Nhộng tằm rất giàu dinh dưỡng nhưng dễ gây ngộ độc, thậm chí tử vong nếu không bảo quản tốt
Nhộng tằm có chứa nhiều protein (đạm) rất dễ bị ôi thiu. Nếu không được bảo quản tốt, chất đạm bị phân giải thì nhộng tằm sẽ trở thành chất độc gây hại cho cơ thể.
Nhộng tằm là loại côn trùng được dùng làm thức ăn phổ biến ở Việt Nam. Theo lương y Vũ Quốc Trung, nhộng tằm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng có hàm lượng protid cao và gồm nhiều a-xít amin.
Trong Đông y, nhộng tằm còn là một vị thuốc có tác dụng chữa được nhiều bệnh. Trẻ em ăn nhộng tằm rất tốt vì có nhiều can-xi và photpho giúp cơ thể phát triển và phòng chống được bệnh còi xương. Người cao tuổi bị yếu thận, liệt dương hay tiểu tiện són, táo bón dùng nhộng tằm thường xuyên cũng cải thiện sức khỏe.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Đào Thị Yến Thủy (Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM), mặc dù rất giàu dinh dưỡng nhưng nhộng tằm cũng thường xuyên gây ra ngộ độc, thậm chí tử vong do chất đạm bị phân giải khi không được bảo quản tốt.
4 cấm kỵ khi ăn nhộng tằm cần lưu ý:
Ảnh minh họa
Không ăn nhộng khi để lâu quá 1 tuần
Nếu những con nhộng tằm để quá 1 tuần khi thời tiết lạnh hoặc quá 20 giờ khi thời tiết nóng thì tuyệt đối không nên ăn.
Lý do vì khi nhộng tằm chết thường chuyển màu sang vàng nhạt, thâm đen, các đốt trên thân rời rạc, không dính chắc vào nhau. Lúc này, chất đạm sẽ bị phân giải không còn giá trị dinh dưỡng nữa, mà trở thành chất độc gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, khi mới mua nhộng tằm về, tốt nhất nên chế biến, nấu chín ngay trong ngày hoặc bảo quản trong nhiệt độ từ 0-5oC.
Không ăn quá 2-3 bữa/tháng
Nhiều người thích ăn nhộng tằm nên thường chế biến một lần ăn nhiều bữa. Tuy nhiên đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc vì ăn nhộng từ tủ lạnh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù bổ nhưng người dùng không nên ăn quá nhiều, chỉ ăn nhộng tằm một cách phù hợp, khoảng 2-3 bữa/tháng là đủ.
Đối với trẻ em, khi cho ăn nhộng tằm cần cho ăn ít một để thăm dò trước. Nếu trẻ không có dấu hiệu dị ứng thì mới tiếp tục cho ăn lần sau.
Không nấu cùng tôm hoặc cá
Rất ít người biết rằng nhộng tằm nhiễm độc có thể gây ngộ độc, thậm chí có thể dẫn đến tử vong khi không biết cách chế biến và bảo quản. Để tránh ngộ độc từ nhộng tằm, tốt nhất nên mua nhộng tằm sống, hoặc đã qua sơ chế. Đặc biệt không mua nhộng quá to vì nhiều thương lái sẵn sàng tẩm các chất hóa học để nhộng to, căng tròn, bắt mắt. Nếu ăn phải nhộng này rất nguy hiểm.
Video đang HOT
Không nên mua nhộng quá to vì rất nguy hiểm. Ảnh minh họa
Không ăn khi bị gout hoặc tiền sử dị ứng
Nhộng tằm có chứa nhiều chất đạm, vì thế những người bị bệnh gout nên kiêng tuyệt đối, ăn vào sẽ cho thấy bệnh tái phát ngay lập tức.
Ngoài ra, nhộng tằm có chứa một số chất gây dị ứng. Thông thường, người bị dị ứng do ăn nhộng tằm có dấu hiệu như: buồn nôn, chóng mặt, đau bụng dữ dội, đi ngoài, da bị mẩn đỏ… Theo các bác sĩ, khi có những biểu hiện này cần phải kịp thời đi khám ngay. Đồng thời, tuyệt đối không ăn loại thức ăn này nữa.
Cách chọn và chế biến nhộng tằm an toàn
Để chọn nhộng tằm tươi ngon, cần lưu ý, nhộng có màu vàng ươm, bóng, thịt bên trong trắng ngà và trắng đều, các đốt trên thân không bị rời ra, liên kết không bị lỏng lẻo. Còn nhộng đã để lâu ngày sẽ đổi màu, bị thâm lại, khi bẻ ra các đốt có sự rời rạc. Ngoài ra, nhộng đã để lâu ngày thì có màu vàng nhạt hơn nhộng tươi. Về chế biến, bạn cũng nên nấu chín ngay trong ngày hoặc bảo quản trong nhiệt độ từ 0-5 độ C.
Cách rang nhộng thơm ngon đúng điệu
- Rửa sạch nhộng tằm, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 5 phút, đổ vào rổ thưa để ráo nước. Ướp nhộng với muối, hạt nêm, nước mắm, bột ngọt trước khoảng 15 phút cho nhộng thấm gia vị.
- Rửa sạch và cắt nhuyễn lá chanh. Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành tím băm. Sau đó, trút nhộng vào xào nhanh tay, xào cho nhộng săn lại.
- Tiếp theo, cho lá chanh vào, đảo thêm khoảng 2 phút nữa cho lá chanh dậy mùi thơm. Nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Theo giadinh.net
Không ngờ củ riềng chữa được đủ bệnh, đặc biệt là dạ dày và xương khớp
Là gia vị vô cùng quen thuộc trong ẩm thực Việt nhưng ít ai biết tới công dụng chữa bệnh tuyệt vời của loại củ này, đặc biệt là chống ung thư, chữa bệnh dạ dày, xương khớp...
Ảnh minh họa: Internet
Theo Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng có nhiều công dụng bất ngờ.
Phòng ngừa ung thư
Do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của nó, loại thảo dược này hỗ trợ giảm thiệt hại gây ra cho DNA bởi các gốc tự do và các yếu tố độc hại khác. Sự hiện diện của một flavonoid được gọi là galanin trong củ riềng đóng vai trò trung tâm trong việc ngăn ngừa sự tấn công của ung thư vì nó điều chỉnh hoạt động của enzyme và phá hủy độc tính gen.
Loại củ gia vị này đã được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa 7 bệnh ung thư gồm: ung thư dạ dày, bạch cầu, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư gan và ung thư đường mật (ung thư ống mật).
Tăng cường tuần hoàn máu
Củ riềng có khả năng loại bỏ chất độc và cải thiện sự tuần hoàn máu. Kết quả là có thêm dưỡng chất cung cấp cho mô da. Những đặc tính chống ô xy hóa của củ riềng giúp ngăn các gốc tự do gây thương tổn cho da, qua đó duy trì độ mềm của da.
Củ riềng cũng có thể được dùng cho da đầu để thúc đẩy tăng trưởng tóc do nó có khả năng tăng cường sự tuần hoàn máu.
Với tóc mỏng, nước củ riềng kết hợp với dầu jojoba làm thành một phương thuốc hiệu quả.
Chữa đau xương khớp: Có thể dùng bài thuốc từ củ riềng để xoa bóp vào những chỗ đau do trật ngã, sang chấn, sưng đau các khớp...Ảnh minh họa: Internet
Ngăn ngừa đau bụng hàng tháng
Mỗi khi phụ nữ "đến tháng", một số người có thể bị đau bụng kinh hoặc tiêu chảy, Dùng một chút riềng có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng. Riềng là một lựa chọn tốt như một phương thuốc tự nhiên cho bệnh tiêu chảy, và nó có thể đạt hiệu quả trong một thời gian dài.
Tăng khả năng miễn dịch
Tiêu thụ riềng thường xuyên có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Chiết xuất từ riềng có thể ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn có hại trong cơ thể. Vì vậy hệ thống miễn dịch sẽ mạnh hơn rất nhiều khi bụng đói hoặc nhịn ăn.
Hỗ trợ tiêu hóa
Công dụng phổ biến và lâu đời nhất của củ riềng là chữa đau bụng. Ngoài ra, nó cũng có thể được dùng để giảm ói mửa, tiêu chảy và nấc cụt.
Đối phó trầm cảm
Trong củ riềng có một loại dưỡng chất thực vật giúp ngăn chặn hoạt động TNF-alpha, qua đó giúp đối phó bệnh trầm cảm.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ riềng:
Chữa tiêu chảy: Do riềng có tính ôn ấm bao tử, kích thích tiêu hóa giúp cho chuyển hóa trong đường tiêu hóa tốt hơn. Những người có triệu chứng tiêu hóa kém, ăn xong có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy có thể dùng củ riềng tán bột uống trước bữa ăn mỗi lần 5g. Nếu chữa tiêu chảy thì cho thêm búp ổi, nụ sim tán bột, uống với nước sau bữa ăn sẽ hiệu quả hơn.
Chữa ho, viêm họng: Dùng củ riềng thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần. Ảnh minh họa: Internet
Chữa khó tiêu: Người bị tỳ vị hư hàn hay có triệu chứng bụng sôi, khó tiêu, bụng đau râm ran, đại tiện phân lỏng do ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn sống, lạnh, cay, uống rượu, hút thuốc... có thể dùng 1 củ riềng nhỏ khoảng 12g thêm lá lốt, lá ổi, gừng tươi, sắc uống ngày 2-3 lần, uống thuốc khi thấy hết triệu chứng thì dừng.
Chữa ho, viêm họng: Dùng củ riềng thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần.
Chữa đau xương khớp: Có thể dùng bài thuốc từ củ riềng để xoa bóp vào những chỗ đau do trật ngã, sang chấn, sưng đau các khớp...
Bài thuốc như sau: Củ riềng phơi khô 20g, thiên niên kiện 16g, quế 24g, thạch xương bồ 20g, trần bì (sao) 16g, nhân hạt gấc (sao vàng) 20g. Các vị thái nhỏ, bỏ vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm và xoa bóp.
Chữa đau bụng: do lạnh: củ riềng 20g, nụ sim 8g, búp ổi 60g, tất cả sấy khô, tán bột. Ngày uống 3 lần sau ăn, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội. Hoặc củ riềng 200g, quế 120g, hậu phác 80g, sấy khô. Sắc uống mỗi lần 12g với 200ml nước, còn 50ml uống trong ngày. Dùng trong 2 - 4 ngày.
Chữa phong thấp: riềng, vỏ quít, hạt tía tô mỗi vị 60g, sấy khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 4g, có thể pha với một chén nước sôi để nguội hoặc rượu, uống ngày 2 lần. Dùng trong 5 - 7 ngày.
Chữa sốt rét: bột riềng 300g, bột quế khô, bột thảo quả mỗi thứ 100g, tất cả đem trộn với mật làm viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng 15 viên trước khi lên cơn. Hoặc riềng tẩm dầu vừng sao 40g, gừng khô nướng 35g tán nhỏ, hòa mật lợn làm hoàn thành viên bằng hạt ngô, uống ngày 15 - 20 viên.
Mỗi khi phụ nữ "đến tháng", một số người có thể bị đau bụng kinh hoặc tiêu chảy, Dùng một chút riềng có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng. Riềng là một lựa chọn tốt như một phương thuốc tự nhiên cho bệnh tiêu chảy, và nó có thể đạt hiệu quả trong một thời gian dài. Ảnh minh họa: Internet
Trị chứng đầy bụng, khó tiêu: riềng thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần. Ngày dùng 2 - 3 lần.
Chữa đau dạ dày do hư hàn (đau có thời gian nhất định, gặp lạnh hay đói đau nhiều, đầy bụng, nôn nước trong, đại tiện lỏng, ăn uống không ngon, sợ lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm): củ riềng, hương phụ mỗi vị 8g, bách hợp, đan sâm mỗi vị 30g, ô dược 10g, đinh hương 7g, sa nhân 4g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày.
Chữa hắc lào: củ riềng già 100g, giã nhỏ, ngâm với 200ml rượu hoặc cồn 70 độ. Chiết ra dùng dần, khi dùng, bôi dung dịch cồn nói trên vào chỗ tổn thương, ngày bôi 2 - 3 lần.
Chữa lang ben: củ riềng 100g, lá và củ chút chít 100g, chanh một quả, hai thứ giã nát rồi vắt nước chanh, đun nóng. Khi dùng lấy bông y tế thấm dịch thuốc bôi đều lên vùng tổn thương, ngày bôi 2 lần. Dùng trong 5 - 7 ngày.
Quảng An (Tổng Hợp)/Tienphong.vn
Bất ngờ với tác dụng của loài cỏ mọc dại ở Việt Nam Cỏ mần trầu là loại cỏ mọc dại ở Việt Nam từ lề đường tới cửa ngõ và ít ai biết được rằng loại cỏ này có vô vàn tác dụng và ở nhiều nơi trên thế giới nó được xếp vào loại cỏ thần dược. Cỏ mần trầu có tác dụng tốt. Chị Đỗ Thị Dung, 32 tuổi, Nam Trực, Nam Định...