Những định hướng mới cho ngành giáo dục
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có cuộc họp nhằm đánh giá lại hoạt động của ngành GD&ĐT giai đoạn 2019-2020.
Đồng thời, đề ra những nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn 2020-2025, với quyết tâm đổi mới căn bản, toàn diện từ các cấp học đến việc tổ chức thi cử, giáo dục ở bậc đại học.
Theo Bộ GD&ĐT, định hướng chung giai đoạn 2020-2025 là cần tập trung thực hiện Kết luận 51 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, trong đó đối với giáo dục phổ thông triển khai thành công chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội.
Đối với giáo dục đại học, đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Riêng năm học 2020-2021, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành chỉ thị trong toàn ngành nhằm thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp căn bản. Đó là tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục, các văn bản quy định chi tiết Luật Giáo dục năm 2019; rà soát chính sách và công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; rà soát công tác quản lý biên chế, tuyển dụng giáo viên, bảo đảm số lượng và chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu thực tiễn; ban hành kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.
Đẩy mạnh việc triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; tiếp tục rà soát, bổ sung, đảm bảo đủ cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; thẩm định và phê duyệt sách giáo khoa các môn học và hoạt động giáo dục lớp 2, lớp 6 và tài liệu giáo dục địa phương theo lộ trình; xây dựng kế hoạch thực hiện bảo đảm sách giáo khoa, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hướng dẫn, kiểm tra công tác chuẩn bị triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 2 và lớp 6.
Đổi mới giáo dục hướng đến tạo môi trường giáo dục an toàn cho học sinh.
Video đang HOT
Song song đó là xây dựng văn hóa học đường, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và địa phương trong quản lý, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; tăng cường an ninh, an toàn trường học và các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường.
Ngành GD&ĐT thúc đẩy chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong GD&ĐT, tập trung hoàn thiện chính sách phát triển, quản lý giáo dục trên môi trường mạng, đẩy mạnh dạy học trực tuyến, phát triển khoa học số toàn ngành.
Ngành giáo dục tiếp tục rà soát và bảo đảm các điều kiện thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình, thực hiện kiện toàn Hội đồng trường theo thời hạn quy định; tăng cường kiểm định chất lượng đối với cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo.
Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, đa dạng hóa phương thức đào tạo dựa trên mô hình giáo dục mở, khung trình độ quốc gia, gắn với thị trường lao động và đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; tiếp tục phát triển cơ sở giáo dục đại học, chương trình đào tạo chất lượng cao, tiến tới đạt chuẩn khu vực và thế giới, để thu hút số sinh viên có nhu cầu và điều kiện du học ở nước ngoài về học tập trong nước.
Rà soát các vấn đề GD&ĐT trong toàn ngành để chủ động giải quyết, khắc phục dứt điểm những hạn chế, bất cập; kiểm tra các điều kiện bảo đảm chất lượng các cơ sở giáo dục đại học. Thực hiện thanh, kiểm tra công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin; thanh, kiểm tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm hoặc những vấn đề nóng mà dư luận xã hội quan tâm.
Sứ mệnh trường sư phạm trong bối cảnh đổi mới
Với vai trò là "máy cái" của nền giáo dục, hơn lúc nào hết các trường sư phạm cần đổi mới mạnh mẽ để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV chất lượng cho đất nước.
SV Khoa Sư phạm - Trường ĐH Tây Nguyên. Ảnh: Lê Yên
Nhiệm vụ chiến lược
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là nhiệm vụ chiến lược của các trường sư phạm. Khẳng định điều này, PGS.TS Nguyễn Quang Huy - Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội 2, cho rằng: Những năm vừa qua, các trường sư phạm đóng vai trò then chốt trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV, cán bộ quản lý giáo dục phổ thông, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Có thể nói, với cách thức triển khai đồng bộ của Bộ GD&ĐT, phối hợp tích cực của các sở, phòng GD&ĐT và đặc biệt là xuất phát từ nhu cầu tự thân của bản thân đội ngũ nhà giáo, các trường sư phạm đang phát huy tốt vai trò, sứ mệnh của mình. Tính tự chủ, chủ động, sáng tạo trong đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, cũng theo PGS Nguyễn Quang Huy, nếu xét tường tận trên từng khía cạnh, chất lượng bồi dưỡng của các trường còn chưa đồng đều. Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên chủ yếu tập trung ở trường sư phạm chủ chốt. Những vướng mắc trong giải quyết vấn đề sinh tồn của trường địa phương, yếu tố địa lý, vùng miền và sự hạn chế của các điều kiện bảo đảm chất lượng cũng ảnh hưởng nhất định tới sự lựa chọn chủ thể bồi dưỡng và phương thức bồi dưỡng.
PGS.TS Lưu Trang - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng cũng cho rằng: Trong thời đại kinh tế tri thức có vai trò quyết định cho sự phát triển của đất nước như ngày nay, đội ngũ GV phải được nâng cao chất lượng, phải gánh vác được 3 trọng trách lớn là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Nhận thức được sứ mạng của nền giáo dục và vai trò của đội ngũ GV trong thời đại ngày nay, Đảng, Chính phủ và Bộ GD&ĐT đã luôn quan tâm thích đáng đến đội ngũ giáo viên.
Theo PGS.TS Lưu Trang, trường sư phạm lúc này không chỉ có nhiệm vụ đào tạo GV có chất lượng đáp ứng được yêu cầu mới, mà còn có nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đang giảng dạy các cấp bậc học trường phổ thông.
Các trường sư phạm được giao nhiều nhiệm vụ, từ bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp, đến bồi dưỡng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới cho GV. Điều này giúp các trường sư phạm tiếp cận, hiểu sâu về trường phổ thông và đội ngũ GV phổ thông để có những điều chỉnh chương trình, phương pháp đào tạo bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
"Với vai trò "máy cái", đầu tàu, nhận lãnh nhiệm vụ "kép" - vừa đào tạo vừa bồi dưỡng giáo viên, các trường sư phạm đã nỗ lực vươn lên tiếp cận, thâm nhập vào trường phổ thông thông qua các Chương trình ETEP và Dự án GREP" - PGS.TS Lưu Trang cho hay.
Cần tự làm mới
Trước yêu cầu cấp thiết của đổi mới giáo dục hiện nay, PGS.TS Nguyễn Quang Huy cho rằng: Các trường sư phạm cần phải tự làm mới mình. Trước hết, tăng cường tính tự chủ trên các phương diện nhân sự, tài chính, chuyên môn, tập trung đổi mới phương thức quản trị nhà trường theo hướng tinh gọn, hiện đại.
Ngoài ra, các trường sư phạm chủ động đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng GV, tăng cường số hóa tài liệu, học liệu, tăng cường hợp tác quốc tế và gắn kết với địa phương trên trong đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học giáo dục.
Trường sư phạm không chỉ có nhiệm vụ đào tạo GV có chất lượng đáp ứng được yêu cầu mới, mà còn có nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đang giảng dạy các cấp bậc học trường phổ thông. PGS.TS Lưu Trang
Hiển nhiên, trong đổi mới không thể tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc, chẳng hạn như vấn đề tự chủ, tính phân tán của các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ; cơ chế phối hợp các bên không rõ ràng; sức ỳ của một bộ phận giảng viên, giáo viên, sự lạc hậu của tài liệu, phương pháp, những thiếu hụt về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật khác... Để thay đổi được điều này, theo PGS.TS Nguyễn Quang Huy, cần có sự thay đổi rất lớn về nhận thức của toàn bộ đội ngũ nhà giáo, nhà quản lí giáo dục từ phổ thông đến ĐH.
Thay đổi căn cơ và dài hơi
Tuy các trường sư phạm đạt được những thành công trong nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong những năm qua, nhưng những thành công đó chỉ mới là bước đầu. Việc đổi mới giáo dục phổ thông còn nhiều khó khăn, thách thức. Đó là, nhận thức và điều kiện tiếp cận để đổi mới giáo dục phổ thông của các trường phổ thông còn chênh lệch giữa vùng miền; trình độ đội ngũ giáo viên phổ thông cũng khác nhau ở mỗi địa phương; cơ sở vật chất và tài chính hạn chế cũng là vấn đề khó khăn cho đổi mới giáo dục phổ thông, thiếu sự đồng hành của phụ huynh trong quá trình đổi mới...
Đưa thông tin này, PGS.TS Lưu Trang cho rằng: Các trường sư phạm cần phải thay đổi một cách căn cơ và dài hơi mới có thể đáp ứng hiệu quả yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Trong đó, trước hết phải xây dựng được kế hoạch chiến lược một cách khoa học, trên nền tảng thực tế và bám sát sứ mạng, tầm nhìn của trường để thực hiện từ 10 đến 20 năm. Kế hoạch chiến lược đó phải toàn diện và đầy đủ, dựa trên nền tảng chủ trương đổi mới căn bản GD-ĐT của Đảng, Chương trình giáo dục phổ thông mới...
Cần có sự thay đổi lớn về nhận thức của toàn bộ đội ngũ nhà giáo, nhà quản lí giáo dục từ phổ thông đến ĐH. Do đó, vấn đề truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ nhà giáo cần được đặt lên hàng đầu. Tiếp theo, để đổi mới giáo dục đi vào thực chất cần có sự chỉ đạo nhất quán, quyết liệt của cơ quan chủ quản, sự phối hợp chặt chẽ, nghiêm túc của các sở, phòng GD&ĐT các địa phương, trường phổ thông, mầm non và trên hết, chính là sự đổi mới quyết liệt của bản thân các trường sư phạm. PGS.TS Nguyễn Quang Huy
Trường Trung học phổ thông Ngô Gia Tự: Tạo dấu ấn bằng những đột phá Trải qua 20 năm thành lập và phát triển, đến nay, Trường THPT Ngô Gia Tự (TP. Cam Ranh) đã trở thành một trong những lá cờ đầu của tỉnh về chất lượng giáo dục, có nhiều đóng góp vào thành tích chung của ngành. Kết quả này có sự góp sức của các thế hệ cán bộ quản lý, giáo viên (GV)...