Những điều bạn ít biết về giấc ngủ trưa
Theo các chuyên gia về giấc ngủ, nếu phần lớn thời gian trong ngày mà cảm thấy buồn ngủ, có thể là triệu chứng của căng thẳng hoặc mất ngủ.
Shutterstock
Ngoài ra, thời gian ngủ ngày kéo dài từ 60 phút trở lên là dấu hiệu cho thấy có gì đó không ổn với giấc ngủ hoặc sức khỏe, theo lời Michael Grandner, Giám đốc Chương trình nghiên cứu giấc ngủ và sức khỏe tại Đại học Arizona (Mỹ).
Theo trang Medical Daily, chúng ta có thể sẽ không cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy sinh lực trong ngày nếu ngủ đêm không đủ giấc. Nhưng việc ngủ trưa không nên trở thành một thói quen hằng ngày để bù đắp cho giấc ngủ bị mất.
Video đang HOT
Tuy vậy, có người thực sự có thể hưởng lợi từ những giấc ngủ ban ngày. Do di truyền, những người này được biết đến như là “những kẻ lập dị tự nhiên” hoặc thói quen, khác với việc ngủ trưa để bù đắp cho giấc ngủ bị mất.
“Những người ngủ ngày có thể chiếm khoảng 40% dân số thế giới, họ có thể thực sự mệt mỏi nếu họ không ngủ trưa”, tiến sĩ Sara Mednick, nhà tâm lý học tại Đại học California (Mỹ), cho biết.
Giấc ngủ trưa dài giúp họ tăng cường tâm trạng, chức năng nhận thức, thời gian phản ứng, tăng trí nhớ ngắn hạn và hơn thế nữa. Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ, đây là những lợi ích của giấc ngủ ngắn.
Thuật ngữ giấc ngủ ngắn đề cập đến một giấc ngủ từ 20 đến 30 phút, nó có thể làm tăng tâm trạng cũng như năng suất. Các chuyên gia cũng lưu ý rằng từ 2 đến 3 giờ chiều có lẽ là thời điểm tốt nhất để ngủ trưa vì bạn tự nhiên cảm thấy hơi buồn ngủ ngay sau bữa trưa.
Quan trọng nhất, hãy nhớ ngủ ít. Những giấc ngủ ban ngày dài và thường xuyên có thể khiến bạn cảm thấy không ngủ được vào ban đêm, điều này có thể tạo ra một chu kỳ không tốt cho đồng hồ cơ thể.
Theo thanhnien
Ngủ trưa như thế nào để tốt cho sức khỏe
Giấc ngủ trưa nên ít hơn một giờ, không nên ăn quá no và ăn dầu mỡ trước lúc ngủ.
Sau bữa ăn trưa, thời gian cơ thể cần nghỉ ngơi và cảm thấy buồn ngủ nhất là khoảng 13-15h. Đừng cố kháng cự nhu cầu tự nhiên của cơ thể mà hãy dành 30-45 phút cho một giấc ngủ ngắn.
Theo các chuyên gia, giấc ngủ ngắn vào buổi trưa giúp cơ thể tỉnh táo, phục hồi và tăng năng suất làm việc vào buổi chiều. Người ít khi chợp mắt buổi trưa sẽ có cảm giác lâng lâng, buồn ngủ và mệt mỏi vào thời gian còn lại trong ngày.
Trên thực tế, giấc ngủ trưa mang lại lợi ích tương tự những gì ta cảm nhận được sau khi uống cà phê, trà hay các chất kích thích khác. Điểm đặc biệt là nó không có phản ứng phụ, không khiến cơ thể phụ thuộc vào caffein và bạn không bị rối loạn giấc ngủ về đêm.
Ngủ trưa giúp cơ thể giảm căng thẳng, làn da tươi tắn và tăng sức đề kháng để tránh cảm cúm thời điểm giao mùa. Giấc ngủ ngắn còn làm cho các giác quan tinh nhạy, tăng khả năng sáng tạo nhờ cơ thể được thư giãn và phục hồi.
Thức dậy sau giấc ngủ trưa, cơ thể có thể hơi choáng nhẹ vì trạng thái phải rời khỏi giấc ngủ. Do đó giấc ngủ trưa không nên kéo dài lâu hơn một giờ. Bởi lúc này cơ thể đã rơi vào trạng thái ngủ sâu sẽ rất khó để tỉnh táo sau đó.
Hãy giữ cho cơ thể thư giãn, nhịp thở đều đặn. Bạn không nhất thiết nằm thẳng người mà có thể tựa lưng vào ghế, ngả người ra sau ở tư thế thoải mái để chợp mắt. Tắt đèn hay dùng miếng che mắt để giấc ngủ đến nhanh và chất lượng hơn. Nếu có thể nên đắp một lớp chăn mỏng để tránh lạnh vì lúc ngủ quá trình trao đổi chất chậm lại khiến nhiệt độ cơ thể giảm nhẹ.
Theo BoldSky
Ngủ trưa 15 phút và tác dụng thần kì Nhiều người có thói quen xem thường giấc ngủ trưa mà không biết rằng chỉ với thời gian tranh thủ ngẳn ngủi 15 phút sẽ mang lại những điều thần kì cho cơ thể. Phục hồi chức năng não bộ, cải thiện trí nhớ Các nhà nghiên cứu từ Đại học Wisconsin (Mỹ) nhận thấy rằng, giấc ngủ ngắn có thể thúc đẩy...