Những căn bệnh do áp lực tâm lý mà ra
Nghiên cứu kéo dài 10 năm của một nhà tâm lý học, thuộc Đại học Carnegie Mellon ở Mỹ đã phát hiện ra 10 căn bệnh có liên quan tới áp lực:
1. Trầm cảm
Khoảng 1/4 số người thường xuyên phải chịu áp lực lớn có triệu chứng lâm sàng của căn bệnh trầm cảm.
2. Béo phì
Nghiên cứu phát hiện ra cơ thể những người phải chịu áp lực lớn bài tiết ra chất europeptide thúc đẩy các tế bào mỡ phát triển.
3. Chứng mất trí
Những người già phải chịu áp lực lớn có tỉ lệ mắc chứng bệnh này cao hơn 50% so với những người khác.
Thương xuyên chiu ap lưc co nguy cơ cao bi trâm cam (anh minh hoa)
Video đang HOT
4. Dễ mắc bệnh lây truyền
Chịu áp lực liên tục trong thời gian dài sẽ làm tổn hại đến hệ miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm.
5. Ung thư vú
Áp lực cũng có thể làm gia tăng mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư vú, đồng thời thúc đẩy tốc độ phát triển của căn bệnh này.
6. Mất ngủ
Những người chịu áp lực cao thường ngủ ít, giấc ngủ không điều độ.
Những người chịu áp lực cao thường ngủ ít, giấc ngủ không điều độ. (anh minh hoa)
7. Bệnh tim mạch
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch của những người chịu áp lực cao tăng 50% so với thông thường.
8. Chứng mày đay
Chứng mày đay ở những người chịu áp lực cao càng trở nên nghiêm trọng.
9. Suy giảm chức năng sinh lý
Áp lực quá lớn có thể làm giảm số lượng tinh trùng hoặc trứng.
10. Trúng gió
Tỉ lệ trúng gió của người bị áp lực cao gấp đôi người bình thường.
(Theo Dân tri)
Tại sao bị giật chân khi ngủ?
Mất ngủ đúng là vấn đề nổi cộm trong bối cảnh cuộc sống căng thẳng thời "hại điện". Trong nhiều lý do mất ngủ có lý do rất buồn cười là do chân... co giật.
Nếu tưởng ai mất ngủ cũng vì lo lắng, vì bệnh mãn tính trầm kha thì sai, đường đời vạn nẻo thì mất ngủ cũng có năm bảy đường trằn trọc. Thống kê của ngành y cho thấy hiện có nhiều người mất ngủ vì lý do nghịch lý, vì hai chân luân phiên co giật suốt đêm khiến chủ nhân đang ngon giấc thì giật mình.
Chuyện gì cũng có lý do
Không thể xem thường tình trạng vừa kể nếu xảy ra hơn 10 lần trong tháng. Cũng đừng xem thường như chuyện nhỏ phản ánh tâm trạng căng thẳng của nạn nhân hay do bắp thịt vọp bẻ nhiều lần sau một ngày mệt mỏi.
Bằng chứng là nhiều người không vận động trong ngày nhưng đêm vẫn bị như ai len lén giật chân. Trong đa số trường hợp, chân ngủ không yên là dấu hiệu báo động cho nhiều căn bệnh nhiêu khê như: Viêm thần kinh ngoại biên trong bệnh tiểu đường, viêm thận mãn; thiếu máu do thiếu sinh tố B12; xơ vữa mạch máu hạ chi hay suy tĩnh mạch chi dưới; hội chứng chèn ép thần kinh cổ chân.
Cơ thể không vô cớ bỗng tìm cách báo động. Đôi chân không vô cớ bỗng co giật suốt đêm khi gia chủ đang cần yên tĩnh. (ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, đừng quên chân phản ứng như thế cũng có thể vì yếu tố tâm lý, nghĩa là thầy thuốc tìm hoài không rõ nguyên nhân nếu quên người bệnh là một tổng thể cá biệt bao gồm hai mặt tâm thể gắn liền mật thiết, thí dụ: Trẻ con bị ẩn ức tâm lý vì áp lực gia đình, trường học hoặc trầm uất đi kèm với rối loạn thần kinh giao cảm.
Bệnh cũng có khi vì... thuốc!
Người có đôi chân quá "quậy" trong giấc ngủ nên nhờ thầy thuốc tầm soát bệnh cho sớm, thay vì đợi bệnh chiếm thế thượng phong rồi có ngày muốn đi nhưng chân cứ liệt.
Tình trạng hai chân cựa quậy suốt đêm dù nạn nhân buồn ngủ cũng thường gặp trong trường hợp ngộ độc thuốc chống buồn nôn, chống trầm uất, kháng toan, thuốc ngừa thai ở người dùng thuốc lâu dài... Người phải dùng các loại thuốc này vì thế thậm chí có thể dùng triệu chứng chân này đá chân kia trong giấc ngủ như tiêu chí đánh giá mức độ tích luỹ của thuốc đã sử dụng.
Sau hết, đừng quên chân giật giật khi đang yên giấc nồng là triệu chứng rất tiêu biểu trong hội chứng tiền mãn kinh. Quý bà nào có cặp giò đến trong giấc ngủ cứ như vẫn còn muốn rong chơi nên nhanh chân tìm đến thầy thuốc để điều chỉnh nội tiết tố trước khi "hỏa bốc".
Cơ thể tuy không biết nói tiếng người, nhưng có nhiều cách phát tín hiệu. Thờ ơ trước dấu hiệu bất thường, cho dù triệu chứng có thể tầm thường đến độ tưởng chừng như bình thường, lắm khi dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Cơ thể không vô cớ bỗng tìm cách báo động. Đôi chân không vô cớ bỗng co giật suốt đêm khi gia chủ đang cần yên tĩnh.
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng
(Theo Dân Việt)
4 "hồi chuông cảnh báo" sau khi thức dậy Bạn hãy cẩn trọng với 4 "cảnh báo nguy hiểm" khi thức dậy sau: 1. Chóng mặt Thông thường sẽ có cảm giác tỉnh táo khi thức dậy. Nhưng nếu sau khi thức dậy, đầu óc mơ mơ màng màng hoặc có hiện tượng chóng mặt, có thể bạn đã mắc chứng tăng sinh chất đốt xương cổ, làm chèn ép động mạch...