Những biến chứng phổ biến ở vú khi cho con bú, mẹ mới sinh cần lưu ý
Các biến chứng khi cho con bú thường khiến sản phụ khó chịu và đau đớn. Do đó, bà mẹ mới sinh cần biết về những biến chứng có thể gặp khi cho con bú để nuôi con vui, khỏe và an toàn.
Một số sản phụ gặp phải các biến chứng khi cho con bú như núm vú bị nứt, đau, phát ban hoặc cho con bú đau đớn… Tuy nhiên, với việc chăm sóc và cho bé bú đúng cách, việc cho con bú có thể là một trải nghiệm vui vẻ và trọn vẹn.
1. Lợi ích khi cho con bú
Cho con bú mẹ là điều cần thiết.
Nuôi con bằng sữa mẹ rất quan trọng vì sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh và phù hợp nhất cho bé. Sữa mẹ cân bằng tối ưu các chất dinh dưỡng cho trẻ đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của trẻ bởi trong sữa mẹ chứa đủ những chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm chất béo, đạm (protein), năng lượng (carbs), vitamin, muối khoáng, có tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ của hệ tiêu hóa và phát triển của bé.
Hơn nữa, nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh như hen suyễn, béo phì, đái tháo đường và Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), đồng thời các bà mẹ giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng, đái tháo đường type 2 và tăng huyết áp cao. Cho con bú giúp mẹ và bé gắn kết hơn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu tiên (không sử dụng sữa công thức, nước trái cây hoặc nước lọc) thúc đẩy sự gắn kết, tăng trưởng, phát triển trí não và bảo vệ chống lại bệnh tật. Sau khoảng thời gian này, khi bé ăn được các loại thực phẩm khác, vẫn khuyến khích tiếp tục cho bé bú sữa mẹ trong suốt 1 năm đầu đời.
Tuy nhiên, nếu xảy ra những biến chứng khi cho con bú sẽ khiến hành trình mới này trở nên rất đau đớn, thậm chí người mẹ bị stress.
2. Những biến chứng phổ biến khi cho con bú
2.1. Núm vú bị đau và nứt
Việc cho con bú thường không gây đau đớn nếu áp dụng đúng kỹ thuật, bao gồm tư thế ngồi của mẹ, tư thế của trẻ và cho trẻ ngậm sâu vú. Cơn đau có thể phát sinh nếu bà mẹ cho trẻ bú không đúng cách. Khi trẻ ngậm vú đúng cách là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa đau và nhức núm vú. Việc trẻ ngậm sâu vào vú sẽ giúp sữa chảy ra thích hợp và giảm ma sát lên núm vú, giảm thiểu nguy cơ nứt hoặc trầy xước.
Cảm giác khó chịu thoáng qua có thể xảy ra trong những ngày đầu cho con bú. Nếu thấy đầu vú bị nứt và những cơn đau dai dẳng hoặc dữ dội là tín hiệu cần theo dõi.
2.2. Phát ban
Phát ban ở ngực là hiện tượng khá phổ biến khi cho con bú. Đây có thể là phản ứng dị ứng. Một số phát ban cũng có thể xảy ra do cho con bú, trong đó vùng da nhạy cảm xung quanh núm vú có thể bị viêm do cho con bú liên tục. Độ ẩm của sữa mẹ hoặc áo ngực bó sát cũng dễ gây ra phát ban này.
Trường hợp da bé bị mẩn ngứa do bú mẹ nếu người mẹ ăn phải thực phẩm gây dị ứng có thể truyền sang con qua sữa mẹ. Các chất và hợp chất có trong sữa mẹ có thể thay đổi tùy theo những gì người mẹ ăn vào. Các loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến bao gồm sữa bò, trứng, đậu phộng, hạt cây, đậu nành, lúa mì và cá. Nếu người mẹ đang cho con bú ăn những chất gây dị ứng này và trẻ có khuynh hướng bị dị ứng thì các protein gây dị ứng có thể được truyền sang con qua sữa mẹ. Điều này dẫn đến các phản ứng trên da như phát ban, chàm hoặc nổi mề đay.
2.3. Ống dẫn sữa bị tắc và viêm vú
Video đang HOT
Tắc tia sữa và viêm vú khiến mẹ đau đớn.
Tư thế cho con bú không đúng cách và ngậm vú không tốt có thể dẫn đến tắc ống dẫn sữa. Ống sữa bị tắc là khi ống dẫn sữa trở nên hẹp, gây đau nhức. Viêm vú, nhiễm trùng vú, dẫn đến các triệu chứng đỏ, sưng, đau, các triệu chứng giống cúm và sốt…
Nếu viêm vú không được điều trị sớm có thể dẫn đến áp xe vú, có trường hợp phải phẫu thuật để dẫn lưu.
2.4. Vú căng tức và vú tiết nhiều sữa
Vú căng sữa
Vú căng sữa là khi ngực của người mẹ quá đầy sữa gây cứng, căng và đau. Tình trạng căng sữa có thể xảy ra trong những ngày đầu khi bạn và con bạn vẫn chưa quen với việc bú mẹ. Có thể mất vài ngày để nguồn sữa của bạn đáp ứng được nhu cầu của bé. Tình trạng căng tức cũng có thể xảy ra khi bé lớn hơn và không bú thường xuyên, thường là khi bé bắt đầu ăn dặm.
Vú mẹ tiết quá nhiều sữa
Đôi khi phụ nữ tiết ra quá nhiều sữa và em bé bú rất mệt. Tốt nhất bạn nên nhờ nữ hộ sinh, hoặc chuyên gia về nuôi con bằng sữa mẹ xem bữa ăn để tìm hiểu lý do tiết sữa quá nhiều. Họ cũng có thể chỉ cho bạn các tư thế khác nhau để giúp bé bú một lượng lớn sữa.
2.5. Cho con bú và bệnh tưa miệng
Nhiễm trùng tưa miệng đôi khi có thể xảy ra khi núm vú của mẹ bị nứt. Điều này có nghĩa là nấm candida gây bệnh tưa miệng có thể xâm nhập vào núm vú hoặc vú. Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc con bạn bị nhiễm nấm tưa miệng, hãy đến gặp bác sĩ.
3. Ngăn ngừa các biến chứng khi cho con bú
Các biến chứng khi cho con bú có thể được ngăn ngừa bằng các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Điều cần thiết là tìm hiểu và thu thập thông tin liên quan về kỹ thuật cho con bú, hiểu các dấu hiệu đói của trẻ, duy trì chế độ ăn uống chính xác và tìm hướng dẫn từ các điều dưỡng, chuyên gia tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ.
Nên cho con bú đúng tư thế, thường xuyên massage, xoa bóp bầu ngực, đồng thời thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, lau bầu ngực, núm vú bằng nước muối sinh lý sau khi cho con bú.
Ngoài ra, sự hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình như người chồng, người thân… cũng góp phần tạo nên hành trình nuôi con bằng sữa mẹ tích cực. Hãy đi khám và nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ để được giúp đỡ nếu bạn cần.
Cẩn trọng biến chứng đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người mẹ và thai nhi.
Thai phụ có ceton niệu do chủ quan trong quản lý đái tháo đường thai kỳ
Thời gian qua, Khoa Nội tiết sinh sản - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân nữ 40 tuổi. Khi nhập viện, bệnh nhân có tình trạng đường máu cao, ceton niệu, thai to. Bệnh nhân có tiền sử mắc đái tháo đường thai kỳ ở 2 lần mang thai trước, đều phải điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân có 2 lần thai lưu ở tuần thai thứ 7 - 8. Là lần mang thai thứ 5, nhưng bệnh nhân đã không đi khám và đánh giá yếu tố nguy cơ đái tháo đường thai kỳ mà tự điều chỉnh chế độ ăn uống. Đến tuần thai thứ 28, khi đi khám thai sản, bác sĩ sản khoa dự đoán tình trạng thai to (1,5kg), nên hướng dẫn bệnh nhân đi làm nghiệm pháp tăng đường máu thai kỳ nhằm phát hiện đái tháo đường thai kỳ.
Kết quả cho thấy: Đường máu lúc đói là 10.3 mmol/l. Sau 1 giờ uống glucose, đường huyết tăng là 18.4mmol/l, sau 2 giờ đường huyết là 18.92mmol/l. Ngoài ra, các xét nghiệm khác cho thấy bệnh nhân có ceton niệu; có tình trạng thừa cân...
Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, bác sĩ khám bệnh đã kết luận bệnh nhân mắc đái tháo đường trước khi mang thai. Tức là thuộc trường hợp bệnh nhân đái tháo đường mang thai.
Yếu tố nguy cơ đái tháo đường thai kỳ
Các yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ là khi có bất kỳ yếu tố nào dưới đây:
Tiền sử gia đình có quan hệ bậc 1 với người đái tháo đường.Tiền sử sinh con từ 4kg trở lên.Tiền sử bị rối loạn đường huyết/đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước.Glucose niệu trong khi mang thai.Hội chứng buồng trứng đa nang.Béo phì trước khi mang thai.
Đối với trường hợp bệnh nhân nêu trên, có cùng nhiều yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ, gồm:
Mang thai khi tuổi đã cao.Thừa cân trước khi mang thai.Tiền sử 2 lần mang thai mắc đái tháo đường thai kỳ.Tiền sử sảy thai.Có bố mắc đái tháo đường.
Tuy nhiên, bệnh nhân đã không đi khám định kỳ để phát hiện bệnh đái tháo đường. Hơn nữa dù 2 lần trước đó đã bị đái tháo đường thai kỳ, nhưng lần mang thai này bệnh nhân cũng không đi khám để được xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ sớm nên đã dẫn đến các tình trạng nêu trên.
Bệnh nhân phải nhập viện điều trị do chủ quan không quản lý đái tháo đường thai kỳ.
Các biến chứng của đái tháo đường thai kỳ
Theo các bác sĩ của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, các biến chứng thường gặp của đái tháo đường thai kỳ như gây tăng huyết áp và tiền sản giật. Đây là 2 biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng của mẹ và con. Tăng nguy cơ sinh non, sảy thai tự nhiên, nhiễm khuẩn đường tiết niệu...
Đối với thai nhi, lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở người mẹ là nguyên nhân khiến thai nhi phát triển quá nhanh, dẫn tới cân nặng lúc sinh to (thường là trên 4kg). Thai quá lớn sẽ dễ gặp phải chấn thương trong lúc sinh. Biến chứng này có thể dẫn đến liệt thần kinh cánh tay, gãy xương đòn, suy thai, ngạt. Nguy cơ suy yếu thai cao gấp 4 lần; dễ mắc các dị tật bẩm sinh. Nguy cơ sinh non, trẻ gặp phải hội chứng suy hô hấp, thường phải chăm sóc đặc biệt sau sinh. Nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn cho trẻ như rối loạn chuyển hóa như hạ glucose máu trẻ sơ sinh, hạ canxi máu (do suy cận giáp trạng chức năng), tăng billirubin máu, chứng đa hồng cầu (do giảm oxy máu); Nguy cơ bệnh tim mạch, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu...
Vì vậy, với phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ cần lưu ý:
Xét nghiệm đường máu định kỳ 6 tháng/lần.Khám và xét nghiệm đường máu trước khi mang thai.Khi có thai cần đi xét nghiệm đường máu ngay để đánh giá nguy cơ.Thực hiện chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Điều trị đái tháo đường ở phụ nữ mang thai
Điều trị đái tháo đường nói chung và đái tháo đường ở phụ nữ mang thai nói riêng đều cần kết hợp các phương pháp: Dinh dưỡng, luyện tập và dùng thuốc. Tùy trường hợp cụ thể, ví dụ như đái tháo đường thai kỳ hay người bệnh đái tháo đường mang thai sẽ có phác đồ và mục tiêu điều trị khác nhau.
Mục tiêu đối với đái tháo đường thai kỳ là kiểm soát glucose cần đạt mức:
Glucose máu mao mạch lúc đói của mẹ =Glucose máu mao mạch 1 giờ sau ăn =Glucose máu mao mạch 2 giờ sau ăn =
Đối với người bệnh đái tháo đường mang thai cần đạt mức:
Glucose máu mao mạch lúc đói =Glucose máu mao mạch 1 giờ sau ăn =Glucose máu mao mạch 2 giờ sau ăn =HbA1C
Điều trị bằng dinh dưỡng để đạt được mục tiêu:
Đạt được mức glucose bình thường.Tránh tăng ceton máu.Tăng cân hợp lý.Thai khỏe mạnh.
Chế độ dinh dưỡng cần cá thể hóa, khuyến cáo gợi ý như sau:
Chế độ ăn cần cân bằng tỉ lệ các nhóm dinh dưỡng và kiểm soát tốt lượng calo nạp vào mỗi ngày.
Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ có cân nặng lý tưởng cần 30kcal/kg/ngày.Phụ nữ thừa cân cần 22-25kcal/kg/ngày.Phụ nữ béo phì giảm 30% nhu cầu năng lượng hoặc hạn chế ở mức dưới 22kcal/kg/ngày.Phụ nữ thiếu cân cần 40 kcal/kg/ngày.
Thành phần nhóm chất dinh dưỡng khuyến cáo theo tỉ lệ:
Lượng carbohydrat nên phân bổ thành nhiều bữa để tránh tăng glucose máu sau ăn. Tỷ lệ carbohydrat chiếm khoảng 40% nguồn cung cấp năng lượng nhưng đảm bảo không làm tăng keton máu. Hạn chế các loại carbohydrat như bánh mỳ, cơm, khoai tây, trái cây ngọt, nước ép trái cây.Sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường thấp.Protein chiếm khoảng 20% nguồn cung cấp năng lượng.Lipid chiếm 40% nguồn cung cấp năng lượng, trong đó mỡ bão hòa chiếm dưới 7%.Cần cung cấp đủ các vitamin, khoáng chất cần thiết cho bà mẹ.Theo dõi cân nặng bệnh nhân thường xuyên.
Chế độ luyện tập: Nên khuyến cáo phụ nữ có thai luyện tập nếu không có chống chỉ định về sản khoa. Phụ nữ mang thai nên duy trì mức vận động cường độ nhẹ đến trung bình với khoảng thời gian 20 - 30 phút/lần, 3 lần/tuần.
Điều trị bằng thuốc: Theo PGS.TS.Tạ Văn Bình - nguyên Giám đốc BV Nội tiết TW, "đã mang thai là phải dùng insulin để hạ đường máu dù là đái tháo đường thai kỳ hay đái tháo đường type 2 mang thai".
PGS.TS.Tạ Văn Bình cũng cho hay: Tới nay cũng có vài nghiên cứu cho rằng có thể dùng một số loại thuốc uống để điều trị cho người đái tháo đường thai kỳ hoặc đái tháo đường type 2 mang thai. Song các ý kiến này không được đại đa số các nhà chuyên môn ủng hộ. Cũng có khuyến cáo nên chọn một số loại insulin cho sản phụ, nhưng vẫn nên lựa chọn loại insulin sử dụng và liều lượng insulin theo từng bệnh nhân. Liều lượng insulin khi mang thai cũng cần thay đổi theo tuổi thai. Vì thế bệnh nhân cần phải đi khám thường xuyên mỗi 4 tuần để có lời khuyên và chỉ định liều thuốc thích hợp.
Người đái tháo đường thai kỳ cũng có những lời khuyên riêng về chế độ ăn thay đổi theo tuổi thai.
Sau khi sinh xong, việc có cần dùng thuốc điều trị đái tháo đường hay không sẽ được quyết định bởi chẩn đoán xác định sau khi sinh từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 12 bằng nghiệm pháp tăng glucose máu đường uống.
Triệu chứng phổ biến của các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu không thực hiện các biện pháp tình dục an toàn. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu mắc bệnh và điều trị kịp thời giúp ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng. 1. Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) là gì? Bệnh lây truyền qua đường tình...