Những bệnh nào cần tránh ăn chuối?
Chuối là loại trái cây giàu dinh dưỡng. Khi đưa vào chế độ ăn uống lành mạnh, chuối có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên, những người mắc một số bệnh nhất định có thể cần hạn chế ăn chuối.
Chuối là một loại trái cây giàu chất xơ, kali, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa và nhiều chất dinh dưỡng thực vật khác. Một quả chuối kích cỡ trung bình cung cấp đến 9% nhu cầu kali hằng ngày, theo chuyên trang Eating Well (Mỹ).
Những người bị suy thận cần tránh ăn chuối vì lượng kali cao trong chuối có thể gây bất lợi cho thận. Ảnh M.Phúc
Kali là loại khoáng chất rất cần thiết để duy trì mức huyết áp khỏe mạnh, giảm nguy cơ đột quỵ và tăng cường sức khỏe tim mạch. Kết hợp chuối và chế độ ăn uống lành mạnh có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Các chất chống oxy hóa có trong chuối, chẳng hạn như catechin có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim và thoái hóa điểm vàng.
Chuối cũng là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào. Nhờ đó, chúng trở thành món ăn nhẹ lý tưởng cho những người tập luyện thể thao. Mặc dù chuối thường được coi là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng một số người có thể cần hạn chế ăn chuối.
Đối tượng đầu tiên cần nhắc đến là những người bị suy thận giai đoạn cuối. Họ cần theo dõi chặt chẽ việc nạp kali vì lượng kali cao có thể gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh thận.
Video đang HOT
Một đối tượng khác cần hạn chế, thậm chí tránh ăn chuối là những người mắc bệnh tiểu đường. Việc theo dõi lượng tinh bột trong chế độ ăn hằng ngày là rất quan trọng với nỗ lực kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường.
Mặc dù chuối chứa carb và có thể làm tăng lượng đường trong máu nhưng chúng cũng có chất xơ và các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe tổng thể. Ăn ở mức độ ít hoặc vừa phải thì chuối sẽ là lựa chọn phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường.
Chuối xanh vừa mới chín, tức chuối chưa chín hẳn, thậm chí có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin và góp phần điều chỉnh lượng đường trong máu. Lợi ích này có được là nhờ hàm lượng tinh bột kháng tính độ cao trong loại chuối này. Tuy nhiên, một khi đã ăn chuối thì cần cân nhắc giảm lượng tinh bột trong bữa ăn để tránh đường huyết tăng đột biến.
Người mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột, có thể cần hạn chế hoặc tránh ăn chuối. Các thực phẩm giàu chất xơ như chuối có thể gây đầy hơi, chướng bụng và co thắt dạ dày ở những người mắc bệnh viêm ruột.
Trong khi đó, hàm lượng đường fructose trong chuối có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở những người mắc hội chứng ruột kích thích. Những người bị dị ứng hoặc nhạy cảm với chuối cũng nên tránh ăn chuối, theo Eating Well.
Người bệnh gì không nên uống nước cam?
Nước cam giàu vitamin C, folate và kali. Đây là nguồn giàu chất chống oxy hóa và giúp tăng cường năng lượng.
Tuy nhiên, chuyên gia Dimple Jangda, nhà nghiên cứu y học cổ truyền nổi tiếng Ấn Độ, lưu ý có những trường hợp uống nhiều nước cam sẽ gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe, theo tờ Hindustan Times.
Nước cam giàu vitamin C, folate và kali. Ảnh Pexels
Những ai nên tránh uống nước cam?
Người hoạt động thể chất và chơi thể thao có thể uống nước cam như đồ uống bổ sung nước. Tuy nhiên, chuyên gia Jangda cảnh báo rằng những người có vấn đề về axit hoặc các vấn đề về da nên tránh.
Chuyên gia Jangda khuyên, tốt nhất nên tránh nước cam nếu mắc các bệnh sau:
Bị trào ngược axit hoặc ợ nóng . Cam có tính axit, có thể gây kích ứng dạ dày dẫn đến ợ chua khó chịu.
Mắc bệnh về da . Theo báo cáo, trong một số trường hợp, tiêu thụ quá nhiều nước cam có thể dẫn đến dị ứng da.
Ngoài ra, những người bị rối loạn chảy máu và rối loạn trao đổi chất cũng nên tránh uống nước cam.
Người đang uống một số loại thuốc chữa bệnh cần thảo luận về việc uống nước cam với bác sĩ. Ảnh Pexels
Những ai nên thận trọng khi uống nước cam?
Người bị huyết áp thấp. Theo các chuyên gia, tiêu thụ quá nhiều nước cam có thể làm giảm huyết áp. Và những người thừa cân dễ bị tác dụng phụ này hơn.
Người đang muốn giảm cân. Nước cam giàu calo và chứa hàm lượng đường cao, có thể dẫn đến tăng cân.
Bị bệnh thận nặng.Cam chứa nhiều kali, vì vậy, người bệnh thận nặng cần thận trọng khi uống nước cam. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này.
Người khó ngủ.Trong một số trường hợp, uống quá nhiều nước cam có thể dẫn đến mất ngủ, theo tờ Times Of India.
Người đang uống thuốc.Nước cam tương tác với các loại thuốc gồm thuốc kháng axit, hạ huyết áp, trị hen suyễn, trị loãng xương, điều trị nhiễm khuẩn và thuốc điều trị bệnh phong.
Vì vậy, nếu đang uống những loại thuốc kể trên, bạn cần thảo luận về việc uống nước cam với bác sĩ, theo trang tin y tế PharmEasy.
Loại hạt bán đầy chợ, là món ăn sáng dân dã giúp hạ đường huyết, chống ung thư Đây là rất quen thuộc với nhiều người nhưng ít ai biết trong loại hạt này có chứa chất xơ, vitamin và các khoáng chất như kali, magie, sắt, kẽm, flavonoid giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường, tim mạch... Ngô (bắp) vừa được xem là rau, vừa được coi là ngũ cốc. Loại thực phẩm này...