Những ‘đại kỵ’ khi ăn lẩu không phải ai cũng biết
Đây là những sai lầm cơ bản khi ăn lẩu mà nhiều người Việt đang mắc phải. Về lâu dài, chúng có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Những người không nên ăn lẩu
Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu nhiều đạm mỡ. Lẩu chứa nhiều gia vị, thực phẩm đôi khi không để ý sẽ có nguy cơ gây hại cho thai nhi vì vậy phụ nữ có thai nên hạn chế ăn lẩu.
Chất cay trong lẩu sẽ gây tổn thương đến dạ dày, tuyến tụy. Do đó, những người mắc bệnh dạ dày, đường tiêu hóa yếu không nên ăn các loại lẩu nhiều chất đạm, hải sản mà nên chọn lẩu nấm hay lẩu thanh đạm.
Ăn lẩu quá lâu và quá nhiều
Theo PGS TS Phạm Văn Hoan – Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, ăn lẩu sai cách có thể khiến chúng ta rước bệnh vào người.
Chúng ta thường có thói quen ngồi lai rai bên nồi lẩu, vừa ăn vừa trò chuyện, tán gẫu. Tuy nhiên, việc ngồi ăn trong vài tiếng đồng hồ khiến dạ dày của bạn phải làm việc liên tục bởi các dịch vị dạ dày, dịch mật, tuy phải tiết ra nhiều, liên tục để xử lý lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Do đó, ăn lâu dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa…
Ngoài ra, ăn quá lâu cũng làm tăng lượng cholesterol trong máu.
Bạn chỉ nên ăn lẩu trong khoảng 2 tiếng trở lại và không nên ăn quá 1 lần/tuần.
Ảnh minh họa: Internet
Để nước lẩu quá lâu
Ăn lẩu trong thời gian dài và để nước đun quá lâu khiến hàm lượng nitric tăng cao. Ngoài ra, các vitamin, dinh dưỡng cũng bị phân giải, chất béo cũng bão hòa, gây hại cho cơ thể.
Để đảm bảo hương vị và an toàn cho cơ thể, tốt bạn nên thay nước lẩu sau 60 phút.
Video đang HOT
Ăn lẩu quá nóng
Lẩu là món ăn nóng, đặc biệt thích hợp trong những ngày trời lạnh. Tuy nhiên, việc ăn lẩu quá nóng có thể khiến bạn gặp phải nhiều rắc rối.
Thức ăn vừa được gắp ra từ nổi lẩu sôi sùng sục rất dễ làm thổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản.
Ngoài ra, các loại lẩu cay kèm với nhiệt độ cao sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, gây hại cho sức khỏe.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên gắp đồ ăn từ nồi lẩu ra bát và để nguội bớt rồi mới thưởng thức.
Ăn lẩu tái
Khi ăn lẩu, nhiều người có thói quen chỉ nhúng cho các loại thịt chín tái vì cho rằng đồ tái sẽ ngọt hơn, nhiều dinh dưỡng hơn. Theo các chuyên gia, đây là thói quen nguy hiểm. Bởi đồ ăn chưa chính có thể chứa nhiều vi khuẩn và khí sinh trùng, cực kỳ nguy hải cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, các loại nội tạng động vật thì càng nên nấu chín kỹ.
Lẩu hải sản không ăn cùng thực phẩm chứa vitamin C
Khi ăn cùng các loại thực phẩm nhiều vitamin C như cà chua, khoai lang… vì asen pentavenlent có trong hải sản này sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín), có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Ảnh minh họa: Internet
Lẩu bò không ăn kèm mùng tơi
Kết hợp 2 thứ này lại với nhau sẽ khiến bạn rất dễ bị đau bụng, nhẹ thì bị đầy bụng, khó tiêu, nặng sẽ gây táo bón, rất khó chịu.
Khi ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm
Kết hợp kiểu này sẽ phá hủy hoặc làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.
Lẩu gà không dùng rau kinh giới
Rau kinh giới “kỵ” thịt gà. Theo Đông y, ăn hai thứ này chung với nhau gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.
Cà chua và khoai lang, khoai tây không nấu cùng lẩu hải sản
Cà chua và khoai lang, khoai tây cũng tránh dùng chung với lẩu hải sản vì khi kết hợp các loại thực phẩm này với nhau sẽ dẫn đến khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Lẩu riêu cua kị cần tây, khoai lang
Lẩu riêu cua tuyệt đối không ăn với cần tây và khoai lang và khoai tây. Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.
Tại sao bà bầu không nên uống trà xanh?
Trà xanh là thức uống rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng trà xanh trong thời gian mang thai sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu nhất định.
Lý do trà xanh không tốt cho phụ nữ có thai
Mặc dù, hiện vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy việc dùng trà xanh đối với phụ nữ mang thai là thực sự không tốt và an toàn. Nhưng trên thực tế việc tiêu thụ caffeine - chất có trong trà xanh quá nhiều trong khi mang thai được coi là bất lợi cho cả mẹ và thai nhi.
Ảnh minh họa
Trà xanh cản trở sự hấp thụ axit folic
Axit folic (hay còn gọi là vitamin B9), là một trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh.
Nó giúp ngăn ngừa các khuyết tật ở ống thần kinh của thai nhi. Nếu thiếu axit folic sẽ dẫn đến tình trạng thai nhi bị vô sọ, hở đốt sống, gai đôi cột sống và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch... Đây là lý do tại sao axit folic rất quan trọng trong quá trình mang thai.
Hãy nhớ rằng việc bổ sung axit folic, đặc biệt trong 12 tuần đầu của thai kỳ là rất cần thiết. Do đó, việc tiêu thụ trà xanh trong thời gian này có thể làm cản trở quá trình hấp thụ các vitamin thiết yếu này.
Ảnh minh họa
Uống trà xanh làm cho việc hấp thụ sắt trở nên khó khăn
Không chỉ có trà xanh mà các loại trà thảo dược khác nếu uống với số lượng quá nhiều sẽ làm cản trở sự hấp thụ sắt bởi các tế bào máu và làm cho quá trình này trở lên khó khăn hơn. Ngoài ra, nó còn làm ảnh hưởng đến việc sản xuất hemoglobin - một protein phức tạp chứa phần tử sắt có khả năng thu nhập, lưu giữ và phóng thích oxy trong cơ thể.
Vì vậy, nếu uống nhiều trà xanh trong thời gian mang thai sẽ có thể dẫn đến hiện tượng thiếu máu ở người mẹ và làm hạn chế lượng oxy, chất dinh dưỡng vào thai nhi thông qua nhau thai. Điều này là thực sự nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Uống trà xanh làm tăng quá trình trao đổi chất
Trong thời gian mang thai, quá trình trao đổi chất diễn ra vốn dĩ đã nhanh do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Nếu uống trà xanh quá nhiều có thể sẽ làm tăng mức độ của quá trình trao đổi chất nhiều hơn nữa. Điều này thực sự không tốt cho sức khỏe cũng như tâm sinh lý của các bà bầu và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.
Ảnh minh họa
Lưu ý khi uống trà xanh dành cho mẹ bầu
Không uống trà trong 3 tháng đầu thai kỳ. Sang tháng thứ 4 mẹ bầu có thể bắt đầu uống chút ít.
Mỗi tách trà xanh trung bình chứa khoảng 40 - 50 milligram caffeine nên mẹ bầu có thể uống 2 - 3 ly trà xanh mỗi ngày vẫn đảm bảo lượng caffeine trong khuyến cáo cho mẹ bầu (tối đa 200mg caffeine/ngày). Thế nhưng ngoài trà xanh, thì hàng ngày bạn còn có khả năng nạp lượng caffeine từ những thức uống khác vào cơ thể như cà phê cho nên để đảm bảo, các bạn chỉ nên uống 1 ly trà xanh mỗi ngày.
Nên cẩn thận với các loại trà thảo mộc, một số loại trà thảo mộc có thể ảnh hưởng đến thai nhi vì thế bạn nên liên hệ bác sĩ để tham khảo trước khi sử dụng.
Không uống trà vào lúc đói hay ngay sau bữa ăn. Nên uống trà sau ăn khoảng 1 giờ.
Không uống trà vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Nước trà xanh để qua đêm không tốt cho mẹ bầu.
Không uống trà xanh cùng với thuốc, đặc biệt là khi uống bổ sung viên sắt.
Những người nên 'tránh xa' món dưa muối, cà muối Do dễ ăn lại tốt cho hệ tiêu hóa nên dưa muối, cà muối trở thành món ăn ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, thực chất không phải ai cũng nên dùng món ăn này. Dưa muối và cà muối tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn gây hại đến người sử dụng Mặc dù có chứa men vi sinh tốt cho sức...