Những bài thuốc chữa viêm loét dạ dày từ tự nhiên
Đau dạ dày ( viêm loét dạ dày tá tràng) là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nặng và ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống.
Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày. Trong đó, chế độ ăn uống không lành mạnh như ăn thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, tiêu thụ rượu bia, nicotine và căng thẳng thần kinh là những yếu tố khiến bệnh tiến triển nhanh.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên phòng ngừa và điều trị viêm loét dạ dày bằng các phương pháp tự nhiên, vừa an toàn cho sức khỏe, dễ thực hiện lại tiết kiệm chi phí.
Uống nước ép bắp cải, cà rốt
Đây được xem là phương thuốc điều trị viêm loét dạ dày phổ biến nhất từ trước tới nay. Các dưỡng chất trong bắp cải và cà rốt sẽ kích thích cơ thể sản xuất axít amin có khả năng tăng lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày, giúp tăng cường sức khỏe của niêm mạc dạ dày và chữa lành các vết loét.
Bên cạnh cà rốt, bạn cũng có thể kết hợp rau bó xôi và bắp cải để làm nước ép uống mỗi ngày, sẽ rất hữu ích trong việc điều trị viêm loét dạ dày.
Dùng mật ong
Trong mật ong nguyên chất có chứa các hoạt chất diệt khuẩn và kháng viêm mạnh, giúp tăng cường các niêm mạc dạ dày. Do đó, mật ong là bài thuốc tự nhiên giúp điều trị viêm loét dạ dày an toàn và hữu hiệu. Bạn có thể tiêu thụ mật ong bằng cách uống trực tiếp hay kết hợp với các loại bánh mì và bột ngũ cốc cho bữa ăn sáng.
Trong mật ong nguyên chất có chứa các hoạt chất diệt khuẩn và kháng viêm mạnh, giúp tăng cường các niêm mạc dạ dày. Ảnh minh họa.
Ăn chuối
Đây là cách tuyệt vời để trung hòa lượng dịch axít hyperacidity tiết nhiều trong dạ dày, giúp giảm viêm và tăng cường các niêm mạc dạ dày. Những người không thích ăn chuối, có thể tiêu thụ chúng dưới dạng nước ép, sinh tố hoặc kem sữa chuối.
Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C
Video đang HOT
Theo các chuyên gia y tế, một chế độ ăn uống giàu chất xơ và vitamin C giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại các vết loét rất hiệu quả. Một số thực phẩm giàu chất xơ gồm các loại đậu, rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Nguồn cung cấp dồi dào vitamin C gồm cam, chanh, quýt, xoài, kiwi, dâu tây…
Uống sữa lạnh không đường hoặc sữa dê nguyên chất thường xuyên để giúp làm giảm sự hình thành axít gây nóng rát dạ dày. Ảnh minh họa.
Uống trà bồ công anh, trà hoa cúc La Mã
Đây cũng là biện pháp tốt giúp kháng khuẩn, chống nhiễm trùng và làm sạch dạ dày.
Uống sữa không đường
Để việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả hơn, bạn nên uống sữa lạnh không đường hoặc sữa dê nguyên chất thường xuyên để giúp làm giảm sự hình thành axít gây nóng rát dạ dày.
Theo laodong
Nhịn ăn sáng: Thói quen khiến hàng chục triệu người Việt mắc đủ bệnh
Nếu nhịn ăn sáng hoặc lười ăn sáng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ gây hại sức khoẻ như tiểu đường, tim mạch, sỏi mật, dạ dày... thậm chí ảnh hưởng cả đến sự phát triển trí tuệ.
Ảnh minh hoạ: Internet
Nhịn ăn sáng không chỉ mang lại sự khởi đầu uể oải trong ngày, mà nếu tiếp tục nhiều ngày làm tổn hại đến sức khỏe về lâu dài và nguy cơ mắc nhiều bệnh. Trong thực tế, dù là người đang trong chế độ ăn giảm cân hay không muốn tăng cân cũng cần phải có bữa ăn sáng vì năng lượng từ bữa ăn sáng thường sẽ được sử dụng hết chứ không tích lũy trong cơ thể như năng lượng từ những bữa ăn chiều tối.
Viêm loét dạ dày
Dạ dày luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày. Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi.
Bệnh tiểu đường
So với người ăn 3 bữa một ngày, nam giới không ăn sáng mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 25%.
Mức đường trong máu của cơ thể thường thấp vào buổi sáng và bữa sáng giúp bổ sung lượng đường trong máu.
Nếu không có năng lượng ban đầu từ thực phẩm, bạn có thể cảm thấy cạn kiệt năng lượng và có thể sẽ dễ ăn quá nhiều vào cuối ngày.
Các nhà khoa học thuộc các trường Đại học Oxford, Cambridge, Glasgow và St George's London đã theo dõi trên 4.000 học sinh cấp 1 trong độ tuổi 9-10, giám sát mức độ thường xuyên ăn sáng và khẩu phần ăn. Kết quả cho thấy trẻ em không ăn sáng có nhiều dấu hiệu về máu liên quan đến nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn là trẻ ăn sáng đầy đủ. Không ăn sáng cơ thể không thể đáp ứng đủ các hormone điều tiết quá trình chuyển hóa lượng đường trong máu.
Nguy cơ béo phì
Ảnh minh họa: Internet
Buổi sáng không ăn, nên buổi trưa và buổi tối bạn phải ăn nhiều hơn để có đủ năng lượng. Trong khi hoạt động vào buổi chiều và tối không nhiều, thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa hết, khiến cho nhiệt lượng trong cơ thể bạn ngày một tăng, lượng mỡ tích tụ lại ngày càng nhiều. Điều này có thể dẫn đến bệnh béo phì.
Tốc độ lão hóa nhanh
Do không ăn sáng nên cơ thể buộc phải huy động lượng đường và protein được dự trữ sẵn để hoạt động, làm cho bề mặt của lớp da bị khô, rám, mất dinh dưỡng, do vậy dễ xuất hiện nếp nhăn nhất là ở vùng mắt và mặt. Dạ dày luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày.
Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi.
Mắc bệnh mãn tính
Bắt đầu công việc trong tình trạng đói mềm, để có sức lực, cơ thể phải huy động các tuyến như tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến yên... hoạt động để tạo ra năng lượng. Khi các tuyến này hoạt động thái quá nó có thể tạo ra nhiều axit, dẫn tới các bệnh mãn tính.
Bệnh tim mạch
Ảnh minh họa: Internet
Nghiên cứu của Trường Sức khỏe cộng đồng Đại học Havard phân tích thói quen ăn uống hàng ngày cũng như theo dõi các vấn đề sức khỏe của gần 27.000 nam giới ở độ tuổi từ 45-82 trong khoảng thời gian từ năm 1992-2008. Kết quả nghiên cứu khẳng định nguy cơ mắc các cơn đau tim hoặc tử vong do các bệnh tim mạch ở nam giới bỏ bữa sáng thường xuyên cao hơn tới 27% so với những người ăn sáng đầy đủ. Nghiên cứu này được công bố Công bố trên tạp chí Circulation.
Ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ
Một cuộc nghiên cứu trên tờ "Liên Hợp Tảo Báo" của Singapore chứng minh rằng nếu trẻ em thường xuyên không ăn sáng thì có thể sự phát triển não của trẻ sẽ bị giảm, từ đó ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ.
Hôi miệng
Một bài viết đăng trên tờ "Tạp chí Nha khoa quốc tế" (Journal of International Stomatology) cho hay, không ăn sáng khiến các thanh thiếu niên có nguy cơ gấp đôi mắc chứng hôi miệng. Bởi vì nước bọt khó chức năng làm sạch miệng, mà ăn sáng có thể kích thích tiết nước bọt.
Táo bón
Ảnh minh họa: Internet
Nếu ăn đầy đủ 3 bữa trong này, cơ thể sẽ tự nhiên xuất hiện hiện tượng phản xạ dạ dày, đại tràng. Nếu việc ăn sáng không thành thói quen, lâu ngày có thể khiến phản xạ này mất kiểm soát, dẫn tới chứng táo bón.
Kết sỏi ở mật
Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Tình trạng này kéo dài, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Ung thư dạ dày có thể xuất phát từ chính những thói quen ăn uống mà bạn tưởng là vô hại Một vài thói quen ăn uống tưởng là vô hại nhưng hóa ra lại chính là nguyên nhân tiềm ẩn dễ dẫn đến bệnh ung thư dạ dày. Do đó, bạn cần phải sửa ngay từ bây giờ để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh. Ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất kỳ phần nào của dạ dày, sau đó...