Nhờ phương pháp này, bệnh nhân suy thận có thể lọc máu ngay tại nhà hoặc đi du lịch
Nhờ phương pháp lọc thận màng bụng nên bệnh nhân hoàn toàn có thể lọc mau ngay tại nhà và ngay cả khi đi chơi xa.
Theo GS. Nguyễn Nguyên Khôi, Nguyên Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai, lọc thận được chỉ định cho những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Tại Việt Nam chưa có con số thống kê chính thức nhưng ước tính có khoảng 72.000 người mắc bệnh suy thận mãn tính. Trong đó chỉ có 1/3 bệnh nhân tới viện chạy thận còn lại 2/3 bệnh nhân ở nhà chờ chết.
Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối bắt buộc phải lọc máu chu kỳ hoặc ghép thận. Trong đó lọc máy chu kỳ là phương pháp được chọn nhiều thay vì ghép thận do không tìm được người cho…
Phương pháp lọc thận màng bụng giúp cho bệnh nhân có thể lọc máu tại nhà và ngay cả đi du lịch, ảnh minh họa.
Trả lời thông tin bệnh nhân suy thận mãn có thể lọc máu ngay tại nhà và cả khi đi du lịch không nhất thiết phải đến bệnh viện. GS. Khôi cho rằng phương pháp chạy thận được nhắc tới trên là lọc thận màng bụng. Lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc) là phương pháp sử dụng màng bụng của người bệnh làm màng lọc thay thế cho thận suy, để lọc các chất chuyển hóa, nước, điện giải ra khỏi cơ thể người bệnh và giúp cân bằng nội môi.
Lọc thận màng bụng có rất nhiều ưu điểm cho bệnh nhân do có thể thực hiện tại nhà. Bệnh nhân sẽ không mất thời gian đi lại, chi phí nằm viện thuê nhà, chăm sóc… giảm được quá tải bệnh viện.
“Lọc màng bụng cần thiết được đẩy mạnh vì giá cả giá thấp hơn chạy thận nhân tạo, tận dụng màng bụng sẽ đỡ chi phí cho bệnh nhân. Sử dụng phương pháp lọc màng bụng không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của bệnh nhân, bệnh nhân vẫn đi làm, đi du lịch như người bình thường”, GS. Khôi nói.
Màng bụng của bệnh nhân sẽ đóng vai trò như một máy chạy thận nhân tạo để lọc các chất độc ra ngoài cơ thể. Với phương pháp này mỗi tháng bệnh nhân chỉ phải tới viện một tháng để kiểm tra và lấy dịch.
Video đang HOT
Chống chỉ định với bệnh nhân nào
GS. Khôi cho hay lọc màng bụng thực hiện rất đơn giản, bệnh nhân được đặt ống catheter tại vùng bụng – là đường dẫn đưa dịch lọc vào ổ bụng. Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn các thao tác tại bệnh viện, khi thành thục sẽ được xuất viện, điều trị tại nhà.
Trong một ngày, bệnh nhân suy thận mãn thực hiện khoảng 4 lần lọc màng bụng, đưa khoảng 2 lít dịch vào ổ bụng mỗi lần, thoài gian thực hiện 30 phút. Dịch lọc sạch được đưa vào ổ bụng, các chất độc trong máu sẽ thẩm thấu qua các mạch máu màng bụng vào dịch lọc. Dịch lọc chứa các độc tố sẽ được thải qua ống nhỏ đã được đặt cố định ra ngoài.
Phương pháp lọc màng bụng được áp dụng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt đối với trẻ em giảm nguy cơ mất máu và lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm hơn so với chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên cũng có một số lưu ý nhất định chống chỉ định tuyệt đối với bệnh nhân bất thường về màng bụng và thành bụng thoát vị rốn, thoát vị cạnh rốn bẩm sinh, thoát vị hoành, rò bàng quang…), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), màng bụng không có chức năng lọc, nhiễm trùng da hay thành màng bụng, rò rỉ màng bụng….
Khi thực hiện thao tác tại nhà cần chú ý đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Nếu không vô trùng tốt, bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng, nếu bị viêm phúc mạc có thể tử vong, hoặc bệnh nhân bị tắc Catheter lúc đó sẽ phải chuyển sang thận nhân tạo.
“Nếu bệnh nhân lọc máu tại nhà có những biểu hiện sốt, đau bụng, đi ngoài, dịch lọc hồng hoặc chảy nước đục… cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế”, GS. Khôi nói.
Chi phí cho một ca phẫu thuật đặt Catheter khoang 4-5 triệu đồng phụ thuộc vào kỹ thuật và kỹ thuật mổ. Chi phí dịch lọc, thuốc, vật tư khoảng 7-8 triệu đồng/tháng. Bệnh nhân có bảo hiểm y tế sẽ được thanh toán theo đúng quy định.
Theo Emdep
Lọc máu tại nhà cho bệnh nhân suy thận
Người bị suy thận giai đoạn cuối không phải đến viện chạy thận, có thể lọc máu khi đi du lịch nhờ phương pháp lọc màng bụng tại nhà.
Lọc màng bụng là một trong ba phương pháp hữu hiệu điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối, bên cạnh chạy thận nhân tạo và ghép thận. Một số bệnh nhân được lọc màng bụng sống trên 30 năm.
Phương pháp này còn gọi là thẩm phân phúc mạc, tức dùng màng bụng để lọc sạch các chất độc và nước dư thừa do suy thận. Dung dịch thẩm phân được cho vào khoang màng bụng, khoảng 6 giờ sau xả dịch này ra và cho dịch mới vào. Thay dung dịch như vậy 4 lần trong một ngày.
Bệnh nhân dùng phương pháp lọc màng bụng có thể tự thực hiện tại nhà, ít hạn chế ăn kiêng và lượng nước uống. Bệnh nhân không phải đến bệnh viện thường xuyên, chỉ tái khám mỗi tháng một lần. Phương pháp này giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn, điều trị liên tục nhẹ nhàng và cơ động, bệnh nhân có thể lọc máu khi đi du lịch. Lịch trình lọc có thể điều chỉnh phù hợp với lịch sinh hoạt hàng ngày, không bị tiêm chích.
Trở ngại lớn nhất của lọc màng bụng là thay dịch 4 lần một ngày, cách mỗi 6 giờ nên mất thời gian và bất tiện trong sinh hoạt, phải đặt dẫn lưu ổ bụng thường xuyên, có nguy cơ nhiễm trùng nếu không đảm bảo vệ sinh tốt. Một số người bệnh như trẻ em, người già không thể tự thay dịch được mà cần người hỗ trợ. Với cuộc sống bận rộn hiện nay, người nhà rất khó có thể lo được nhiệm vụ này hàng ngày.
Nếu có điều kiện, thay vì thực hiện tự lọc bằng tay thì người bệnh có thể dùng máy. Lọc màng bụng bằng máy lần đầu được sử dụng vào năm 1994, đến nay máy đã có ở gần 100 nước với khoảng 75.000 bệnh nhân sử dụng.
Bệnh nhân được lọc màng bụng bằng máy. Ảnh: N.B
Phương pháp này chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam chủ yếu vì lý do kinh tế. Lọc màng bụng bằng máy chi phí vật tư tiêu hao cao gấp đôi so với lọc màng bụng bằng tay và người bệnh phải tự bỏ ra số tiền khá lớn so với mặt bằng thu nhập chung của xã hội để mua máy ban đầu. Đến nay cả nước chỉ hơn 20 bệnh nhân người lớn và hai bệnh nhi thuộc 5 bệnh viện sử dụng máy lọc màng bụng điều trị ngoại trú.
Chi phí lọc màng bụng bằng tay gồm vật tư tiêu hao khoảng 9 triệu đồng mỗi tháng. Chi phí lọc màng bụng bằng máy gồm vật tư tiêu hao khoảng 18 triệu đồng mỗi tháng chưa bao gồm tiền mua máy. Giá máy khoảng 140-160 triệu đồng, bệnh nhân phải tự mua.
Bệnh nhân nào nên áp dụng lọc màng bụng bằng máy
Tất cả bệnh nhân đang lọc màng bụng bằng tay đều có thể sử dụng máy lọc màng bụng. Tuy nhiên về chuyên môn, bác sĩ sẽ ưu tiên chọn lựa những bệnh nhân có tính thấm màng bụng cao vì những bệnh nhân này lọc màng bụng bằng tay sẽ không đạt yêu cầu.
Để biết được tính thấm màng bụng, cần xét nghiệm máu, dịch màng bụng để đánh giá, thuật ngữ chuyên môn gọi là PET test. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Thận học châu Âu, lọc màng bụng ngoại trú bằng máy nên được áp dụng cho các bệnh nhân lớn tuổi, người bệnh cần trợ giúp, màng bụng bệnh nhân có tính thấm cao .
Cách thức tiến hành lọc màng bụng bằng máy
Máy được kết nối với bệnh nhân vào ban đêm khi ngủ, ban ngày để bụng trống cho bệnh nhân tự do sinh hoạt thoải mái như người bình thường. Máy được cài đặt tự động lọc về đêm trong 9-10 giờ.
Bác sĩ, điều dưỡng chuyên trách lọc màng bụng sẽ huấn luyện trực tiếp vận hành máy, xử trí các báo động máy. Cần có sự liên lạc thường xuyên, tư vấn hướng dẫn qua điện thoại giữa gia đình bệnh nhân và cơ sở y tế lọc màng bụng.
Tiến sĩ Nguyễn Bách
Trưởng Khoa Thận Nhân tạo, Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM)
Theo vnexpress.net
Bé gái 12 tuổi ho sặc sụa, nôn ra máu đi khám phát hiện vật thể lạ trong phế quản Không may nuốt phải chiếc đinh gim, bé gái 12 tuổi đã phải nhập viện vì ho sặc sụa, khạc ra máu, nôn nhiều... Đó là trường hợp bé gái Nguyễn Thị T. (12 tuổi, ở Sơn La), được đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu. Sau khi tiến hành thăm khám và chụp chiếu, các bác sĩ phát hiện có...