Những điều cần tránh khi ăn gan lợn để hạn chế độc tố nguy hiểm
Gan lợn là món ăn chứa nhiều dinh dưỡng, giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất như: Vitamin A, vitamin C, nicotilic, a-xít foli. Tuy nhiên gan lợn cũng là cơ quan thải độc tố vì vậy khi ăn cần tránh những điều sau
Những điều cần tránh khi ăn gan lợn để hạn chế độc tố
Gan lợn là thực phẩm bổ dưỡng rất giàu vitamin A và các nguyên tố vi lượng. Tuy nhiên, cơ quan nội tạng này cũng chứa rất nhiều độc tố nếu bạn chế biến và ăn không đúng cách. Sau đây là những sai lầm khi ăn gan lợn bạn cần tránh để bảo vệ sức khỏe.
Chọn phải gan của con lợn có bệnh
Gan của những con lợn có bệnh thường không có màu đỏ tươi, bề mặt gan có nốt sần. Khi ấn tay vào không có độ đàn hồi mà cảm giác nhẽo, chảy nước.
Gan lợn bệnh có thể phân biệt được ở những nốt sần, màu vàng hoặc tím sẫm, mùi hôi. Loại gan này cực kỳ độc hại, không nên mua về ăn.
Chế biến gan chưa chín hẳn
Trong gan có thể chứa nhiều ký sinh trùng như sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, hoặc có chứa virus gây bệnh. Nếu gan không được nấu chín hẳn, còn tái sẽ không diệt hết được các loại virus, ký sinh trùng này.
Video đang HOT
Xử lý gan không kỹ
Đầu tiên nên ngâm gan lợn trong nước muối khoảng 10 phút rồi mới chế biến, hoặc tốt hơn nữa thì có thể phải ngâm trong nước muối trên 30 phút. Như vậy, những chất độc trong gan mới được phân hủy phần nào.
Trước khi chế biến không bóc lớp màng trên bề mặt, bóp hết máu đọng trong miếng gan lợn, khi đó lượng máu đọng trong gan chứa rất nhiều độc tố mà gan chưa kịp đào thải, vì vậy trước khi chế biến bạn cần bóp hết lượng máu đọng này. Đồng thời, hãy bóc bỏ lớp màng mỏng trên bề mặt gan để việc vệ sinh gan được triệt để.
Tuyệt đối không được ăn quá nhiều gan lợn
Hàm lượng cholesterol trong gan lợn rất cao. Nếu ăn quá nhiều trong một lần, lượng cholesterol nạp vào cơ thể nhiều quá sẽ gây ra các bệnh như xơ vữa động mạch và làm bệnh tim nặng hơn, do đó những người mắc bệnh huyết áp cao hoặc tim mạch vành nên hạn chế ăn gan lợn.
Không chế biến gan lợn với thực phẩm chứa vitamin C
Trong gan lợn có khá cao hàm lượng đồng, điều nguy hiểm là chất này có thể kết hợp với vitamin C khiến cho món ăn mất hết chất dinh dưỡng. Ví dụ như không nên xào giá đỗ với gan. Vì thành phần của giá đỗ có nhiều vitamin C, xào chung hai loại này với nhau, vitamin C trong giá đỗ sẽ bị oxy hóa hết và chất dinh dưỡng trong giá đỗ lúc này bằng không.
Không kết hợp gan lợn với rau cần và cà rốt
Gan lợn chứa các ion kim loại và chúng sẽ phân giải vitamin C làm mất tác dụng của cà rốt. Rau cần chứa chất cellulose và acid oxalic, nếu kết hợp nó với gan lợn sẽ hạn chế tình trạng hấp thụ sắt của cơ thể.
Gan lợn và cải xoăn
Cũng như sự kết hợp của gan lợn với cà rốt. Nếu kết hợp cải xoăn với gan lợn sẽ khiến hàm lượng vitamin C dồi dào trong cải xoăn bị phân giải và không có tác dụng.
Ngoài ra, bạn có thể làm sạch và khử mùi gan lợn bằng cách dùng rượu trắng hoặc rượu vang đỏ, giấm trắng rửa gan lợn để khử sạch mùi tanh và hôi. Cách khác bạn có thể hết lớp màng bên ngoài của nó, sau đó ngâm với sữa bỏ trước khi nấu gan lợn sẽ không còn mùi tanh nữa.
Nỗi lo an toàn thực phẩm ngày Hè
Mùa Hè thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tăng cao.
Đặc biệt, việc các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ hoạt động trở lại cũng là một yếu tố làm gia tăng bệnh truyền nhiễm.
Xét nghiệm lấy mẫu thực phẩm chuyên sâu tại chợ Phùng Khoang. Ảnh: Trần Thảo
Bảo đảm ATTP không quên phòng dịch
Theo khảo sát của phóng viên Kinh tế & Đô thị, mở cửa trở lại sau một thời gian dài nghỉ dịch Covid-19, nhiều nhà hàng, quán ăn trên các phố Tô Hiệu, Duy Tân (quận Cầu Giấy), đường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm), Huỳnh Thúc Kháng, Nguyên Hồng (quận Đống Đa)... không chỉ ý thức tốt trong việc bảo đảm ATTP mà còn thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, sát khuẩn tay...
Trước khi mở cửa trở lại, anh Đặng Mạnh - chủ nhà hàng cá lăng trên địa bàn phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm đã tu sửa lại hệ thống nhà hàng, bếp ăn ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, đồng thời tập huấn, bồi dưỡng kiến thức vệ sinh ATTP cho nhân viên nhà hàng trong thời gian nghỉ dịch. "Từ khi mở cửa đến nay, chúng tôi luôn ý thức việc bảo đảm ATTP từ khâu chọn mua nguyên liệu, thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, rửa tay, đeo bao tay, khẩu trang khi chế biến thực phẩm. Ngoài ra, việc rửa bát, tráng bát bằng nước đun sôi cũng được nhà hàng thao tác rất cẩn thận, tỉ mỉ. Bên cạnh hướng dẫn khách rửa tay, sát khuẩn trước khi vào nhà hàng, chúng tôi cũng tuyên truyền để khách luôn ý thức trong việc phòng, chống dịch" - anh Mạnh cho biết.
Còn chị Thục Quyên - chủ nhà hàng chuyên gà trên phố Duy Tân, quận Cầu Giấy cho hay, nhà hàng không chỉ khắt khe trong chọn lựa thực phẩm chất lượng mà còn đặc biệt chú trọng khâu vệ sinh ATTP. Ngay từ khi mở cửa trở lại, nhà hàng đã chuẩn bị mọi khâu phòng dịch như nước sát khuẩn, xà phòng để phục vụ khách.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, việc ăn uống an toàn chưa thực sự được coi trọng, nhất là đối với một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng có thói quen sử dụng thức ăn đường phố. Rất nhiều chủng loại thực phẩm chế biến sẵn như cá kho, cá rán, đậu rán, vịt quay, thịt nướng, các loại dưa cà muối... sẵn sàng phục vụ thực khách. Do sự tiện lợi, nhiều người lựa chọn thức ăn đã sơ chế, chế biến sẵn, tuy nhiên, nhiều loại thực phẩm này tiềm ẩn không ít nguy cơ mất an toàn như không có tủ kính che đậy, khiến bụi bặm, ruồi nhặng mang theo vi khuẩn có thể xâm nhập.
Sở Y tế cũng yêu cầu Chi cục ATVSTP phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP và TTYT quận, huyện, thị xã trên địa bàn trong việc thông báo, trao đổi thông tin về các trường hợp mắc dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm để chủ động giám sát, xử lý tại cộng đồng.
Tăng cường giám sát
Đề cập đến công tác quản lý ATTP, Trưởng phòng Y tế quận Nam Từ Liêm Nguyễn Anh Tuấn cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng quận liên tục tăng cường thanh tra, kiểm tra. Gần đây nhất, Tổ xét nghiệm, Phòng Y tế quận đã lấy mẫu thực phẩm (gồm thịt gia súc, gia cầm, nội tạng gia súc, gia cầm) tại siêu thị Kmart Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, siêu thị Vinmart số 89 Lê Đức Thọ, chợ Phùng Khoang phường Trung Văn để gửi mẫu đi xét nghiệm chuyên sâu tại Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia.
Riêng tại chợ Phùng Khoang, tổ lấy mẫu đã thực hiện test nhanh 20 mẫu giò, chả của 5 cơ sở kinh doanh, kết quả tất cả mẫu đều âm tính với hàn the và chất bảo quản. Trước đó, Tổ xét nghiệm cũng đã thực hiện lấy một số mẫu xét nghiệm hải sản, thịt gia súc, gia cầm và rau, củ, quả tại 7 cở sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn phường Cầu Diễn. "Sau 10 ngày có kết quả xét nghiệm, tổ sẽ báo cho trạm y tế và UBND các phường để thông tin kết quả đến các cơ sở kinh doanh. Trường hợp kết quả các mẫu thực phẩm không bảo đảm an toàn, ở mức độ vừa phải, quận sẽ đưa ra cảnh báo. Với những chất bảo quản hay hóa chất gây hại, ảnh hưởng tới sức khỏe, chủ các cơ sở có mẫu vi phạm sẽ bị xử lý theo đúng quy định về VSATTP như đóng cửa, xử phạt hành chính" - Trưởng phòng Y tế quận Nam Từ Liêm Nguyễn Anh Tuấn cho hay.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung nhấn mạnh, để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch và bảo đảm ATTP trong mùa Hè, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị chức năng tăng cường giám sát các cơ sở trên địa bàn, đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh và bảo đảm ATTP. Đặc biệt chú trọng các mặt hàng thực phẩm ăn ngay, thức ăn chế biến sẵn, cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống, nước đá, cơ sở thức ăn đường phố, các bếp ăn tập thể....
Tiêm chủng muộn cho trẻ và những hậu quả nguy hiểm Tiêm chủng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ và cả cộng đồng. Tiêm chủng muộn cho trẻ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng như làm giảm hiệu quả vaccine, trẻ dễ mắc bệnh, tăng nguy cơ phản ứng sau tiêm chủng,... Tiêm chủng đúng thời điểm là cách tốt nhất để tạo hệ miễn dịch...