Những cuộc “trốn tìm” của thầy trò giữa đại ngàn Tây Nguyên
Ngày chủ nhật, trời mưa tầm tã, thế nhưng, chúng tôi vẫn phải đội mưa, vượt lũ vào làng để tìm kiếm học trò.
Tháng Chín là lúc thầy, trò cả nước đang háo hức đón chào năm học mới. Nhưng ở huyện nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số như Ia Pa (tỉnh Gia Lai) chúng tôi thì khác, thầy cô nặng trĩu âu lo với hành trình săn đón học trò ra lớp.
Ngày Chủ nhật, trời mưa tầm tã, thế nhưng, chúng tôi vẫn phải đội mưa, vượt lũ vào làng để tìm kiếm học trò.
Các thầy cô ở Ia Pa, Gia Lai phải đội mưa, vượt lũ vào làng tìm học trò. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Vượt qua bao nương rẫy, lội qua bao con suối đi tìm kiếm học trò trong trong tiếng mưa tuôn hoà lẫn tiếng gió rít ào ào của núi rừng Tây Nguyên.
Lòng khấp khởi mừng thầm khi phía xa xa thấp thoáng túp lều, người dân làm rẫy nói “chòi nhà Đinh Tuy đó, lội qua 1 con suối nữa là tới”.
Vội cảm ơn người chỉ đường, chân bước nhanh qua con suối mát lạnh, đi tiếp một quãng nữa tôi có mặt tại chòi rẫy nhà em.
Bố em từ trong túp lều chạy ra với lời nói vội vã: “Thầy ơi! Nó nhìn thấy thầy, nó chạy trốn vào núi rồi”.
Mọi người chia nhau đi kiếm em nhưng kêu rát cổ cũng chẳng thấy em thưa. Bố em nói: “Thôi, thầy về đi. Nó thấy thầy, nó không ra đâu, để tối tôi đưa nó về làng”. Không thể làm gì khác hơn, đành ngồi nói chuyện với bố em một lúc rồi ra về trong nỗi buồn khó tả.
Có trực tiếp tham gia dạy dỗ, vận động học sinh mới thấu hiểu hết nỗi vất vả của các thầy cô nơi đây. Thời gian này đang là tâm điểm của mùa mưa Tây Nguyên.
Tác giả trong một chuyến đi tìm học trò. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Lúc trời sắp mưa về chiều cũng là khi các thầy cô lên đường vào thôn. Bởi “bố mẹ các em thường đi rẫy xa. Các em đi theo hoặc đi làm thuê cho người kinh nên phải tới nhà vào buổi tối mới gặp được”, ông Đinh Xoan trưởng thôn Bi- Giông (xã Pờ Tó huyện Ia Pa) nói.
7 giờ tối, chúng tôi ghé nhà Đinh Lin (năm nay học lớp 9), thấy thầy giáo tới nhà kêu đi học, em vội chạy vào nhà đóng cửa trốn. Vận động, dỗ dành mãi, em mới chịu mở cửa.
Đinh Lin là con gái lớn trong gia đình đông chị em, hầu hết đều đã nghỉ học, Đinh Lin cũng đang trong thời điểm “chẳng muốn tới trường”.
Trong căn nhà xiêu vẹo chẳng có thứ gì đáng giá, mẹ em với lý do “học có cái ăn không, học rồi sau này có được đi làm không? Ở nhà đi chăn bò cho người kinh còn có tiền hơn…”.
Tìm sự hợp tác của phụ huynh gần như không có. Không thể bỏ cuộc, chúng tôi vẫn kiên trì vận động: “mình khổ rồi, ráng động viên con đi học để mai này đỡ khổ nhé!”. Và cuối cùng, dỗ dành mãi cô học trò bé nhỏ mới gật đầu đồng ý ra lớp.
Video đang HOT
Ở vùng sâu heo hút, nghèo khó này, các thầy cô phải “dỗ” trước rồi mới tính đến việc “dạy” là thế đó.
Ảnh do tác giả cung cấp
Mưa ngày càng nặng hạt, màn đêm dày đặc bao phủ khắp buôn làng, nhưng công việc của chúng tôi vẫn cứ thế tiếp tục.
Nếu như Đinh Lin là không muốn tới lớp thì Đinh Lan, Đinh Khơn ở thôn Bi Giông và Đinh TYu, Đinh An ở thôn Bi Gia (xã Pờ Tó, Ia Pa) các em năm nay đều học lớp 9, vì lấy chồng sớm trong hè nên việc học cũng vì thế mà dở dang.
Còn nhà của em Đinh Núi (lớp 9) ở thôn Bi Giông thì chẳng có ai ở nhà. Hàng xóm em nói “cả gia đình nó ở luôn trên rẫy rồi”.
Người dân nơi đây là thế, họ cần cái ăn đủ bữa mỗi ngày, con cái vừa lớn lên một chút đều cùng bố mẹ đi làm.
Con cái vừa lớn lên một chút đều cùng bố mẹ đi làm. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Làm miết rồi quên luôn con chữ, quên luôn đường đến trường. Không thể nào liên lạc được với bố mẹ Núi nên chúng tôi đành về, gửi lại khe cửa nhà em chiếc áo trắng và lời nhắn: Về với thầy, với lớp em nhé.
Công việc của chúng tôi là thế, cứ mỗi sáng đi dạy là buổi chiều đi vận động, mỗi buổi cũng chỉ vài gia đình học sinh.
Trước ngày tựu trường, ngày nào các thầy, cô cũng đi vận động. Bắt đầu đi khi con gà còn chưa gáy, lúc trở về nhà các con đều đã ngủ thiếp đi tự lúc nào. Vận động các em ra lớp đã khó, ngăn dòng học sinh bỏ học giữa chừng còn khó hơn.
Bởi vậy các thầy, cô giáo phải thường xuyên đến từng ngõ, gõ từng nhà, thậm chí phải ngủ qua đêm tại làng để “kéo” học sinh ra lớp.
Thầy cô giáo ở vùng sâu đang dạy học bằng cái “Tâm” và cũng đang đặt chữ “Tâm” cho “đầu vào” là tận tâm huy động học sinh đến lớp.
Còn với Núi, ngày mai tôi lại đến.
Mẹ Việt ở Anh chia sẻ cách con đi học thời Covid-19: Nhìn con được đến lớp vui lắm, yên tâm tuyệt đối với mô hình "trường bong bóng"
Những tưởng phải tuân theo quy định khắt khe sẽ gây nhiều bí bách nhưng chị Hương khẳng định rằng cả các em nhỏ và các bậc phụ huynh đều cảm thấy thoải mái, yên tâm.
Bên cạnh những vấn đề khác trong thời kỳ dịch bệnh, việc học online hay cho con đến trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh có con đang độ tuổi đến trường, không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vậy còn ở Anh, người ta tổ chức ra sao để các bậc phụ huynh có thể đưa đón trẻ đến trường giữa muôn vàn mối lo do dịch bệnh?
Chúng tôi đã liên lạc với chị Phan Hương - một bà mẹ Việt, có 2 con gái nhỏ 10 tuổi và 6 tuổi, hiện đang sinh sống tại thành phố Birmingham (Vương quốc Anh) - để xem các nhà trường ở Anh đã làm những gì để duy trì việc học tập tại trường cho học sinh mà vẫn đảm bảo an toàn giữa lúc tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp.
Chị Hương cùng chồng sang Anh định cư đã được 11 năm. Dù 2 bé gái Helen và Zoe đều lớn lên ở Anh nhưng nhờ cách dạy dỗ của bố mẹ mà các bé vẫn nói được tiếng Việt khá sõi. Cũng như nhiều bạn nhỏ khác ở Anh, 2 bé phải học online ở nhà một thời gian ngắn trước khi được trở lại trường học vào tháng 4 năm 2021. Trước đó, trong năm 2020, 2 bé cũng chỉ phải học online một thời gian, nhờ cách sắp xếp tổ chức khá khoa học của các nhà trường theo mô hình được gọi là "bong bóng học đường".
Cách để trẻ tới lớp an toàn trong mùa dịch
Chị Hương cho biết: "Việc để các con học online ở nhà lâu không phải là điều các phụ huynh như chị mong muốn. Nhưng dù bố mẹ có muốn con đến lớp hay không thì cũng vẫn phải tuân theo sự sắp xếp của các nhà giáo dục. Như với các con chị, khi sắp đến ngày được trở lại trường, nhà trường sẽ gửi email cho phụ huynh trước mấy hôm. Trong đó, họ cũng nhắc nhở những thứ cần chuẩn bị và tuân thủ quy định, chẳng hạn như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và đặc biệt là giờ đưa - đón các con".
Chị Hương nhấn mạnh về giờ giấc đưa đón các con là bởi, đi học trong thời Covid-19, bố mẹ không được đứng tụ tập ở cổng trường để chờ đám trẻ ào ra như chim vỡ tổ, vui vẻ náo nhiệt giống trước đây nữa mà các lớp học sẽ phân chia giờ đưa, đón khác nhau.
Bài thơ bé Helen chép tặng mẹ.
"Việc đưa đón con thì bố mẹ phải chia nhau nếu các con học cùng trường. Ví dụ như 2 bé nhà chị đi học gần trường nên cũng dễ dàng hơn. Sáng ra, cả bố mẹ đều dành thời gian đưa các con đi học. Bố đưa bé lớn đi trước, mẹ đưa em đi sau để tránh đông đúc và tụ tập. Bố mẹ đeo khẩu trang khi đưa các con đến trường, giữ khoảng cách, không chuyện trò chỗ trường học, nước uống các con cho vào bình nước riêng và bố mẹ chỉ dẫn chúng tuân thủ theo quy định nhà trường về khoảng cách và giữ trật tự. Lúc đón con, phụ huynh sẽ phải đậu xe đúng nơi quy định và vào xếp hàng lần lượt, đến sớm đứng trước, không chen lấn.
Về vấn đề thời gian và khoảng cách thì bên này trường nào cũng có cách tổ chức giống nhau, nên việc đưa đón con chị thấy cũng rất hiệu quả và an toàn nhưng phụ huynh phải thật sự có ý thức và tuân thủ. Đưa con đến sẽ xếp hàng nghiêm túc, giữ khoảng cách và không trò chuyện".
Nói về vấn đề hoạt động của các em nhỏ lúc ở trường, chị Hương cho rằng nhà trường có cách tổ chức sắp xếp cực kỳ khoa học và đạt hiệu quả rõ rệt. Nếu như trước đây các con được ăn chung, chơi chung thì giờ đây lớp nào biết lớp đấy. Giờ ăn cũng tách biệt, thể dục thì chia từng lớp theo từng khung thời gian riêng. Giờ giải lao cũng khác nhau nên giữa các lớp học, các bé gần như không chạm mặt nhau.
Những tưởng phải tuân theo quy định khắt khe sẽ gây nhiều bí bách nhưng chị Hương khẳng định rằng cả các em nhỏ và các bậc phụ huynh đều cảm thấy thoải mái, yên tâm.
Chị nói: "Lúc các con trở lại trường học, chị thấy cách sắp xếp và tổ chức của nhà trường như vậy nên rất an tâm vì phụ huynh và các con đều tuân thủ rất nghiêm túc. Mọi thứ diễn ra rất bình thường vì phụ huynh tuân thủ thì các con sẽ vào khuôn khổ".
Ảnh minh họa.
Biến những buổi học online thành niềm vui
Trong khi nhiều phụ huynh cảm thấy việc học online của các con gây ra quá nhiều phiền toái và cả áp lực không đáng có nhưng bản thân chị Hương cũng đã trải qua những tháng ngày đồng hành cùng con và chị thấy mọi thứ đều hết sức nhẹ nhàng nếu mình biết cách.
Chị cho biết: " Trong quá trình các con học online ở nhà, nhà trường cũng chỉ cho học thời gian ngắn hơn so với thời gian học thông thường ở trường. Với bé lớn nhà chị, thời gian bắt đầu học từ 10h sáng đến 11h30 sẽ nghỉ giữa giờ 15. Sau đó, con học từ 11h45 đến 12h30. Ngày học thì vẫn đều đặn từ thứ 2 đến thứ 6. Các môn học chủ đạo là Toán và tiếng Anh".
2 công chúa Helen và Zoe vô cùng đáng yêu.
Trước thời điểm bắt đầu học online, nhà trường sẽ email phổ biến cho phụ huynh về việc học, thời gian để phụ huynh nhắc nhở con cái, thường con gái chị Hương luôn chủ động thời gian học vì từ trước tới nay chị luôn rèn cho con tính tự lập, không phụ thuộc vào bố mẹ hay thầy cô. Sau buổi học, cô giáo sẽ gọi điện thoại cho từng phụ huynh hỏi thăm tình hình xem con có hứng thú với buổi học không, mạng trong nhà có đáp ứng được không, máy móc thiết bị có cần sự hỗ trợ của nhà trường không. Nếu không có mạng hoặc không có thiết bị phục vụ học, nhà trường hoặc chính quyền sẽ hỗ trợ.
Sau mỗi buổi học, trên diễn đàn online nhà trường sẽ cho các con trò chuyện với nhau khoảng 15 phút. Lúc học toàn bộ học sinh phải đeo tai nghe, tắt tiếng, nghe cô giáo giảng. Nếu muốn phát biểu thì sẽ giơ tay, cô giáo nói tên là các con mở tiếng để có thể phát biểu.
" Trong thời gian học online, chị thấy con gái vẫn rất hứng thú học, con ngồi vào chuẩn bị máy trước 5 phút và bố mẹ sẽ dành không gian thoải mái cho con. Thỉnh thoảng, chị sẽ đứng ở ngoài xem con học, không làm ồn khiến con mất tập trung. Khi con học xong, chị luôn hỏi con hôm nay con học gì và con thấy có ổn không, con có vui không. Nếu chỗ nào con không hiểu, chị sẽ chỉ thêm hoặc sẽ gọi điện cho cô giáo luôn lúc đấy để cô giáo chỉ cho con ", chị Hương cho hay.
Cứ như vậy, việc học online với mẹ con chị Hương không hề nặng nề, áp lực hay khó chịu. Bé vẫn có thể tiếp thu kiến thức tốt nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của giáo viên và phụ huynh.
Mô hình bong bóng học đường
Hiện nay, hầu hết các trường học ở Anh đều áp dụng mô hình "bong bóng học đường" để đảm bảo học sinh được đến trường mà vẫn giảm thiểu rủi ro, nguy cơ lây lan dịch bệnh. Mô hình này được rất nhiều phụ huynh khen ngợi và chấp hành nghiêm chỉnh. Theo đó:
PHÂN NHÓM
Các trường học ở Anh sẽ được yêu cầu phân chia các nhóm học sinh riêng biệt, được gọi là các "bong bóng" - bubble, cố gắng không trộn lẫn với học sinh trong các bong bóng. Mỗi bong bóng có thể là quy mô của một lớp hoặc một nhóm 5-10 học sinh. Điều này giúp dễ dàng xác định ai cần phải tự cách ly nếu có trường hợp dương tính với SARS-nCoV-2 và sẽ giữ con số đó ở mức tối thiểu.
TRONG LỚP
Giáo viên thay đổi cách sắp xếp chỗ ngồi để học sinh đều hướng về phía trước thay vì ngồi đối mặt.
BÊN NGOÀI LỚP HỌC
Tránh các trường hợp tập trung nhiều hơn 1 nhóm học sinh. Việc sử dụng phòng của nhân viên sẽ cần được giảm thiểu.
THỜI GIAN
Yêu cầu học sinh ở các "bong bóng" khác nhau tuân theo thời gian bắt đầu và kết thúc riêng biệt, nhưng thời gian giải lao và thời gian vui chơi có thể cần ngắn hơn để đảm bảo thời lượng mỗi tiết học không bị "thâm hụt".
NẾU CÓ TRƯỜNG HỢP DƯƠNG TÍNH
Các nhóm học sinh trong "bong bóng" có ca dương tính với nCoV và giáo viên có thể cần phải tự cách ly trong tối đa 14 ngày. Nếu có 2 trường hợp F0 trở lên trong khoảng thời gian 2 tuần, sẽ có nhiều học sinh hơn phải ở nhà cách ly.
Cảm ơn chị Hương về những chia sẻ thiết thực của chị! Chúc chị và gia đình luôn mạnh khỏe, bình an, vững vàng đi qua đại dịch Covid-19!
Coi học trò như con, cô giáo được phụ huynh làm thơ tri ân Với tâm niệm, mang năng lượng tốt lan toả điều tích cực cho học trò, suốt 30 năm gắn bó với nghề dạy học, cô Vũ Thị Thu Hương đã đưa những chuyến đò qua sông với dư âm là niềm vui của học trò và cha mẹ các em. Cô Vũ Thị Thu Hương bên học trò. Nhiệt tâm tạo nên năng...