Những đột phá công nghệ sẽ thay đổi cách dạy và học trong 10 năm tới
Metaverse, AR/VR, deep-neural network, Personalized Learning… được đánh giá sẽ thay đổi hoàn toàn cách dạy và học trực tuyến tại Việt Nam và thế giới.
20 chuyên gia hàng đầu đến từ ĐH Harvard, Oxford, Stanford và các startup Earable, Clevai Math, Elsa… đã cùng quy tụ và thảo luận về tương lai và xu hướng của công nghệ giáo dục tại sự kiện “TechForStudy” vừa qua.
Hệ thống deep-neural network mô phỏng não bộ con người
Deep-neural network được xây dựng với mục đích mô phỏng hoạt động não bộ của con người. Đi đầu ứng dụng deep-neural network vào sản xuất ô tô tại Việt Nam, TS. Bùi Hải Hưng, Viện trưởng VinAI – Vingroup, Nguyên NCCC Google Deepmind phân tích: “Hệ thống deep-neural network bắt được những hình ảnh, thông tin từ camera cũng như góc lái, cách người lái tương tác… tập hợp lại và đưa ra đánh giá về mức độ tập trung, hướng nhìn”.
TS. Hưng khẳng định: “Công nghệ này hoàn toàn có thể tuỳ biến và áp dụng cho giáo dục”. Cụ thể, công nghệ này giúp xác định mức độ tập trung, thái độ, cách tương tác của người học. Từ đó mà người dạy định hình phong cách truyền tải phù hợp và hiệu quả nhất.
Metaverse – “xu hướng không thể cưỡng lại” dự báo soán ngôi Internet
Metaverse (vũ trụ ảo/vũ trụ số) là nơi hội tụ của thế giới vật lý, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) giúp con người thực hiện toàn bộ hành vi như ở đời sống thực. Facebook, Microsoft, Tencent hay Nvidia,… đều đặt mục tiêu chiếm lĩnh metaverse.
TS. Vũ Duy Thức (ĐH Stanford), Co-Founder & CEO Ohmnilabs nhận định: “Metaverse là một xu hướng không thể cưỡng lại trong xu thế xã hội và nhu cầu con người. Nó giúp con người xóa khoảng cách về địa lý, khoảng cách về định danh, định tính”.
Dưới góc độ nhà phát triển hệ sinh thái về toán học, Th.S. Trần Mạnh Thắng, Co-Founder & CEO Clevai Math đánh giá: “Metaverse sẽ khiến AR/VR trở nên phổ biến như Internet giúp phổ biến điện thoại thông minh, và sẽ mở ra vô số cơ hội cho giáo dục. AR/VR mà không có metaverse thì cũng giống như điện thoại thông minh mà ngắt kết nối Internet”.
Với sự phổ biến của metaverse, người dùng thế hệ Z và Alpha có khả năng sẽ xóa sổ “lối mòn” của nền giáo dục đúc ép trong khuôn mẫu truyền thống nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Video đang HOT
Thiết bị theo dõi sóng não sẽ thay đổi giáo dục một cách cơ bản
PGS. TS Vũ Ngọc Tâm (ĐH Oxford), Founder & CEO Earable cũng chia sẻ: “Thiết bị theo dõi sóng não sẽ đo các chỉ số như cơ mặt, sự di chuyển của mắt, nhịp tim, nồng độ oxi trong máu, tiếng nói và sự di chuyển của đầu. Từ các thông tin quan trọng này chúng ta có thể đánh giá được mức độ tập trung của người học, học sinh có đang hiểu bài và hứng thú với nội dung đang được học hay không, từ đó suy ra được kiến thức mà học sinh đã thu nạp được Thiết bị này có tiềm năng thay đổi giáo dục một cách cơ bản.”
Học bằng AR/VR… nếu thiết kế tốt thì tính hiệu quả rất cao
GS.TS Lê Anh Vinh (ĐH Harvard) – Phó Viện trưởng phụ trách Viện khoa học giáo dục Việt Nam nhận định: “STEM, Lý, Hóa, hay Lập trình công nghệ, thầy cô nhiều khi thực hành trên lớp đâu bằng thực hiện thí nghiệm ảo…Buổi học nếu thiết kế tốt thì tính hiệu quả rất cao. Ta thấy không khác gì, thậm chí tốt hơn khi dạy offline mà ít ứng dụng công nghệ”.
Các nền tảng giáo dục bằng công nghệ thực tế ảo, thí nghiệm ảo được đánh giá cao trên thế giới hiện nay gồm Labster, PHET hay PNX Lab – mở ra cho người học nhiều hơn ở khía cạnh công nghệ những môn về Năng lượng, Thủy năng, Nhiệt lực học… bên cạnh các môn học chủ đạo.
Cá nhân hóa học tập với Machine learning, DILIVE và Amazon Rekognition
Personalized Learning – Cá nhân hóa học tập là hình thức cho người học quyền chủ động trong quá trình học tập theo mạch tư duy cá nhân. “Các ví dụ về Personalized Learning bao gồm Quizlet Learning, sử dụng “machine learning” để tạo ra lộ trình hợp lý nhất cho người học, và có tới 92% học sinh cải thiện điểm số. Hay startup Cognii tạo ra 1 trợ lý ảo, đặt câu hỏi cho người học, từ đó phân tích và gợi ý, hướng dẫn để người học nắm bắt kiến thức” – anh Nguyễn Phan Dũng, CTO Clevai Math chia sẻ.
Tại Việt Nam, Clevai Math cũng là nền tảng đầu tiên ứng dụng thành công hệ thống DILIVE (live streaming 2 thầy 1 trò) hay công nghệ Amazon Rekognition giúp nhận diện 8 loại cảm xúc của học sinh. Đây được đánh giá là tương lai của giáo dục Việt Nam với tiềm năng lọt top 5 hệ sinh thái đào tạo trực tuyến tại khu vực trong 5 năm tới.
Chuỗi sự kiện “TechForStudy: Giải quyết nhức nhối khi học Online – bằng Sức mạnh công nghệ & Phong cách mới” bao gồm 4 sự kiện được tổ chức vào 10:00 sáng Chủ Nhật hàng tuần, do Startup Grind phối hợp với Clevai Math – nền tảng học toán trực tuyến, FIIS – Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo Đại học Ngoại thương, và các đối tác cộng đồng TFI, Global Shapers, NEU-Andrews MBA, Jobhopin, TopCV phối hợp tổ chức.
Nhiều đại học ở Mỹ nhận tiền tài trợ lớn hơn GDP một quốc gia
Các đại học danh tiếng ở Mỹ thường có nguồn tài trợ lớn với con số lên đến hàng chục tỷ USD, cao hơn GDP của không ít quốc gia.
Đứng đầu trong danh sách là ĐH Harvard . Cuối năm tài chính 2020, nguồn tài trợ của trường lên đến 41,9 tỷ USD, tức cao hơn GDP của nhiều nước như Uganda, Bolivia, Nepal... Đây là nguồn tài trợ đến từ các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, đặc biệt cựu sinh viên. Nguồn tài trợ lớn không khẳng định chất lượng đào tạo cao nhưng 9 trong 10 trường đứng đầu Mỹ về nguồn vốn này cũng nằm trong bảng xếp hạng 25 đại học tốt nhất nước do US News bình chọn (Harvard đứng thứ 2). Ảnh: Independent .
ĐH Yale - ngôi trường danh tiếng thường xuất hiện trong các bảng xếp hạng QS, Times Higher Education, US News - cũng nhận nguồn vốn tài trợ lớn từ xã hội (chủ yếu là cựu sinh viên). Năm 2020, với 31,1 tỷ USD. Trong khi đó, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới đối với 206 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 100 nước có GDP dưới 31 tỷ USD. Ảnh: Yale.
ĐH Stanford đứng thứ 3 theo xếp hạng của US News với 28,9 tỷ USD. Như vậy, nguồn vốn tài trợ năm 2020 của trường thậm chí còn cao hơn GDP của hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. ĐH Stanford cũng nổi tiếng với chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới. US News đánh giá đây là trường đứng thứ 5 ở Mỹ trong khi QS xếp trường thứ 3 thế giới. Ảnh: Stanford .
Princeton - đại học tốt nhất ở Mỹ theo đánh giá của US News - xếp thứ 4 về mức độ giàu có. Năm 2020, vốn tài trợ trường nhận được lên đến 25,9 tỷ USD. ĐH Princeton thành lập năm 1746, nằm trong nhóm trường danh giá Ivy League, đứng thứ 7 thế giới trong bảng xếp hạng của Times Higher Education . Ảnh: Princeton .
Với nguồn vốn tài trợ gần 18,4 tỷ USD năm 2020, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng. Đây cũng là trường danh giá không kém các trường trên khi xếp thứ 2 (cùng thứ hạng với ĐH Harvard) trong bảng xếp hạng của US News , thứ nhất thế giới theo QS và thứ 5 thế giới theo Times Higher Education . Ảnh: Library of Congress.
ĐH Pennsylvania (UPenn) có vốn tài trợ năm 2020 gần 14,9 tỷ USD. Con số này khiêm tốn khi so với ĐH Harvard nhưng vẫn cao hơn GDP năm ngoái của khoảng 80 quốc gia, vùng lãnh thổ (theo thống kê của Ngân hàng Thế giới). Ngôi trường danh giá thuộc Ivy League này cũng được đánh giá cao về chất lượng đào tạo. US News đánh giá trường xếp thứ 8 ở Mỹ trong khi hai bảng xếp hạng QS và Times Higher Education đều xếp UPenn thứ 13 trong danh sách các trường tốt nhất thế giới năm 2022. Ảnh: UPenn .
ĐH Texas A&M là một trong số hai trường công lập lọt vào danh sách 10 đại học có nguồn tài trợ lớn nhất năm 2020. Nguồn vốn đầu tư trường nhận được sự xã hội, cựu sinh viên trong năm ngoái là 12,7 tỷ USD. ĐH Texas A&M cũng là trường duy nhất trong danh sách không nằm trong top 25 đại học tốt nhất ở Mỹ (trường đứng thứ 68 do US News đánh giá). Ảnh: Henderson Engineers.
ĐH Notre Dame đứng thứ 8 với vốn tài trợ 12,3 tỷ USD, cao hơn GDP năm ngoái của khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngôi trường tư thục này xếp hạng 19 trong bảng xếp hạng những đại học tốt nhất tại Mỹ của US News . Ảnh: University of Notre Dame.
Với vốn tài trợ thấp hơn không đáng kể, ĐH Michigan-Ann Arbor đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng do US News đưa ra. Trường đứng thứ 23 về chất lượng đào tạo. Đại học công lập này thành lập năm 1817 và có sức hút lớn đối với học sinh ở Mỹ. Trong đợt tuyển sinh vừa qua, trường nhận đến 83.000 hồ sơ ứng tuyển. Ảnh: WLNS .
Đứng thứ 10 là ĐH Columbia - một trường tư thục danh tiếng thuộc Ivy League. Không chỉ nằm trong nhóm trường có vốn tài trợ cao (11,3 tỷ USD), ĐH Columbia còn được US News đánh giá là đại học tốt thứ 2 ở Mỹ (cùng hàng với Harvard MIT). Trong bảng xếp hạng thế giới, trường đứng thứ 11 theo Times Higher Education và thứ 19 theo QS . Ảnh: Getty Images.
GS Harvard: 'Nếu liên tục bị đánh vào tay, học sinh khó sáng tạo' GS Howard Gardner (ĐH Harvard, Mỹ) cho rằng nếu sống trong môi trường mà làm điều gì bất thường cũng bị phản đối ngay lập tức, trẻ khó có thể sáng tạo. 40 năm trước, GS Howard Gardner được ĐH Harvard tài trợ để nghiên cứu bản chất và nhận thức về tiềm năng của con người. Lúc đó, mọi người trong ngành...