Những điều mẹ đã sai lầm khi chăm con
Vấn đề nuôi dạy con cái trở nên phức tạp hơn rất nhiều so với những gia đình có đầy đủ bố và mẹ. Nhưng nếu biết tránh những sai lầm dưới đây về việc chăm con của các bà mẹ.
Cho con uống thuốc bổ vô tội vạ
Các mẹ thường có chung suy nghĩ: Thuốc bào chế cho em bé được làm từ các thành phần thảo dược, lại được bổ sung rất nhiều khoáng chất, không bổ ngang cũng bổ dọc. Thế nhưng thực tế là sau khi uống hết cả chục chai “Giúp bé hết biếng ăn” thì tình trạng biếng ăn của bé vẫn chẳng cải thiện chút nào.
Phải hiểu cặn kẽ rằng, loại trừ do tâm lý, còn thì nguyên nhân là do thiếu chất này chất kia nên bé mới lười ăn, vì vậy nếu “hên” uống trúng thuốc bổ sung chất bé đang thiếu thì tình trạng được cải thiện, bằng không chỉ như nước đổ lá khoai, tốn tiền vô ích.
Không bổ sung đủ lợi khuẩn Probiotic
Những vi khuẩn này được bổ sung nhằm giúp cân bằng hệ tiêu hóa. Chúng xuất hiện trong các thực phẩm như sữa chua , sữa đậu nành… Tuy nhiên, chỉ để “ăn chơi” thì cho bé yêu ăn mỗi ngày một hũ sữa chua là đủ, còn để chữa bệnh rối loạn tiêu hóa thì cần tham vấn bác sĩ để được tư vấn các chế phẩm có lượng probiotic cao.
Nguyên nhân là trước khi đến được ruột, các chiến binh này cần phải vượt qua dạ dày với môi trường axit, một lượng lớn chiến binh sẽ bỏ xác ở đây trước khi đến được ruột để thực hiện chức năng “lợi khuẩn”.
Vì thế cần phải bổ sung probiotic khi bé đã ăn no và số lượng probiotic trong chế phẩm cũng phải đủ nhiều để đạt kết quả tốt.
Lạm dụng thuốc hạ sốt cho con
Video đang HOT
Hầu hết các mẹ khi thấy bé có biểu hiện nóng sốt liền lập tức cho con uống thuốc. Tuy vậy, theo các bác sĩ, chỉ khi thân nhiệt bé trên 38.5 độ C mới cần uống thuốc để ngăn ngừa tình trạng bé sốt cao sẽ dễ dẫn đến co giật, chứ không phải nhằm mục đích hết sốt.
Khi bị virus xâm nhập, cơ thể sẽ tiết ra kháng thể để tiêu diệt, đồng thời tự tăng thân nhiệt để tạo môi trường bất lợi cho sự sinh sản và phát triển của virus, vì thế nếu bé mới chỉ hơi nóng mà cho uống thuốc hạ sốt liền, chẳng khác nào tiếp tay cho kẻ thù công kích nhà mình.
Nhồi con ăn khi con ốm
9/10 các bà mẹ được hỏi đều trả lời cần phải cho trẻ ăn ngon và giàu dinh dưỡng hơn trong thời gian bé bệnh. Điều này hoàn toàn đi trái khoa học, vì rằng khi cơ thể không khỏe, hệ tiêu hóa của con cũng theo đó mà kém hấp thu. Lúc này các mẹ lại tống vào thịt bò, bào ngư… khác nào xây nhà trên vũng sình??? Hãy cho bé ăn thức ăn dễ tiêu, nếu con chỉ đòi ăn cơm trắng, mẹ cũng đừng vì thế mà lo lắng. Khi con hết bệnh, đó mới là lúc cần mẹ bồi bổ để hồi phục và phát triển.
Hiểu sai về táo bón
3-4 ngày không thấy con đi tiêu, mẹ sốt sắng mua thụt đít về “hỗ trợ” cho con, mặc dù phân của con vẫn rất mềm và “đẹp”. Mang tâm sự ấy đến gặp bác sĩ, mẹ nhận được lời khuyên là hãy nhìn chất lượng phân hơn là số lần bé đi tiêu. Nghĩa là nếu phân vẫn bình thường, nhất là khi bé bú mẹ hoàn toàn, thì một tuần bé đi một lần vẫn rất bình thường. Điều này chỉ nói lên một điều: Sữa mẹ quá tốt, con hấp thu hết nên chẳng còn gì để thải ra ngoài cả, vì thế con cần đợi đến khi “đủ số lượng” thì mới giải phóng ra ngoài được.
Tưởng rằng ói và trớ là một
Ói là hiện tượng bệnh lý của nhiều bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, điển hình nhất là do kém hấp thu. Khi ói cơ bụng bé co thắt, ói xong mặt bé hơi tái, mệt mỏi, một lúc sau mới trở lại hồng hào.
Ngược lại, trớ là hiện tượng sinh lý, thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Khi ăn quá no hoặc quá nhanh, bé sẽ bị trớ. Khi trớ đồ ăn sẽ phun ra thành vòi, cảm giác rất dễ dàng chứ không cần phải gắng sức. Tuy nhiên, khi trớ xong trẻ rất bình thường, không hề có dấu hiệu mệt mỏi, thậm chí lại có thể “chiến đấu” tiếp đồ ăn còn dang dở.
Mẹ cần phân biệt thật kỹ để biết con mình đang bình thường hay bất thường.
phunutoday
Những sai lầm khi dùng thuốc hạ sốt
Thuốc dùng để hạ sốt hiện nay rất phong phú, đa dạng, dễ kiếm, dễ sử dụng nhưng đối tượng người dùng cũng vô cùng phức tạp.
Điều quan trọng là dùng thuốc sao cho đúng và an toàn, đạt hiệu quả chữa bệnh tối ưu... Trên thực tế vẫn gặp nhiều trường hợp bị ngộ độc thuốc do việc tự ý dùng thuốc chưa đúng của người dân.
Tâm lý dùng cho chắc
Nhà bên có cháu nhỏ mới 5 tháng tuổi, vừa đi tiêm phòng vaccin về cháu hâm hấp sốt. Đây cũng là phản ứng rất bình thường của cơ thể. Nhưng vì quá lo lắng nên khi cặp nhiệt độ cho con thấy 37,5oC, chị Thúy (mẹ của cháu) vội cho con dùng ngay thuốc hạ sốt để ngăn chặn sốt có thể tăng cao.
Chị cho rằng, sốt nhẹ thì dùng phương án nhẹ nhất là dán cao. Bởi theo chị dùng thuốc viên thì phải sốt nặng hơn, trên 38oC và thuốc đạn là nặng nhất (39 - 40oC). Nếu con sốt cao trên 38oC thì chị sẽ cho uống thuốc hoặc viên đạn nhét hậu môn.
Qua đó có thể thấy rằng nhiều người dùng thuốc hạ sốt mà chưa hiểu về bản chất của sốt và công dụng của các loại thuốc.
Chườm mát kết hợp với thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt cao
Sự thật như thế nào?
Sự thật là các thuốc hạ sốt đều có chung hoạt chất giống nhau, chúng chỉ khác nhau ở dạng bào chế. Hiện nay, có hai loại thuốc hạ sốt cơ bản thông thường là acetaminophen (paracetamol) và axít acetylsalicylic (aspirin). Các loại thuốc khác như bạc hà chỉ tạo ra cảm giác lạnh, hydrogel chỉ là dạng tinh thể ngậm nước (như trong miếng dán lạnh) không phải là thuốc hạ sốt. Các thuốc chỉ khác nhau ở dạng bào chế là thuốc dạng viên nén, viên sủi, dạng viên đạn nhét hậu môn, dạng gel bôi, dạng bột trong gói và dạng cao dán.
Quan điểm của chị Thúy sai thứ nhất về phản ứng sốt. Thực ra sốt là một phản ứng cấp tính của hệ miễn dịch, tạo ra các chất trung gian hóa học của viêm, mà người ta cho rằng, các chất này chịu trách nhiệm tạo ra sốt bao gồm: các prostagladin, các cytokin và intereukin. Những chất trung gian này là chất làm sai lạc nhận cảm của hệ dưới đồi về thân nhiệt. Lẽ ra cơ thể đang ở nhiệt độ bình thường thì chúng lại cảm nhận là nhiệt độ thấp và tăng tốc tạo ra phản ứng sinh nhiệt nhằm nâng nhiệt cơ thể lên. Ngay lập tức, cơ thể sốt cao. Nhưng ngoài tác dụng không có lợi là gây ra sốt, các chất trung gian này rất có ích về mặt miễn dịch. Chúng là các chất hóa ứng động (thu hút) bạch cầu hiệu quả. Chúng thu hút và hấp dẫn bạch cầu (các tế bào có thẩm quyền miễn dịch) đến vị trí nhiễm khuẩn và thực hiện phản ứng. Hoạt động này như là một quá trình tập luyện cho hệ miễn dịch khỏe thêm. Vì thế, khi trẻ sốt không cao, bạn không cần phải can thiệp gì. Bạn cần để cho cơ thể tập chống chọi với các phản ứng sinh học bất lợi. Có thể nói rằng, trong trường hợp trên, phản ứng sốt nhẹ sẽ tập cho cơ thể bé khả năng chống đỡ. Nếu dùng ngay khi nhiệt độ mới tăng nhẹ lên như trên, thực không thu được lợi ích lớn.
Sai lầm thứ hai ở quan điểm chọn thuốc. Thuốc nặng nhẹ khác nhau ở liều của thuốc chứ không ở dạng bào chế. Quan điểm cho rằng thuốc dán thì nhẹ hơn thuốc viên, thuốc viên thì không mạnh bằng thuốc đạn là phi thực tế. Dù là thuốc dán, thuốc viên, thuốc bột hay thuốc viên đạn thì chúng đều được bào chế dưới công nghệ sao cho chất chính (là thuốc hạ sốt) có thể ngấm dễ dàng và đi vào cơ thể. Chất thuốc từ miếng dán sẽ ngấm qua da và vào trực tiếp hệ thần kinh. Thuốc đạn và thuốc viên sẽ đi qua thành ruột, vào máu rồi cũng lên hệ thần kinh. Khả năng hạ sốt hoàn toàn phụ thuộc vào lượng thuốc tồn trong máu chứ không phụ thuộc vào việc bạn chọn miếng dán hay gói bột, gel bôi.
Dùng cho đúng
Vậy dùng đúng thuốc hạ sốt thế nào cho đúng để vừa tránh được những tai biến do thuốc gây ra và đạt được hiệu quả.
Thứ nhất, dùng đúng thời điểm: Bạn chỉ nên dùng khi em bé có nhiệt độ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên. Từ 37,1 độ C - 38,4 độ C là mức độ sốt nhẹ, an toàn với trẻ và mang tính kích thích miễn dịch.
Thứ hai, dùng đúng loại thuốc: Bé bị trớ thì dùng thuốc cao dán, thuốc viên đạn. Bé bị tiêu chảy thì dùng thuốc cao dán và thuốc uống. Nếu bé có phát ban ở da thì không dùng miếng dán hạ sốt.
Thứ ba, dùng đúng liều: Không nên dùng quá 2.000mg/ngày (4 viên 500mg) với người lớn và 1.000mg/ngày (4 gói 250mg) với trẻ em. Khi dùng cho trẻ em phải tính toán liều lượng (hoặc theo sự chỉ định cụ thể của bác sĩ hoặc là phải tính toán theo cân nặng trong hướng dẫn sử dụng thuốc để tính liều).
Thứ tư, kết hợp đúng cách: Trước hết, nên hạ sốt bằng các biện pháp vật lý như chườm mát (nước từ 25 độ C trở lên), lau nước mát. Sau đó nếu bé vẫn sốt thì cho uống thuốc hoặc kết hợp uống thuốc và lau mát. Nhớ là chỉ lau tối đa 3 lần trong cơn sốt. Lau lần 1 khô thì mới lau tiếp lần 2, lần 3.
Theo Eva
Phòng ngừa và điều trị tiêu chảy trong dịp nghỉ hè Năm học của con bạn vừa kết thúc, kỳ nghỉ hè 2014 với nhiều chuyến đi chơi xa, về thăm ông bà, tham gia các khóa dã ngoại mùa hè hoặc đơn giản là cả nhà cùng nhau đi picnic, thả diều, ăn uống... và cùng với đó là vấn đề tiêu chảy bắt đầu xuất hiện. Tiêu chay la môt biểu hiện...