Những bệnh làm chao đảo thế giới và Việt Nam trong năm 2014
Năm 2014 là một năm mà thế giới và Việt Nam phải gồng mình chiến đấu với nhiều bệnh, dịch bệnh nguy hiểm như E bola, bệnh dịch hạch, bệnh MERS-CoV, bệnh sởi…
1. Dịch bệnh Ebola
Ebola – loại virus gây ra dịch sốt xuất huyết kinh hoàng, khiến cả thế giới hoang mang bởi bệnh này có tỷ lệ tử vong cao tới 90%. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, dịch sốt xuất huyết Ebola bùng phát ở Tây Phi, lây lan một cách nhanh chóng sang các vùng lân cận và vượt ngoài khả năng kiểm soát.
Dịch bệnh Ebola năm 2014 được nhận định là dịch bệnh lớn nhất trong lịch sử gần 4 thập kỷ qua.. Hiện nay, chưa có loại thuốc đặc trị cho loại bệnh nguy hiểm này.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về dịch bệnh do vi rút Ebola, tính đến ngày 17/12/2014 đã ghi nhận 18.669 trường hợp mắc, trong đó 6.964 trường hợp tử vong. WHO xác nhận 657 nhân viên y tế mắc Ebola, trong đó 373 trường hợp tử vong.
Ảnh minh họa
2. Bệnh dịch hạch
Bệnh dịch hạch do trực khuẩn Yesinia pestis gây bệnh, lây truyền sang người qua trung gian bọ chét nhiễm khuẩn. Bọ chét ký sinh trên chuột là trung gian truyền bệnh chủ yếu. Bọ chét hút máu chuột có mang vi khuẩn gây bệnh dịch hạch. Khi bọ chét rời khỏi chuột sang người và cắn người sẽ xảy ra sự lan truyền vi khuẩn và có thể gây bệnh.
Bệnh dịch hạch được coi “cái chết đen” nguy hiểm trong lich sử nhân loại. Trong những thế kỷ trước căn bệnh này lan truyền trên toàn thế giới qua ba đợt dịch lớn, và giết chết từ một phần ba tới một nửa dân số tại các khu vực có nạn dịch hạch.
Theo thông tin chính thức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 21/11/2014, Bộ Y tế Madagascar đã thông báo WHO bùng phát dịch bệnh dịch hạch tại quốc gia này, 119 trường hợp mắc bệnh dịch hạch, trong đó có 40 trường hợp tử vong. Trong số các trường hợp mắc, chỉ có 2% là dịch hạch thể phổi.
Ca bệnh đầu tiên được ghi nhận ngày 31/8/2014 và tử vong ngày 03/9/2014. Các trường hợp mắc bệnh được ghi nhận tại 16 quận thuộc 7 khu vực của Madagascar. Tại Thủ đô của quốc gia này cũng đã ghi nhận 02 trường hợp dịch hạch, trong đó có 01 trường hợp tử vong.
Bên cạnh đó ở Trung Quốc ghi nhận một trường hợp tử vong do bị dịch hạch.
3. Bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus Corona (MERS-CoV)
Video đang HOT
Năm 2014, một lần nữa bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus Corona (MERS-CoV) xuất hiện trở lại ở nhiều nước, nhất là các nước Trung Đông khiến cho người dân toàn thế giới không khỏi lo lắng Theo các chuyên gia y tế, bệnh MERS – CoV được so sánh với bệnh SARS đã cướp đi sinh mạng của trên 800 người năm 2003. Giống như SARS, phần lớn bệnh nhân mắc MERS – CoV có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp gây viêm phổi, sốt cao, ho và khó thở. Nguy hiểm hơn, virus có thể gây suy thận, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài đến 2 tuần (lâu hơn cả SARS) và tỷ lệ tử vong ở người nhiễm bệnh lên tới hơn 50%.
Tổ chức Y tế thế giới thông báo, tính đến ngày 04/6/2014, toàn thế giới ghi nhận 681 trường hợp nhiễm MERS-CoV, trong đó có 204 trường hợp tử vong. Riêng tại Ả rập Xê út, từ ngày 19/5/2014 đến ngày 02/6/2014 đã ghi nhận 44 trường hợp nhiễm MERS-CoV. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vaccine chống lại loại virus gây bệnh MERS – CoV.
Ảnh minh họa
4. Bệnh cúm gia cầm A/H7N9
Vi-rút cúm A/H7N9 ở người lần đầu được phát hiện tại Trung Quốc năm 2013. Hầu hết các trường hợp nhiễm phải là do phơi nhiễm với gia cầm mắc bệnh cúm này hoặc môi trường bị ô nhiễm.
Năm 2014, bệnh cúm gia cầm xuất hiện trở lại ở nhiều nước trên thế giới. Hầu hết các bệnh nhân mắc cúm A/H7N9 đều có hiện tượng suy hô hấp nặng, khoảng một phần ba trong số các trường hợp bị nhiễm đã tử vong. Hiện chưa tìm được bằng chứng cho thấy vi-rút cúm A/H7N9 có thể lây nhiễm từ người sang người, mặc dù cũng có thông tin cho rằng, có việc lây lan từ người sang người trong một số trường hợp hiếm gặp. Do vậy, mối nguy hiểm của vi-rút cúm A/H7N9 đối với sức khỏe cộng đồng là rất đáng báo động. Các vi-rút cúm có thể thay đổi hình thái nên có cơ hội lây lan dễ dàng từ người sang người, châm ngòi cho một dịch bệnh bùng phát trên toàn cầu.
Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, tính đến 3/9, Trung Quốc ghi nhận 453 trường hợp nhiễm virus cúm A/H7N9 trong đó 175 người tử vong.
Trong năm 2014, Việt Nam cũng đối phó với nhiều dịch bệnh:
- Bệnh tay chân miệng
Từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 36.517 trường hợp mắc, có 02 trường hợp tử vong tại tỉnh Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu.
So với cùng kỳ năm 2013 (mắc 39.142/14 tử vong) số mắc cả nước giảm 6,7%, tử vong giảm 12 trường hợp, trong đó khu vực miền Bắc giảm 28,5%, miền Trung giảm 32,7%, miền Nam tăng 3%, Tây Nguyên tăng 4,4% (khu vực miền Nam và Tây Nguyên tăng nhẹ, rải rác không ghi nhận ổ dịch tập trung).
Ảnh minh họa
- Sốt xuất huyết
Ở nước ta đã ghi nhận 12.313 trường hợp mắc tại 42 tỉnh, thành phố, 08 trường hợp tử vong tại tỉnh thành phố Hồ Chí Minh (03), Bình Dương (01), Cà Mau (01), Bình Phước (01), Phú Yên (01) và tỉnh Đồng Nai (01).
So với cùng kỳ năm 2013 (25.335/16), số mắc năm 2014 cả nước giảm 51,4%, tử vong giảm 08 trường hợp, trong đó khu vực miền Bắc giảm 27,3%, miền Trung giảm 82,2%, miền Nam giảm 29,4%, Tây Nguyên giảm 87,5%. So với trung bình giai đoạn 2006-2010 số mắc năm 2014 cả nước giảm 72,8 %, tử vong giảm 46%.
- Bệnh sởi
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng…
Từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 4.085 trường hợp mắc sởi xác định trong số 15.217 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 62/63 tỉnh, thành phố với 135 trường hợp tử vong.
Đặc biệt, trong khoảng những tháng giữa năm 2014, bệnh sở phát triển mạnh thành dịch với những biến chứng mới xâm nhập vào phổi, đe dọa sức khỏe của nhiều người, chủ yếu là trẻ nhỏ.
Theo ttvn
Chủ động phòng chống bệnh dịch hạch
Thời gian gần đây, ở Trung Quốc và Mỹ thông báo một số ca bệnh dịch hạch, đã có người tử vong.
Thời gian gần đây, ở Trung Quốc và Mỹ thông báo một số ca bệnh dịch hạch, đã có người tử vong. Tại Việt Nam, tuy 12 năm trở lại đây không ghi nhận ca dịch hạch nào, nhưng trước tình hình bệnh dịch từ các nước khác có thể xâm nhập vào nước ta, Bộ Y tế đã chỉ đạo các biện pháp phòng chống căn bệnh nguy hiểm này. Để giúp bạn đọc biết cách phát hiện, phòng chống bệnh dịch hạch, xin giới thiệu bài viết sau đây.
Bệnh dịch hạch lây thế nào?
Trực khuẩn dịch hạch (Yersinia pestis) bị diệt ở nhiệt độ 55oC trong vòng 30 phút, ở 100oC trong vòng 1 phút; thuốc sát khuẩn thông thường cũng diệt được vi khuẩn dịch hạch. Dịch hạch là bệnh lưu hành ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh lan truyền từ loài gặm nhấm mà chủ yếu là chuột sang người, do bọ chét chuột đốt lây bệnh.
Trực khuẩn dịch hạch.
Trong tự nhiên, bệnh dịch hạch lan truyền như sau: bọ chét hút máu con chuột A, vi khuẩn dịch hạch nhân lên trong dạ dày của bọ chét làm tắc nghẽn tiêu hoá chuột A. Con bọ chét bị tắc nghẽn tiêu hóa, chuyển sang đốt con chuột B thì vi khuẩn sẽ theo vết đốt vào cơ thể chuột B và lan truyền bệnh. Lây lan trực tiếp từ người bệnh sang người lành do: hít phải vi khuẩn dịch hạch tồn tại trong không khí do tiếp xúc với bệnh nhân mắc dịch hạch thể phổi. Vi khuẩn dịch hạch xâm nhập trực tiếp qua da lành hoặc da bị trầy xước, tiếp xúc tay trực tiếp vào động vật bị bệnh, động vật nuôi trong nhà như mèo cắn hoặc cào.
Làm sao để phát hiện sớm?
Bệnh dịch hạch ở người gồm các thể bệnh: thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi và thể màng não.
Thể hạch chiếm hơn 90% các thể bệnh, gồm các triệu chứng: khởi phát bệnh đột ngột, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ, đau bụng, buồn nôn và đau đầu. Sau đó, bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát với các triệu chứng: nhiễm khuẩn, nhiễm độc và sưng hạch. Hạch có thể to bằng ngón tay cái hoặc bằng quả trứng gà, lúc đầu đau và cứng chắc, sau đó, hạch mềm hoá mủ. Từ thể hạch có thể tiến triển thành thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi hoặc viêm màng não thứ phát. Nếu không được điều trị sớm và tích cực, thể hạch rất dễ tiến triển đột ngột thành nhiễm khuẩn tối cấp với biểu hiện: sốt cao 40 - 41oC, tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc, huyết áp giảm, mạch nhanh, nhỏ, bệnh nhân bị vật vã, rối loạn tinh thần, hôn mê, thường tử vong trong vòng 3 - 5 ngày.
Hạch ở cổ sưng to trong bệnh dịch hạch.
Các thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi, thể viêm màng não thường là thứ phát. Dịch hạch thể phổi rất nguy hiểm vì có thể lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành và bùng phát thành dịch lớn. Bệnh nhân có triệu chứng ở phổi cho đến ngày cuối cùng của bệnh, đờm loãng, có bọt dính máu, thường xuất hiện tràn dịch màng phổi, có biến chứng phù phổi cấp, tỷ lệ tử vong cao.
Chẩn đoán bệnh cần tìm thấy vi khuẩn dịch hạch hoặc kháng nguyên F1 của vi khuẩn trong bệnh phẩm của bệnh nhân.
Bệnh dịch hạch cần phân biệt với một số bệnh: viêm hạch, lao hạch.
Chữa trị thế nào?
Bệnh nhân mắc bệnh dịch hạch cần phải cách ly điều trị để tránh lây lan bệnh cho mọi người. Cho bệnh nhân dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn dịch hạch. Điều trị triệu chứng: truyền dịch để bù nước điện giải, chống toan huyết, dùng thuốc trợ tim mạch, giảm đau, hạ sốt, an thần, chống choáng, suy hô hấp, suy tuần hoàn, xuất huyết, nâng sức đề kháng cho bệnh nhân bằng việc dùng vitamin nhóm B, C, dinh dưỡng tốt...
Cách phòng bệnh hiệu quả
Tích cực diệt bọ chét và chuột. Cần lưu ý là nên diệt bọ chét trước, diệt chuột sau. Phòng tránh bị bọ chét đốt. Diệt bọ chét: phun hoá chất Permethrin 0,2 g/m2, Vectron 01 - 0,2 g/m2, Diazinon 2g/m2 hoặc các hoá chất diệt bọ chét khác đã được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong y tế và gia dụng. Tích cực diệt chuột bằng nhiều biện pháp như đặt bẫy, dùng keo dính bắt chuột, dùng hoá chất diệt chuột như Warfarin 0,05% hoặc Brodifacoum 0,005 - 0,01%, hoặc theo hướng dẫn hàng năm của cơ quan y tế. Tiêm chủng: vaccin ev (vaccin sống) chủng hoặc tiêm trong da cho người ở trong ổ dịch nhưng chưa có miễn dịch hoặc người phải đi công tác vào vùng có dịch. Đối với người tiếp xúc với bệnh nhân, cần điều trị dự phòng streptomyxin 1g/ngày x 5 ngày hoặc tetraxyclin 1g/ngày x 5 ngày; phải theo dõi chặt chẽ, khi có triệu chứng bệnh thì điều trị như đối với bệnh nhân.
Khi có bệnh nhân tử vong: cần liệm xác bằng vải tẩm cloramin 5%, trong quan tài có rắc vôi bột, phải chôn sâu 2m hoặc hoả táng.
Theo ThS. Trần Minh Thanh
Sức khỏe & Đời sống
Bệnh dịch hạch tái xuất tại Trung Quốc Trung Quốc vừa thông báo một ca tử vong do mắc bệnh dịch hạch thể phổi ở tỉnh Cam Túc. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới. Tồn tại hơn 2.000 năm qua, dịch hạch đã gây ra 4 trận đại dịch với số tử vong khủng khiếp trong lịch sử nhân loại. Ảnh: Amazone. Theo Cục...