Những cải cách mạnh mẽ của ngành giáo dục giúp giảm áp lực cho giáo viên
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ từng khẳng định sẽ nỗ lực để “giảm áp lực cho giáo viên ”, và năm 2020 đã ghi nhận những cải cách mạnh mẽ, thực thi quyết tâm này.
Cả nước hiện có gần hơn 1,4 triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục , đây là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục và quyết định thành bại của công cuộc đổi mới giáo dục.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ từng khẳng định sẽ nỗ lực để “giảm áp lực cho giáo viên”, và năm 2020 đã ghi nhận những cải cách mạnh mẽ, thực thi quyết tâm này.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, đảm bảo thực thi nghiêm chỉ thị về việc chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2019, gỡ bỏ những quy định về sổ sách không cần thiết, giúp giáo viên tập trung đổi mới phương pháp dạy học , nâng cao chất lượng giáo dục.
Ảnh minh họa: Thùy Linh
Trong đó, yêu cầu các địa phương, cơ sở giáo dục tuyệt đối không được quy định thêm hoặc yêu cầu giáo viên có thêm các loại hồ sơ, sổ sách ngoài quy định. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khuyến khích tăng cường sổ sách điện tử nhằm tạo chuyển biến trong việc giảm hồ sơ, sổ sách cho giáo viên.
Để hạn chế tối đa gánh nặng sổ sách cho giáo viên đầu năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về điều lệ Trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Theo điều lệ mới, tính tự chủ, dân chủ của nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục được tăng cường mạnh mẽ. Vì vậy, sổ sách của giáo viên tiếp tục được giảm thiểu đáng kể.
Video đang HOT
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã quyết liệt giảm áp lực cho giáo viên thông qua nhiều chính sách khác như: Cắt bỏ nhiều cuộc thi không thiết thực đối với học sinh; thay đổi quy định về hội thi giáo viên dạy giỏi để tạo thành hoạt động sinh hoạt chuyên môn; thay đổi quy định về kiểm tra, đánh giá, nhận xét học sinh theo hướng nhẹ nhàng, linh hoạt.
Đáng chú ý, gánh nặng về chứng chỉ tin học , ngoại ngữ không phù hợp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đội ngũ giáo viên. Sự vất vả tốn kém từ những chứng chỉ này đã khiến giáo viên thêm áp lực, khó khăn khi theo đuổi nghề nghiệp. Để gỡ bỏ khó khăn này cho giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm việc với Bộ Nội vụ để đi tới thống nhất, sẽ xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn tất các quy trình soạn thảo văn bản để ban hành các thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập; trong đó, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng sẽ không còn yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; không quy định giáo viên dạy ngoại ngữ phải có ngoại ngữ thứ 2; không quy định giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số phải có chứng chỉ dạy tiếng dân tộc.
Dự kiến các thông tư này sẽ có hiệu lực từ tháng 2/2021.
Chỉnh sửa sách giáo khoa: Đảm bảo sự công bằng cho người học
Bộ GDĐT vừa cho phép điều chỉnh một số ngữ liệu sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 của bộ Cánh diều.
Theo đó, so với tài liệu nhà xuất bản (NXB) ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh đăng tải ngày 14/11 để xin ý kiến dư luận, tài liệu lần này được Bộ GDĐT phê duyệt có một số điểm khác. Cụ thể, về ngữ liệu, có 12 bài đọc được thay thế.
Bộ sách Cánh diều có nhiều bài được thay thế.
Thay thế các bài đọc bộ Cánh diều
Trước đó, ở tài liệu xin ý kiến chỉ có 11 bài được ghi là "bài đọc bổ sung" chứ không phải "thay thế". Ngoài ra, còn có điều chỉnh từ ngữ ở 14 trang sách.
Ở phần điều chỉnh từ ngữ, nhiều câu, từ bị đánh giá không phù hợp được loại bỏ, chẳng hạn "thở hí hóp", "hí hóp", "bê be be", "ngủ", "tivi", "kêu". Một số từ được thay thế như trong câu "Có kẻ đã cuỗm gà nhép" được điều chỉnh thành "có kẻ đã tha gà nhí đi"; câu "Nó la cà nhá cỏ, nhá dưa, lơ mơ ngủ" thay bằng "Nó la cà chỗ nọ, chỗ kia"; câu "Giữa trưa, chị quạ "quà quà", "A, anh thỏ thua rùa" thay bằng "Giữa trưa, rùa đã bỏ xa thỏ. Thỏ thua rùa". Câu "Tổ của nó nhỏ như hộp diêm mà đẹp" được thay bằng "Tổ của nó nhỏ mà đẹp lắm"; câu "Cả xóm ồ ra, nom rõ quạ tha gà nhép" được thay bằng "Cả xóm ùa ra, quạ sợ quá"...
Ở phần bài đọc thay thế, phần 1 bài tập đọc Ve và gà được thay bằng bài Bờ hồ, còn phần 2 được thay bằng bài Chăm bà. Bài Quạ và chó được thay bằng bài Phố Thợ Nhuộm. Bài Cua, cò và đàn cá (cả 2 phần) được thay bằng 2 bài đọc khác là Kết bạn và Hồ sen.
Phần 1 và 2 của bài Hai con ngựa có thể thay bằng 2 bài Gà mẹ, gà con và Sáng sớm trên biển. Hai phần bài đọc Lừa, thỏ và cọp được thay bằng 2 bài Hạt giống nhỏ (dự thảo đưa ra xin ý kiến góp ý là bài Bạn của Hà) và Ông bà em. Với SGK tiếng Việt tập 2 của bộ sách này cũng có 2 bài được đưa vào tài liệu bổ sung, chỉnh sửa là Mưa và Lịch bàn...
Như vậy, ở tài liệu được phê duyệt, có thêm một bài đọc trong SGK được thay thế so với dự thảo công bố trước đó là bài Lỡ tí ti mà, bài này tài liệu điều chỉnh thay bằng bài Nhớ bố.
Trước đó, khi dự thảo tài liệu điều chỉnh được công bố, nhiều ý kiến đã góp ý với mong muốn các bài đọc sẽ hay hơn, dễ đọc, dễ nhớ hơn như những bài tập đọc ngày xưa trong SGK. Tuy nhiên, tài liệu chính thức ban hành cho thấy sự điều chỉnh là không nhiều (như một số chi tiết đã kể trên).
Lãnh đạo Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GDĐT) cho rằng: Từ dự thảo 1 đến dự thảo trình lãnh đạo Bộ GDĐT phê duyệt đã cho thấy một thái độ nghiêm túc, cầu thị tiếp thu những góp ý xác đáng của các nhà khoa học và dư luận xã hội.
Những góp ý dựa trên mong muốn từ nhiều góc độ khác nhau, còn Hội đồng thẩm định và Bộ GDĐT sẽ thẩm định và phê duyệt dựa trên sự tôn trọng về nguyên tắc học âm, học vần của chương trình môn tiếng Việt lớp 1, đảm bảo được mục tiêu của tài liệu hướng đến, yêu cầu cần đạt của học sinh khi học tài liệu này.
Cần sửa sớm những bộ còn lại
Việc Bộ GDT yêu cầu NXB H Sư phạm TP Hồ Chí Minh khẩn trương cung cấp tài liệu điều chỉnh của sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều đến cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh tiểu học, trong khi 4 bộ SGK lớp 1 do NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn và xuất bản, vốn rất nhiều "sạn", lỗi lại không phải điều chỉnh ngay khiến nhiều cả phụ huynh và chuyên gia giáo dục bức xúc.
Bởi thời điểm này gần kết thúc học kì I nhưng học sinh và giáo viên vẫn phải dùng sách có "sạn" vì các đơn vị này vẫn chưa công bố công khai kết quả thẩm định, phê duyệt nội dung chỉnh sửa SGK mới để xin ý kiến đóng góp của dư luận như bộ Cánh diều đã làm.
Trước những băn khoăn này, đại diện truyền thông của NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, đơn vị này đã báo cáo Bộ GDĐT về phương án chỉnh sửa 4 bộ SGK của đơn vị này và vẫn đang trong thời gian chờ đợi hướng dẫn từ Bộ GDĐT.
Được biết trước đó, NXB Giáo dục Việt Nam đã có văn bản báo cáo Bộ GDĐT những điểm xin được chỉnh sửa trong 4 bộ SGK lớp 1 do đơn vị này phát hành. Theo đó, NXB Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ chỉnh sửa cả 4 bộ SGK trong lần tái bản các bản mẫu SGK sắp tới để phục vụ năm học 2021- 2022, thay vì in tài liệu gửi về địa phương như bộ SGK Cánh diều.
Ông Nguyễn Quốc Bình, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, Hà Nội cho rằng, để có "sạn" trong SGK, NXB Giáo dục Việt Nam và các tác giả phải chịu trách nhiệm. Đồng thời, cần có văn bản hướng dẫn những điểm chưa chuẩn xác, thay bằng ngữ liệu hoặc nội dung nào..., chuyển về ngay các cơ sở giáo dục đang sử dụng sách. Việc này cần làm càng sớm càng tốt, nếu chậm trễ sẽ là không công bằng với học sinh, nhất là học sinh lớp 1- nhóm tuổi đang cần được thụ hưởng những gì tốt nhất trong chăm sóc và giáo dục.
Chung quan điểm này, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch thường trực Hội Khuyến học Việt Nam cũng nhận định, một nguyên tắc cơ bản là SGK phải được thẩm định chặt chẽ, không có lỗi rồi mới công bố để người dùng lựa chọn. Nhưng nếu đã để xảy ra lỗi và phát hiện ra sau khi sử dụng, phải chỉnh sửa và thẩm định lại ngay lập tức, nếu không sẽ rất thiệt thòi cho học sinh.
Một khi giáo viên bất lực buông xuôi, dạy cho hết tiết... Khi giáo viên còn nhắc nhở, còn phạt là thầy cô còn yêu thương và mong muốn học sinh ngoan hơn, học tốt hơn. Bạn nghĩ gì khi nghe một số giáo viên truyền tai nhau về cách bảo vệ mình trước áp lực dư luận xã hội cũng như chính các cán bộ quản lý giáo dục, rằng hãy cố gắng tự...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vì sao chiến trường ở Ukraine như một "mạng nhện" khổng lồ và chết chóc?
Thế giới
23:44:18 24/05/2025
Rơi từ tầng 12, nữ lao công sống sót kỳ diệu, giục chồng gọi cấp cứu
Netizen
23:41:06 24/05/2025
Phát hiện bộ xương người trong bãi đất trống ở Bình Dương
Tin nổi bật
23:31:12 24/05/2025
Tôi đuổi em họ của chồng ra khỏi nhà, anh không dám phản đối vì lý do này
Góc tâm tình
23:03:12 24/05/2025
Nhan sắc biến dạng của mỹ nam Vườn Sao Băng, còn đâu một thời đẹp ăn đứt cả Lee Min Ho
Hậu trường phim
22:59:14 24/05/2025
Cách rã đông gà nguyên con chuẩn để giữ hương vị
Ẩm thực
22:55:31 24/05/2025
Nếu NSX Tân Binh Toàn Năng biết cách "biến hình" tổ hợp thí sinh trội nhan sắc cỡ này, thì có lẽ show đã hot hơn?
Tv show
22:37:20 24/05/2025
Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng
Sức khỏe
21:56:52 24/05/2025
Tài tử tuổi 60 Quách Tấn An phủ nhận yêu hoa hậu 23 tuổi
Sao châu á
21:53:56 24/05/2025
'Tàng Hải truyện': Diễn xuất của Tiêu Chiến gây tranh cãi
Phim châu á
21:49:34 24/05/2025