Những điều cha mẹ cần nhớ để con “nói không” với kháng sinh
“Nhờn” thuốc kháng sinh ở trẻ là điều không cha mẹ nào mong muốn, để tránh điều đó xảy ra cha mẹ nên thực hiện một số biện pháp giúp tăng cường sức khỏe cho con.
Lạm dụng thuốc kháng sinh là tình trạng khá nhức nhối đang diễn ra tại Việt Nam. Nhiều cha mẹ khi thấy con mới có dấu hiệu cảm sốt đã ngay lập tức mua thuốc về cho con uống, hoặc nếu có đưa con vào viện thì cũng yêu cầu bác sĩ kê đơn kháng sinh.
Bác sĩ người Pháp Phillippe Collin (hiện đang công tác tại một phòng khám Đa khoa Quốc tế tại Hà Nội) cũng chia sẻ về thực trạng này rằng: “Có rất nhiều cha mẹ luôn mong đợi bác sĩ phải kê đơn thuốc kháng sinh cho con mình, và họ không hài lòng khi con không được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Mỗi khi thăm khám bác sĩ, họ chỉ cảm thấy yên tâm khi nhận được một túi đầy các loại thuốc, bất kể đứa trẻ có thật sự cần dùng thuốc hay không. Họ yêu cầu được dùng kháng sinh, khiến các bác sĩ đôi khi phải phá vỡ nguyên tắc, kê đơn chỉ để làm bệnh nhân cảm thấy hài lòng”.
Nhiều cha mẹ quá lạm dụng thuốc kháng sinh khi con bị ốm (Ảnh minh họa).
Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi sẽ dẫn đến tình trạng “nhờn thuốc” – đây là hiện tượng vi khuẩn gây bệnh không còn nhạy cảm, không bị tiêu diệt bởi kháng sinh đang điều trị. Ngoài ra lạm dụng thuốc kháng sinh còn phá hủy hệ miễn dịch của cơ thể người, dẫn đến một loạt bệnh khác đua nhau bùng nổ.
Để tránh tình trạng trên xảy ra, điều quan trọng đó là cha mẹ cần nắm vững những kiến thức về sử dụng thuốc cho con. Ngoài ra, cần một thực hiện một số điều sau để gia tăng sức khỏe cho trẻ, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thuốc kháng sinh.
Rửa tay thường xuyên là một trong những cách hiệu quả để phòng chống virus gây bệnh. Cha mẹ nên nhắc nhở con rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, đi ngoài đường về. Cho bé rửa tay ít nhất 20 phút bằng xà phòng và nước sạch, khi rửa tay nên nhớ chà kĩ cả lòng bàn tay, mu bàn tay và các ngón tay.
Nên cho trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước là hiệu quả nhất, trong trường hợp đi ra ngoài có thể sử dụng nước rửa tay khô nhưng khi về nhà vẫn cần rửa tay lại nước và xà phòng.
TS.BS Đào Thị Yến Phi (Trưởng Bộ môn dinh dưỡng Đại học Y Phạm Ngọc Thạch TP HCM) cũng đã chia sẻ lý do nên cho trẻ rửa tay bằng xà phòng thay vì nước rửa tay khô: “Trong xà phòng có 2 đầu, 1 đầu là là chất béo, 1 đầu bên kia là chất tan trong nước. Khi chúng ta xoa xà phòng lên tay, đầu chất béo sẽ bám lên tay và nước sẽ rửa đi, đây là cách loại bỏ tất cả những vật sống như vi khuẩn, màng tế bào nhiễm khuẩn ra khỏi tay tốt nhất. Trong khi đó nếu chúng ta xịt một loại nước diệt khuẩn lên tay, đặc biệt là các loại cồn cao như cồn 90 độ thì nó bay hơi rất nhanh và tạo thành một lớp màng như xác vi khuẩn. Nó không làm sạch sâu được giống như chúng ta rửa tay bằng xà phòng.
Cho nên rửa tay bằng xà phòng luôn là tốt nhất, nước rửa tay khô, nước rửa tay diệt khuẩn chỉ là tiện lợi”.
Vệ sinh ngăn ngừa virus lây lan
Video đang HOT
Vệ sinh nhà cửa, thân thể là một cách để tăng cường miễn dịch (Ảnh minh họa).
Bên cạnh việc rửa tay, hàng ngày cha mẹ cần tắm gội, vệ sinh cá nhân cho trẻ để đảm bảo cơ thể sạch sẽ. Đừng quên cho trẻ súc miệng, súc họng bằng nước muối để tránh virus xâm nhập. Ngoài ra một điều quan trọng nữa đó là về sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh để nhà có những góc ẩm ướt vì vi khuẩn dễ phát triển.
Đồ chơi trẻ nhỏ cũng là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và cần làm sạch thường xuyên. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) cũng nhấn mạnh, đồ chơi là thứ đồ dùng trẻ nhỏ rất thích cầm nắm, cho vào miệng ngậm rồi lại cầm chơi, chuyển cho bé khác và quy trình tiếp diễn… Nếu đồ chơi không được làm sạch thường xuyên, trẻ lại đưa những đồ vật đó lên miệng ngậm và nguy cơ mắc bệnh do nhiễm virus là rất lớn.
Tăng cường hệ miễn dịch
Chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ phù hợp sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ (Ảnh minh họa).
Hệ miễn dịch mạnh khỏe là điều kiện quan trọng để giúp cơ thể trẻ phòng chống các loại bệnh nhiễm trùng. Để tăng cường hệ miễn dịch cho con, cha mẹ cần chú ý một số điều quan trọng sau:
- Cho trẻ ngủ đủ giấc: Các nghiên cứu của Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ chỉ ra rằng ngủ đủ giấc sẽ giúp việc tiêm chủng phát huy tác dụng hơn và bé sẽ ít bị cảm lạnh sau khi tiếp xúc với virus hơn.
Việc thiếu ngủ còn ảnh hướng đến chiều cao của trẻ, khiến bé dễ bị thấp lùn. Ngoài ra tư duy não bộ và khả năng miễn dịch của bé cũng bị ảnh hướng tiêu cực. .
- Chế độ dinh dưỡng cân bằng trẻ: Chế độ ăn hàng ngày góp phần quan trọng trong việc gia tăng hệ miễn dịch cho trẻ. Mỗi bữa ăn của có bé nên có đủ rau xanh, thịt cá và khẩu phần ăn vừa đủ, không thừa không thiếu. Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sang (Bác sĩ Nội trú Huyết học – Đại học Y dược TP.HCM) chế độ ăn cân đối 3 nhóm chất ĐƯỜNG – ĐẠM – LIPIT và đầy đủ vi chất (đặc biệt Vitamin D3-A-C) là chìa khóa quan trọng trong phát triển cân nặng cũng như miễn dịch của trẻ.
- Ngoài ra cho trẻ vận động thể chất 30 phút mỗi ngày cũng là cách để tăng cường hệ miễn dịch.
Tiêm chủng đầy đủ
Cha mẹ nên cho con tiêm chủng đầy đủ (Ảnh minh họa).
Tiêm chủng đầy đủ là điều nên làm để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh nguy hiểm như ho gà, bạch hầu, sởi…
Bên cạnh những mũi vắc xin cần thiết ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng như lao, sởi… còn một số loại vắc xin cần thiết khác để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ nên cho con tiêm bổ sung bao gồm:
- Vắc xin phòng ngừa các bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn.
- Vắc xin phòng tiêu chảy do virus Rota.
- Vắc xin phòng viêm màng não do mô cầu.
- Vắc xin phòng cúm.
- Vắc xin phối hợp sởi – quai bị – rubella (MMR).
- Vắc xin phòng thủy đậu.
- Vắc xin phòng viêm gan siêu vi A.
- Vắc xin HPV.
- Vắc xin phòng bệnh dại.
Phòng Covid-19: Trở lại trường, sinh viên cần mang theo những vật dụng y tế nào?
Có rất nhiều vật dụng cần thiết mà sinh viên phải mang theo khi quay trở lại trường đại học vào đầu năm học mới. Thuốc và một số vật dụng y tế khác dù rất cần thiết nhưng lại thường bị bỏ quên.
Băng keo cá nhân là một trong những vật dụng y tế cần thiết mà sinh viên cần mang theo khi trở lại trường đại học - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nhiều sinh viên và phụ huynh thường quan tâm đến các vật dụng sinh hoạt như quần áo, giày dép hay khăn. Thế nhưng, hầu hết các vật dụng sinh hoạt này sinh viên hoàn toàn có thể mua được ở khu vực xung quanh trường đại học.
Ít người nghĩ đến phải mang theo những vật dụng y tế nào. Nếu sinh viên thức dậy đi học với cơn đau bụng hoặc nhức đầu thì thứ cần nhất lúc ấy lại là một vỉ thuốc. Tất nhiên, bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc.
Giữa rất nhiều thứ phải mang theo thì không nhất thiết phải mang quá nhiều thuốc men hoặc vật dụng y tế nào. Ví dụ, bạn không cần phải mang đến 3 bịch bông gòn trong hành lý nhưng một ít bông gòn để dùng khi bị trầy xước là cần thiết.
Dưới đây là những vật dụng y tế mà sinh viên cần mang theo khi quay lại trường đại học, theo Pop Sugar.
- Khẩu trang vải kháng khuẩn hoặc khẩu trang y tế, gel/nước rửa tay khô.
- Nhiệt kế.
- Một số loại thuốc hạ sốt, trị đau đầu thông thường như paracetamol.
- Băng keo cá nhân, băng keo y tế băng vết thương.
- Miếng gạc vô trùng với nhiều kích cỡ khác nhau.
- Hydrogen peroxide, hay còn được biết với tên quen thuộc là nước ô xy già, để sát trùng và làm sạch vết thương khi bị trầy xước.
- Kéo, nhíp, kìm cắt móng.
Ngoài ra, những người mắc một số căn bệnh như dị ứng, hen suyễn... cũng nhớ phải mang theo các loại thuốc phù hợp với bệnh của mình, theo Pop Sugar.
Hà Nội: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú cho học sinh Ngay từ đầu năm học mới, các trường học ở Hà Nội có tổ chức bán trú cho học sinh đặc biệt chú trọng tới công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo những bữa ăn an toàn, dinh dưỡng giúp học sinh tăng cường sức khỏe theo yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế. Trường Mầm...