Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng
Mảnh kính vỡ sắc nhọn cắt sâu vào vùng cổ tay khiến bé trai 13 tuổi bị thương nặng , chảy máu nhiều.
Suýt tàn phế, nguy hiểm tính mạng vì mảnh kính vỡ
Mới đây, một bé trai tên C. (13 tuổi, ngụ tỉnh Long An) được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng máu chảy ồ ạt từ vết thương sâu ở cổ tay phải, đau đớn và hoảng loạn.
Theo chia sẻ của gia đình, do bộc phát cảm xúc khi nóng giận, bé đã dùng tay đập mạnh vào cửa kính. Mảnh kính vỡ sắc nhọn cắt sâu vào vùng cổ tay khiến bé bị thương nặng, chảy máu nhiều. Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ nhanh chóng tiến hành sơ cứu để cầm máu và đánh giá mức độ tổn thương.
Bác sĩ Nguyễn Bảo Trung, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình chia sẻ, bệnh nhi có vết thương phức tạp cổ tay phải, mất hoàn toàn khả năng gấp duỗi cổ tay, không bắt được mạch quay và mạch trụ, nghi ngờ bị đứt mạch máu, thần kinh và gân cơ.
Các bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhi bị mảnh kính vỡ đâm sâu vào cổ tay (Ảnh: BV).
Trước tình trạng nguy cấp, bé được chỉ định làm các xét nghiệm khẩn và chuyển mổ cấp cứu ngay, nhằm tăng tối đa cơ hội cứu sống chi thể. Thám sát vết thương trong lúc mổ, các bác sĩ nhận thấy động mạch trụ, động mạch quay, thần kinh trụ – quay – giữa và toàn bộ gân cơ gấp, sấp của bé bị đứt hoàn toàn.
Ê-kíp điều trị ưu tiên khâu nối mạch trụ trước, nhằm đảm bảo tái thông mạch máu trước 6 giờ kể từ thời điểm chấn thương xảy ra. Tiếp đó, họ tiếp tục khâu nối toàn bộ các dây thần kinh và gân cơ bị đứt.
Nhờ sự hỗ trợ từ kính hiển vi hiện đại, các bác sĩ đã khâu nối thành công, giữ lại cơ hội hồi phục vận động tay cho người bệnh sau ca phẫu thuật.
Chỉ sau thời gian ngắn điều trị tích cực, bé đã có những dấu hiệu hồi phục, có thể co duỗi ngón tay, không còn đau nhiều, sức khỏe ổn định và được xuất viện về nhà.
Video đang HOT
Tay bệnh nhi phục hồi tốt sau mổ (Ảnh: BV).
Theo bác sĩ Trung, những tai nạn gây tổn thương mạch máu do vật sắc nhọn (như dao, kính vỡ, kim loại…) luôn tiềm ẩn nguy cơ lớn – đặc biệt khi vết thương nằm ở vùng cổ tay – nơi tập trung nhiều mạch máu và dây thần kinh quan trọng.
Chỉ một phút chậm trễ trong sơ cứu có thể khiến nạn nhân mất máu cấp, rơi vào trạng thái sốc hoặc thậm chí tử vong. Không chỉ đe dọa tính mạng, những tổn thương này còn có thể gây mất chức năng vận động bàn tay nếu không được xử lý đúng cách, ảnh hưởng lâu dài đến sinh hoạt và lao động.
Nuốt tăm xỉa răng nhiều tháng mà không biết
Ngày 24/5, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) cũng thông tin về một trường hợp hy hữu mà nơi này điều trị thời gian qua.
Bệnh nhân là bé trai tên B. (12 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) bị đau bụng trái và sốt kéo dài suốt nhiều tháng. Theo thông tin từ gia đình, bé bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau bụng bên trái kèm sốt từ tháng 1. Khi vào bệnh viện địa phương, bác sĩ phát hiện bé có tụ dịch quanh lách.
Bệnh nhi khai từng va chạm mạnh trong lúc đi bơi, nghi ngờ chấn thương nên được chẩn đoán chấn thương lách và điều trị bảo tồn. Khi đi tái khám tại bệnh viện khác, bác sĩ siêu âm thì thấy còn ít dịch quanh lách, nên kê đơn thuốc cho bé uống và tiếp tục theo dõi tại nhà.
Tưởng đã ổn nhưng đến giữa tháng 5, bệnh nhi bất ngờ sốt cao trở lại kèm đau bụng dữ dội, phải nhập cấp cứu ở bệnh viện gần nhà. Nghi ngờ tình trạng nhiễm khuẩn, tuyến dưới đã chuyển bé đến Bệnh viện Nhi đồng 2.
Bé trai phát hiện tăm xỉa răng trong bụng, điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (Ảnh: BV).
Tại đây khi siêu âm kiểm tra, các bác sĩ phát hiện 1 dị vật nhọn dài khoảng 7cm trong bụng bệnh nhi. Sau khi hội chẩn với chuyên khoa Ngoại, bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật nội soi cấp cứu. Dị vật là một cây tăm xỉa răng được lấy ra khiến gia đình bé sửng sốt.
Lúc này, người nhà cho biết bệnh nhi có thói quen ăn uống vội vàng và không nhai kỹ, nên có thể đã nuốt tăm mà không hề hay biết. Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định và đang tiếp tục được theo dõi.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Bùi Hải Trung, Phó khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết nuốt dị vật là tai nạn có thể rất nguy hiểm, đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi.
Mặc dù phần lớn các trường hợp không gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng vẫn có một tỷ lệ có thể dẫn đến các biến chứng nặng như tắc nghẽn, thủng đường tiêu hóa hoặc nhiễm trùng.
“Tăm gỗ thường không cản quang nên khó phát hiện trên X-quang, dễ gây chẩn đoán muộn hoặc bỏ sót. Triệu chứng ban đầu có thể mơ hồ hoặc không rõ ràng, khiến người nhà và cả nhân viên y tế dễ bỏ qua”, bác sĩ Trung phân tích.
Dị vật là cây tăm xỉa răng sắc nhọn sau khi lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhi (Ảnh: BV).
Từ những trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ ngậm tăm, kể cả sau bữa ăn; có thể hướng dẫn trẻ thói quen vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa hoặc bàn chải thay vì dùng tăm.
Song song đó, cần tăng cường giáo dục sức khỏe học đường, giúp trẻ nhận thức được nguy hiểm tiềm ẩn của việc ngậm tăm hoặc các dị vật nguy hiểm. Nếu nghi ngờ trẻ nuốt dị vật, cần đưa đến cơ sở y tế có khả năng chẩn đoán hình ảnh càng sớm càng tốt.
Người dân cũng cần cẩn trọng khi sử dụng các vật dụng sắc nhọn trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là khi làm bếp, sửa chữa nhà cửa hay lao động sản xuất.
Một điều quan trọng không kém là trang bị kiến thức sơ cứu cơ bản. Khi phát hiện người bị tai nạn, cần nhanh chóng băng ép vết thương để cầm máu và đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.
Bác sĩ BV Bạch Mai khuyến cáo về căn bệnh khiến 100.000 người tử vong mỗi năm
Việt Nam có tỷ lệ tử vong do đột quỵ cao, người bệnh ngày càng trẻ hóa, cấp cứu chậm, mất thời gian vàng can thiệp.
Mỗi ngày Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận 50 - 55 người bệnh bị đột quỵ, trong số đó gần 10% là người trẻ. Bệnh nhân đột quỵ mất cơ hội được cứu sống vì đưa tới sai bệnh viện hoặc chậm trễ, sơ cứu không đúng cách.
PGS.TS. Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quỵ cao nhất, với khoảng 200.000 ca mỗi năm. Trong đó, khoảng 50% số ca đột quỵ diễn biến xấu và tử vong. Đột quỵ là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tử vong tại Việt Nam, căn nguyên gây nhiều ca tàn phế.
Vì vậy, bác sĩ Tôn khuyến cáo điều tối quan trọng khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ là cần hành động nhanh để kịp đến viện trong giờ vàng.
Bác sĩ Mai Duy Tôn khám cho bệnh nhân đột quỵ tại trung tâm. Ảnh: BVCC.
Sau đây là những việc cần thực hiện ngay:
1. Lập tức gọi xe cứu thương: Gọi 115 là lựa chọn thông minh nhất khi người thân của bạn bị đột quỵ. Xe cứu thương sẽ đưa người bệnh đến địa điểm có thể thực hiện kỹ thuật cấp cứu bệnh nhân đột quỵ chuẩn và nhanh nhất. Thêm vào đó, nhân viên y tế của 115 được trang bị kiến thức y tế để xử lý các tình huống khẩn cấp khác nhau, có thể hỗ trợ cứu sống bệnh nhân trên đường đến bệnh viện và làm giảm các tác động của đột quỵ não.
2. Thông báo nghi ngờ "đột quỵ não" với cấp cứu 115: Khi bạn gọi 115 và yêu cầu trợ giúp, hãy thông báo cho người điều hành rằng bạn nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ não. Nhân viên cấp cứu 115 sẽ được chuẩn bị phương tiện y tế phù hợp và chọn bệnh viện chuyên điều trị đột quỵ não trước khi họ chuyển bệnh nhân.
3. Phải theo dõi các triệu chứng và hỏi chuyện người bệnh: Người thân của bạn có thể không giao tiếp được tại bệnh viện. Vì vậy, trong khi chờ xe cứu thương đến hãy hỏi người bệnh càng nhiều thông tin càng tốt. Hỏi về tất cả các loại thuốc mà người bệnh đang dùng, tình trạng sức khỏe, có dị ứng gì không? Ghi lại các thông tin bao gồm thời điểm đột quỵ, tiền sử bệnh tật của người bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim, ngừng thở khi ngủ, tiểu đường... Những thông tin này rất hữu ích cho quá trình điều trị sau này.
4. Để người bệnh nằm xuống: Nếu người bệnh đang ngồi hoặc đứng, hãy bảo họ nằm nghiêng với tư thế đầu cao. Để giữ cho người bệnh thoải mái, cần nới lỏng quần áo của họ. Tư thế này giúp tăng cường lưu lượng máu đến não. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngã thì đừng cố di chuyển họ.
5. Thực hiện hồi sức tim phổi (CPR): Một số người bệnh có thể bất tỉnh trong cơn đột quỵ não. Nếu điều này xảy ra, hãy đánh giá tình trạng hô hấp của họ, xem họ có còn thở không. Nếu bạn không thể bắt được mạch, hãy bắt đầu thực hiện hồi sức tim phổi...
6. Phải bình tĩnh: Cố gắng giữ bình tĩnh trong suốt quá trình chờ cứu thương 115 đến. Không được cho người bệnh uống thuốc hay ăn uống bất cứ thứ gì, không cho người bệnh tự đi xe đến bệnh viện.
"Thời gian vàng" trong đột quỵ thiếu máu não là 270 phút nếu sử dụng thuốc tiêu huyết khối làm tan cục máu đông hoặc trong 6 - 8 giờ nếu lấy huyết khối cơ học trong trường hợp tắc động mạch lớn trong não. Điều trị càng muộn trong "cửa sổ thời gian" này cơ hội phục hồi sẽ thấp đi.
Mất hơn 100 triệu, suýt liệt sau bê chậu cây cảnh Anh Tuấn bê chậu đào từ ngoài sân vào đặt trong nhà bỗng nhiên nghe tiếng rắc ở lưng và toàn bộ cột sống, chân tê cứng, đau buốt phải nằm cáng đi cấp cứu. Tốn cả trăm triệu vì chậu hoa đào. Anh Ngô Văn Tuấn (29 tuổi, thành phố Hòa Bình) tâm sự Tết vừa qua cả nhà mất Tết chỉ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người huyết áp cao cần tránh xa ngay thực phẩm này

Diễn biến mới vụ 7 người nhập viện sau ăn buffet ốc

Bác sĩ không kê đơn, bệnh nhân vẫn khăng khăng đòi uống thuốc

Điều gì xảy ra với sức khỏe khi bạn ăn rau mồng tơi hằng ngày?

Thời điểm ăn tối tốt nhất

5 loại đồ uống tốt cho người gan nhiễm mỡ

Nguồn dự trữ máu khan hiếm, nhiều bệnh nhân mỏi mòn chờ đợi

Thực phẩm nên có trong bữa ăn của người bệnh COPD

Lợi ích không ngờ của việc ăn chậm, nhai kỹ

Cho ong đốt chữa ung thư vú, người phụ nữ phải nhập viện

7 loại protein giúp ổn định lượng đường trong máu

8 mẹo chống ngủ ngáy đơn giản nhưng hiệu quả cao
Có thể bạn quan tâm

Hôm nay nấu gì: Cơm tối vừa ngon mát lại bổ dưỡng
Ẩm thực
17:10:56 13/06/2025
Cập nhật bảng giá xe Yamaha Jupiter mới nhất tháng 6/2025
Xe máy
16:59:14 13/06/2025
Giá iPhone 13, iPhone 13 Pro, iPhone 13 Pro Max mới nhất giảm thấp chưa từng có, rẻ sập sàn vẫn xịn chẳng kém iPhone 16
Đồ 2-tek
16:47:54 13/06/2025
Nữ MC đình đám mắc ung thư giai đoạn cuối, toàn thân chỉ còn 3 mạch máu hoạt động bình thường
Sao châu á
16:12:03 13/06/2025
Marcus Rashford có động thái lạ sau khi tan mộng đến Barca
Sao thể thao
16:02:16 13/06/2025
Chuyến đi đoàn tụ lại là phút hạnh phúc cuối cùng của gia đình bác sĩ Ấn Độ
Thế giới
15:58:51 13/06/2025
12 trải nghiệm tuyệt vời chỉ có ở Lithuania
Du lịch
15:58:04 13/06/2025
Trải nghiệm thực tế từ chủ xe VF 7: Thiết kế sang chảnh, vận hành như 'báo săn' và chi phí 0 đồng
Ôtô
15:38:18 13/06/2025
Mỹ nhân Running Man Việt âm thầm chia tay bạn trai nam thần sau 3 tháng bí mật cầu hôn?
Sao việt
15:27:32 13/06/2025
Tự Long khoe vũ đạo, SOOBIN, Hà Lê khuấy động sân khấu
Nhạc việt
15:18:52 13/06/2025