Nhìn mặt đoán bệnh
Những dấu hiệu trên gương mặt có thể tiết lộ nhiều điều về tình trạng sức khỏe của bạn, từ những vấn đề về hệ tiêu hóa đến tình trạng thiếu hụt chất sắt.
1. Miệng và cằm
Nếp nhăn quanh miệng
Những nếp nhăn quanh miệng thường khiến chị em lo lắng có thể là hệ quả của việc hút thuốc lá. Bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng Jennifer Young cho biết, tình trạng này có thể được cải thiện bằng việc sử dụng son dưỡng môi. Và tất nhiên phải bỏ thuốc lá.
Lở loét quanh miệng
“Lở loét quanh miệng có thể là dấu hiệu chỉ điểm tình trạng thiếu hụt vitamin B. Hãy thêm vào thực đơn của bạn nhiều loại ngũ cốc cùng rau xanh và thịt, chúng chứa rất nhiều vitamin B. Ngoài ra, bạn có thể uống thuốc bổ sung vitamin B”, chuyên gia da liễu Nataliya Robinson nói.
Khô môi
Khô môi có thể do cơ thể mất nước, thiếu hụt vitamin B hoặc thiếu sắt. Lúc này, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra và uống nhiều nước để tăng độ ẩm cho da.
Da cằm bị khô hoặc viêm
Những dấu hiệu này cho thấy bạn đang có vấn đề về hệ thống tiêu hóa và ruột, thậm chí bị táo bón. Hãy nhẹ nhàng xoa bóp cằm theo vòng tròn, hoặc làm động tác véo nhẹ vùng da ở cằm rồi thả ra có thể giúp bạn cải thiện tình hình.
Gương mặt có thể tiết lộ nhiều điều về sức khỏe của bạn. Ảnh: Bodyandsoul.
Nếp nhăn nằm ngang trên trán
Khi vệt nhăn nằm ngang trên trán xuất hiện, có thể bạn đạng đang gặp vấn đề tiêu hóa. Uống nước chanh ấm vào buổi sáng hàng ngày có thể giúp giảm những nếp nhăn này.
Nếp nhăn sâu giữa 2 mắt
Một hoặc nhiều nếp nhăn sâu giữa hai mắt cho thấy bạn đang có vấn đề về gan. Nguyên nhân có thể do thể chất, môi trường, tình cảm, dị ứng với thực phẩm, các hóa chất hoặc cảm giác đau buồn. Tình trạng này dẫn đến sự quá tải ở tuyến thượng thận, dẫn đến kiệt sức. Hãy làm giảm nếp nhăn này bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng vùng da đó theo vòng tròn.
Nổi mụn trên trán
Dấu hiệu này chỉ điểm các triệu chứng bên trong cơ thể, chẳng hạn vấn đề về gan, dạ dày. Để cải thiện, hãy uống nhiều nước giúp khử độc tố. Bạn cũng nên ăn những thức ăn tốt cho gan như các loại rau xanh. Hạn chế những thực phẩm qua chế biến hoặc thức uống chứa caffeine.
Video đang HOT
2. Tai và đường viền ở hàm dưới
Ngứa tai
Ngứa tai thường là dấu hiệu của dị ứng. Nếu là bệnh vảy nến và eczema cho thấy sự thiếu hụt vitamin D (còn gọi là vitamin từ mặt trời). Hãy dành ra 10 phút phơi cánh tay và mặt dưới nắng nhẹ buổi sáng hoặc chiều để đảm bảo cơ thể hấp thụ ánh nắng mặt trời, đặc biệt là vitamin D.
Mụn trứng cá trên đường viền hàm dưới
Mụn nổi ở đường viền hàm dưới là hệ quả của việc ăn quá nhiều thực phẩm từ sữa, đường, thực phẩm tinh chế (như bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên, khoai tây chiên giòn, thức uống có gas). Do đó hãy tăng cường ăn thực phẩm tươi, thay thế đồ uống có gas bằng nước lọc để khử độc tố.
Đặc biệt đối với phụ nữ, estrogen là một “người bạn thân” của da. Khi lượng estrogen giảm ở phụ nữ lớn tuổi, da giảm bớt độ bóng và bạn có thể bị mụn trứng cá sâu trong lớp hạ bì. Mụn thường mọc ở đường viền hàm dưới và chân tóc. Hãy ăn nhiều mơ, nấm đông cô, khoai tây, xoài vì chúng chứa nhiều vitamin A, giúp thúc đẩy sản xuất estrogen và duy trì chu kỳ sống của tế bào da.
3. Mắt
Quầng thâm dưới mắt
Những quầng thâm xuất hiện dưới mắt cho dù bạn ngủ đủ giấc? Đây có thể là kết quả của sự bất dung nạp thức ăn. Những người bị tình trạng này nên loại bỏ sữa và lúa mì trong chế độ ăn uống thì những quầng thâm sẽ mờ dần đi. Ngoài ra, thủ phạm khác có thể là rượu, thậm chí chỉ với lượng nhỏ cũng có thể gây nên tình trạng này. Khi đó, bạn nên cố gắng hạn chế uống rượu.
Quầng thâm trên mắt
Đây có thể là dấu hiệu thiếu hụt ironin máu. Hãy cắt giảm thức uống kích thích, bao gồm thức uống có gas, cafe và trà.
Đốm trắng trên mắt
Một đám đốm trắng ở gần mắt có thể cho thấy tình trạng tắc nghẽn hệ bạch huyết kinh niên. Khi ấy, bạn nên tránh dùng những sản phẩm từ sữa, đường, đặc biệt là sữa bò.
4. Da
Vết đốm trên má
Vết đốm trên má có thể xuất hiện khi bạn không làm sạch da đúng cách khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Ngoài ra, cũng có thể do chị em sử dụng nước tẩy rửa không loại bỏ hết lớp trang điểm. Lời khuyên cho bạn là nên sử dụng loại nước tẩy trang hoặc sữa rửa mặt chiết xuất từ dầu tự nhiên. Thỉnh thoảng không trang điểm để da hít thở.
Mụn nhỏ dưới da
Bạn có thể đang sử dụng sản phẩm làm đẹp da với tác dụng quá mạnh. Do đó hãy đảm bảo rằng bạn lựa chọn đúng loại. Nên sử dụng sản phẩm có tác dụng nhẹ hơn.
Những mảng da sậm màu
Da sậm màu chia thành từng mảng có thể là do thuốc lá hoặc bệnh tật. Bạn nên đi khám bác sĩ để biết rõ về sức khỏe của mình. Đây cũng có thể là vấn đề của tuổi tác, hoặc là cơ chế thải độc của cơ thể. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên ăn nhiều thực phẩm tươi, uống nhiều nước và bôi một lượng nhỏ dầu của cây thầu dầu lên những vết sậm màu ấy.
Da nhờn
Da nhờn có thể do chế độ ăn uống không lành mạnh. Do đó hãy chú ý đến chế độ ăn của bạn. Khi bạn có tuổi, da bạn sẽ sản xuất ít bã nhờn hơn. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn đúng sản phẩm làm sạch để kiểm soát và sử dụng mặt nạ thường xuyên.
Da sưng
Dấu hiệu này có thể cho thấy làn da đang cố gắng tự vệ trước những sản phẩm làm đẹp vì chúng tác dụng quá mạnh. Hãy thay đổi sản phẩm làm đẹp bạn đang dùng, đồng thời uống nhiều nước để hỗ trợ hệ bạch huyết.
5. Những vùng khác
Viêm họng và viêm loét trong miệng
Nếu bạn thường xuyên bị tình trạng này, có thể bạn bị nhiễm trùng nướu. Loét miệng cũng là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang suy yếu. Vì vậy bạn nên nghỉ ngơi và ăn uống nhiều hơn. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 4 ngày, nên đi gặp bác sĩ.
Hơi thở có mùi
Tình trạng này có thể là do bệnh gan và rối loạn tiêu hóa. Trước khi kiểm tra sức khỏe bên trong, bạn hãy làm vệ sinh răng miệng, nướu và tránh ăn tỏi (nhai rau mùi tây có thể làm giảm mùi tỏi).
Khô miệng
Khô miệng thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị mất nước. Nếu miệng luôn bị khô, trong khi bạn không hút thuốc, không dùng thuốc, thì có thể là dấu hiệu của tiểu đường.
Vàng răng
Có thể do uống quá nhiều trà và cafe hoặc hút thuốc. Nếu bạn đang thuốc kháng sinh, hãy hỏi bác sĩ xem loại thuốc mình đang dùng có gây vàng răng không để được tư vấn đổi loại thuốc khác.
Tóc dễ gãy
Tóc dễ gãy có thể bạn đang thiếu protein. Một chế độ ăn giàu sắt và các axit béo thiết yếu sẽ làm tóc bạn chắc khỏe hơn. Tóc yếu và ngày càng mỏng có thể cho thấy bạn có vấn đề với tuyến giáp, hãy đến gặp bác sĩ gấp để đươc tư vấn giải pháp cải thiện.
Theo VNE
Xem móng tay đoán bệnh
Khi móng tay hình cái thìa, tức ở phần giữa lõm xuống, viền xung quanh vểnh lên, đây có thể là dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt, suy giáp hoặc bệnh gan.
Theo MNN, móng tay cũng như là "thầy bói" của cơ thể. Nếu đôi mắt là cửa sổ tâm hồn thì móng tay có thể là cửa sổ của sức khỏe. Một vài thay đổi của móng tay có thể là dấu hiệu của một loại bệnh tiềm ẩn hoặc cơ thể bị rối loạn:
Móng tay màu vàng
Hội chứng này xảy ra khi móng tay dày lên, mọc chậm và dần chuyển sang màu vàng. Hội chứng móng tay vàng thường là dấu hiệu của bệnh về đường hô hấp. Nếu bạn nhận thấy móng tay mình màu vàng nhưng mọc bình thường, nó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Bệnh này làm cho glucose kết hợp với protein collagen trong móng tay, khiến móng có màu vàng. Nếu móng tay màu vàng và bạn thấy có thêm các dấu hiệu khác của tiểu đường (như khát nước hay đi tiểu nhiều), hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức.
Móng tay phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Ảnh: MNN.
Móng tay võng xuống như cái thìa
Khi quan sát, bạn thấy ở giữa móng bị lõm, 4 chung quanh vênh lên đến nỗi bạn có thể đổ một giọt nước vào giữa móng tay mà vẫn giữ được. Vấn đề này có thể liên quan đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, suy giáp hoặc bệnh gan.
Một số thay đổi của móng tay có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch
Những vết xuất huyết hoặc những đường đỏ, nâu dưới móng tay, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng van tim. Khi quan sát, bạn sẽ thấy chúng giống những mảnh vụn trong móng tay mình, nhưng thật ra đó là những hạt máu.
Một dấu hiệu khác có thể liên quan đến tim của bạn đó là móng tay hình dùi cui. Lúc này móng bị mềm, gia tăng độ lồi ở chỗ giao với da, đầu ngón tay dày lên.
Thiếu canxi
Có thể bạn chưa bao giờ để ý đến những thay đổi của móng tay, nhưng chắc chắn bạn từng nhìn thấy một đốm hoặc hai đốm trắng rồi. Đó thường là dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi nên bạn cần uống nhiều sữa hơn. Thuật ngữ y khoa gọi những đốm trắng này là Leukonychia. Chúng có thể xuất hiện do chấn thương nhẹ ở gốc móng.
Móng tay giòn
Đây là triệu chứng phổ biến của sự lão hóa. Nếu bạn chưa già mà móng tay giòn có thể là do tiếp xúc nhiều với xà bông hoặc nước, hoặc thứ hóa chất độc hại nào đó.
Muốn cơ thể khỏe mạnh, bạn hãy chú ý đến những thay đổi của móng tay nhiều hơn, trong đó bao gồm độ dày và màu sắc. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự thay đổi bất thường nào, tốt nhất là đến bác sĩ da liễu bởi 10% bệnh lý về da liễu có liên quan đến móng tay. Ví dụ bệnh về da như vảy nến cũng có thể gây ra những thay đổi trên móng tay. Quan trọng nhất là giữ vệ sinh móng tốt (cắt và làm sạch thường xuyên) và đến bác sĩ nếu bạn thấy có điều gì bất thường.
Theo VNE
Đoán bệnh từ dáng đi của bạn Dáng đi chậm rãi có thể dự báo tuổi thọ của bạn ngắn, bước đi nhỏ có nhiều khả năng bạn bị thoái hóa xương đầu gối. Dáng đi của mỗi người phần nào thể hiện tính cách của họ. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, dáng đi còn có thể dự báo được cả bệnh tật của bạn. Theo tổng kết...