnh thoái hóa mắt.
Tiến sĩ Sianne Schsterkard thuộc Đại học Kingston (Anh), cho biết: Khám phá này mang lại những đột phá mới trong điều trị các bệnh thoái hóa mắt như sau, theo What’s New today.
Video đang HOT
Bệnh võng mạc tiểu đường là do lượng đường trong máu cao gây tổn thương cho mắt và gây mù nếu không được điều trị.
Bệnh xảy ra khi thay đổi mức glucose trong máu, làm cho các mạch máu sưng lên và rò rỉ chất dịch vào phía sau mắt. Điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật laser.
Số liệu ước tính bệnh này ảnh hưởng đến 28 triệu người trên toàn thế giới.
Thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng thể ướt là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù và ảnh hưởng đến 20 triệu người lớn tuổi trên toàn thế giới.
Bệnh này thường được điều trị bằng cách tiêm thuốc trực tiếp vào mắt, khiến bệnh nhân có nguy cơ bị rách và nhiễm trùng đau đớn.
Giáo sư Tim Corson, từ Đại học Indiana (Mỹ), cho biết các phương pháp điều trị hiện tại là tiêm vào mắt và không phải có tác dụng với tất cả bệnh nhân.
Và những phát hiện này là bước đầu tiên để hướng tới các liệu pháp điều trị thay thế cho các mũi tiêm.
Bệnh võng mạc do sinh non
Sự tăng trưởng bất thường của các tế bào mạch máu mới trong mắt cũng dẫn đến mù lòa ở trẻ sinh non, được gọi là bệnh võng mạc do sinh non.
Theo Bệnh viện Great Ormond Street (Anh), khoảng 20% trẻ sinh non bị mắc bệnh võng mạc do sinh non, đặc biệt là ở trẻ chưa đầy 32 tuần tuổi.
Nghiên cứu, cũng có sự tham gia của các nhà nghiên cứu từ Đại học Indiana (Mỹ), đã được công bố trên Tạp chí Sản phẩm tự nhiên (Mỹ), theo What’s New today.
Theo thanhnien.vn
Lập được bản đồ toàn diện đầu tiên của võng mạc
Theo Nature Communications, thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi (age-related macular degeneration - AMD) là một trong những nguyên nhân chính gây mù loà ở những người trên 55 tuổi.
Các phương pháp trị liệu hiện đại chỉ có thể phần nào làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi - Ảnh: Max Pixel
Bệnh này dẫn đến mất dần thị lực trung tâm. Có hai hình thức thoái hoá. Dạng thoái hoá điểm vàng ướt là do sự phát triển của các mạch máu bất thường dưới hoàng điểm (còn gọi là macula), có thể được giảm nhẹ bằng cách tiêm thường xuyên vào mắt.
Ngoài ra, còn có một dạng khô của bệnh, được đặc trưng bởi sự tích tụ của các cặn vàng - drusen, trong hoàng điểm. Khi thoái hóa điểm vàng khô phát triển, lớp tế bào nhạy cảm với ánh sáng trong hoàng điểm mỏng dần dẫn đến teo hoặc chết mô, gây mất thị lực vùng trung tâm.
Ngoài việc bổ sung vitamin, điều trị cho dạng thoái hóa điểm vàng này, hiện y học vẫn chưa tìm ra cách thức khắc phục. Mặc dù các phương pháp trị liệu hiện đại có thể phần nào làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi, nhưng theo thời gian, có thể mất thị lực kéo dài, tiến triển ở cả hai dạng.
Các nghiên cứu về bộ gien đã tiết lộ gần 30 gien có vai trò nhất định trong sự phát triển của bệnh, nhưng cho đến nay, các nhà khoa học vẫn không biết chính xác nơi nào xảy ra tổn thương trong mắt, dẫn đến thoái hóa điểm vàng.
Nhưng một nhóm khoa học ở Đại học Yale và Harvard, cũng như Viện Công nghệ Massachusetts,Mỹ, đã sử dụng giải trình tự RNA đơn bào mới (single-cell RNA sequencing - scRNA-seq) để lập bản đồ toàn diện đầu tiên của võng mạc người. Các nhà khoa học cũng sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu để xác định ảnh hưởng của các gien đối với các loại tế bào cụ thể.
Các nhà khoa học đã thấy rằng các gien chủ yếu ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh đệm, tế bào mạch máu và tế bào hình nón. Họ có kế hoạch nghiên cứu thêm các loại tế bào. Theo các nhà khoa học, dữ liệu của họ có thể được sử dụng để phát triển các phương pháp điều trị thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
2 năm không đi kiểm tra mắt, bé gái 8 tuổi bất ngờ bị phát hiện có khối u trong não Kết quả các bác sĩ phát hiện có một khối u khổng lồ có kích thước bằng quả bóng golf nằm trong não của cô bé, có thể làm tê liệt, mù, thậm chí khiến cô bé tử vong. Theo mẹ đi đo mắt kính cho anh trai, bé gái Grace Morley (8 tuổi), đến từ Chineham, Hampshire (Anh), đã được nhân viên...