Những bộ phận bẩn nhất trên cơ thể người
Miệng, tay, chân, mông, nách, háng… tích tụ nhiều bụi bẩn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Miệng
Miệng là một trong những nơi bẩn nhất của cơ thể con người. Miệng chứa hơn 700 triệu loại vi khuẩn và lớn lên không ngừng, đặc biệt là vi khuẩn Streptococcus do ăn các loại thực phẩm carbohydrate có đường và tinh bột. Ngay cả phần lưỡi cũng tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có hại.
Bạn cần làm sạch lưỡi thường xuyên bằng dụng cụ cạo lưỡi hoặc bàn chải đánh răng sau mỗi bữa ăn để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Da đầu bẩn là môi trường chứa nhiều tế bào chết gây khô, ngứa và gia tăng vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, không nên gội đầu mỗi ngày.
Bác sĩ Lynne Goldberg, Giám đốc Phòng khám tóc của Trung tâm Y tế Boston, Mỹ cho biết gội quá nhiều để loại bỏ dầu nhờn sẽ khiến da đầu khô và sản xuất nhiều bã nhờn hơn. Ngoài ra, mỗi người cần hiểu biết loại da, kết cấu tóc, mức độ tạo kiểu của mình để xác định số lần gội đầu thích hợp.
Một bàn chân trung bình chứa khoảng 600 tuyến mồ hôi trên một mét vuông, gấp hàng trăm lần so với vùng nách. Chúng sản sinh ra một hỗn hợp gồm muối, gluco, các vitamin và các amino axít – một bữa ăn hoàn hảo cho cả một “tập đoàn” vi khuẩn, trong đó nhiều nhất là Staphylococcus, tác nhân sản sinh mùi hôi khó chịu.
Do đó, bạn nên thường xuyên làm sạch và cọ rửa bằng xà phòng hoặc nước, giữ cho bàn chân khô ráo nhất có thể.
Mông
Video đang HOT
Mông là một bộ phận cơ thể khác cần được chăm sóc. Tình trạng đổ mồ hôi ở mông có thể dẫn đến mụn trứng cá nếu không được làm sạch. Các tế bào da chết cũng có thể dẫn đến da khô. Do đó, bạn cần vệ sinh vùng mông sạch khi tắm và giữ ẩm nó thường xuyên.
Tay
Bàn tay chứa nhiều vi khuẩn do tiếp xúc với nhiều đồ vật trong ngày. Ảnh: Health
Bàn tay bình thường chứa hơn 3.000 vi khuẩn. Khi tay ẩm, vi khuẩn nhân lên gấp 1.000 lần. Không rửa tay đúng cách sẽ khiến bạn bị nhiễm khuẩn do tay chạm vào rất nhiều thứ trong cả ngày.
Ngoài ra, những người có móng tay dài thường bị tích tụ nhiều bụi bẩn hơn dưới móng. Nguyên nhân có thể do bạn hắt hơi, chế biến, làm việc… khiến vi khuẩn mắc kẹt và nhân lên nhanh chóng.
Háng
Háng có nếp gấp và nếp nhăn nên thường bị đổ mồ hôi nhiều. Điều này dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn quanh da, nhất là ở bộ phận sinh dục của bạn.
Nên mặc đồ trong bằng vải cotton lỏng để tránh đổ mồ hôi và vệ sinh sạch sẽ khi tắm để hạn chế lây nhiễm khuẩn.
Nách
Đổ mồ hôi quá nhiều gây ra mùi hôi nách. Không cạo lông nách cũng khiến cho vùng nách nhiễm khuẩn và mất thẩm mỹ.
Bạn có thể ngăn ngừa hôi nách bằng cách rửa bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng một chất khử mùi tốt không gây kích ứng da.
Thuỳ An
Theo Bold Sky
Lộn trái quần áo khi phơi, thói quen sai lầm làm chết cả nhà vào mùa hè
Mọi người đều biết, mùa hè là mùa nóng bức và đối với những gia đình trồng nhiều cây quanh nhà, hoặc có vườn thì càng dễ bắt gặp trứng côn trùng bám vào quần áo đang phơi.
Lộn trái quần áo khi phơi
Ai cũng nghĩ rằng, lộn trái quần áo khi phơi chúng sẽ bền màu và sử dụng được lâu hơn. Nhưng thực tế có phải vậy không?
Khi chúng ta lộn mặt trái quần áo thì đây chính là mặt tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài. Đồng thời, mặt trái cũng tiếp xúc trực tiếp với bề mặt cơ thể của chúng ta. Vậy khi lộn ra phơi, bao nhiêu bụi bẩn, vi khuẩn bên ngoài chẳng phải sẽ bám vào.
Bên cạnh đó, mọi người đều biết, mùa hè là mùa nóng bức và đối với những gia đình trồng nhiều cây quanh nhà, hoặc có vườn thì càng dễ bắt gặp trứng côn trùng bám vào mọi thứ xung quanh, nhất là quần áo phơi ngoài nắng. Đây cũng được xem là thời điểm thích hợp và tốt nhất để côn trùng đẻ trứng. Chúng sẽ sinh sôi nảy nở rất nhanh, không lâu sau sẽ xâm nhập cơ thể khiến bạn bị tổn thương da.
Trứng côn trùng có thể làm tổn thương da của con người.
Không vắt quần áo trước khi phơi
Không ít người nghĩ rằng vắt quần áo cho khô kiệt nước sẽ khiến quần áo bị nhăn. Thế nên họ chọn cách sau khi xả với nước xả vải, hoặc giặt đến nước cuối cùng sẽ phơi đồ nguyên nước khiến vi khuẩn hoạt động mạnh khiến quần áo bị mùi hôi khó chịu, có thể gây bệnh ngoài da. Thế nên tốt nhất khi bạn phơi đồ thì nên vắt kĩ nước, rồi giũ thật mạnh là được. Nếu quần áo nhăn thì dùng là ủi là được rồi.
Phơi quần áo qua đêm
Nhiều người cho rằng quần áo phơi qua đêm thì nhanh khô hơn, nhất là vào những lúc thời tiết ẩm ươn, mưa dầm dề. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm vì đêm chính là lúc độ ẩm tăng lên, nhiệt độ giảm xuống, là lúc mà vi khuẩn hoạt động thật mạnh mẽ. Đó là lý do vì sao mà từ xưa các cụ đã ngăn cấm không cho con cháu phơi quần áo vào ban đêm.
Phơi quần áo nơi quá nhiều bụi bẩn
Quần áo mới giặt, độ ẩm cao nên rất dễ bám bụi. Nếu bạn phơi quần áo ngay nơi xe cộ đông đúc qua lại hoặc nơi công trình đang thi công... thì khói bụi rất nhanh bám đầy trên quần áo. Từ đó, quần áo sau khi khô không những có mùi khó chịu mà còn đầy rẫy bụi bẩn, vi khuẩn không tốt cho sức khỏe. Do đó, khi phơi quần áo, bạn nên chọn nơi ít có bụi bẩn thì mới an toàn cho sức khỏe bạn nhé.
Phơi nơi thiếu ánh nắng
Ánh nắng mặt trời có tác dụng rất tốt trong việc diệt vi khuẩn. Nếu bạn không tận dụng ánh nắng tự nhiên này mà chỉ phơi quần áo trong nhà hoặc nơi thiếu nắng thì tỉ lệ vi khuẩn sinh sôi sẽ tăng hơn rất nhiều. Mặc những bộ đồ vi khuẩn bám đầy sẽ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo Lê Lê (t/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Những tác hại ít người ngờ đến nếu mang giày trong nhà Không mang giày trong nhà không những giúp tránh tiếng ồn, tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn mà còn giúp cải thiện sức khỏe bàn chân. Mang giày đi ngoài đường vào trong nhà có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột - SHUTTERSTOCK Mang giày trong nhà có thể dẫn đến những vấn...