Nhiều nhà máy cung cấp nước sạch ở Nghệ An bị xử phạt vì nước nhiễm khuẩn
Kết quả thanh tra cho thấy, 3 cơ sở cấp nước ( Công ty cổ phần cấp nước Quỳnh Lưu, Công ty TNHH cấp nước Hoàng Mai và Công ty cổ phần cấp nước Cửa Lò) có mẫu nước nhiễm Coliform.
Ngày 28/11, lãnh đạo Sở Y tế Nghệ An cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở có mẫu nước xét nghiệm không đạt chỉ tiêu vi sinh vật (nhiễm Coliform) với tổng số tiền 60 triệu đồng.
Động thái này được đưa ra sau khi đoàn thanh tra Sở Y tế tiến hành thanh tra chuyên ngành việc chấp hành các quy định về y tế trong cung cấp nước sạch phục vụ cho mục đích sinh hoạt tại 21 công ty, nhà máy, trạm cấp nước trên địa bàn Nghệ An.
Quá trình thanh tra kéo dài suốt hơn 2 tháng, riêng 2 nhà máy nước Cầu Bạch và Hưng Vĩnh do đoàn kiểm tra của Sở Y tế phối hợp với Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia tổ chức kiểm tra.
3 cơ sở cung cấp nước sạch bị xử phạt vì mẫu nước bị nhiễm Coliform là Công ty cổ phần cấp nước Quỳnh Lưu. Công ty TNHH cấp nước Hoàng Mai và Công ty cổ phần cấp nước Cửa Lò.
Công nhân vận hành hệ thống tại Công ty CP cấp nước Cửa Lò. Ảnh tư liệu
Đoàn thanh tra đã chỉ ra hàng loạt tồn tại, hạn chế tại các cơ sở cung cấp nước sạch. Theo đó, tất cả các nhà máy, trạm cấp nước chưa có sổ theo dõi quản lý chất lượng nước. Các cơ sở cấp nước cũng chưa nội kiểm đủ 15 chỉ tiêu A đúng theo quy định, cụ thể: 11 cơ sở cấp nước nội kiểm được 13 chỉ tiêu A (Trạm cấp nước Hưng Nguyên; Nam Đàn; Thanh Chương; Đô Lương; Tân Kỳ; Anh Sơn; Con Cuông; Tương Dương: Kỳ Sơn; Quỳ Hợp; Quỳ Châu); 2 cơ sở nội kiểm 3 tháng 1 lần với 15 chỉ tiêu A (Công ty cổ phần cấp nước Diễn Châu; Ban Quản lý Nhà máy nước thị trấn Yên Thành); 3 cơ sở cấp nước nội kiểm 6 tháng 1 lần với 15 chỉ tiêu A (Công ty cổ phần cấp nước Quỳnh Lưu; Hợp tác xã điện nước Quỳnh Xuân; Công ty cổ phần cấp nước Thái Hòa); Công ty cổ phần cấp nước Cửa Lò nội kiểm được 3 chỉ tiêu A; các Nhà máy nước xã Hợp Thành, Nhân Thành và Hồng Thành chưa tổ chức nội kiểm.
Video đang HOT
Một số nhà máy nước chưa có hồ sơ theo dõi, quản lý lưu mẫu nước kiểm nghiệm (Nhà máy nước xã Hợp Thành; Nhà máy nước xã Nhân Thành; Nhà máy nước xã Hồng Thành; Công ty cổ phần cấp nước Cửa Lò; Hợp tác xã điện nước Quỳnh Xuân; Công ty cổ phần cấp nước Quỳnh Lưu).
Đường ống dẫn nước bị rỉ sét là một trong những nguyên nhân khiến nước bị nhiễm khuẩn. Ảnh minh họa
Ngoài ra, phần lớn nhà máy, trạm cấp nước chưa công khai kết quả nội kiểm chất lượng nước đúng theo quy định (Nhà máy nước xã Hợp Thành; Nhà máy nước xã Nhân Thành; Nhà máy nước xã Hồng Thành; Công ty cổ phần cấp nước Cửa Lò; Hợp tác xã điện nước Quỳnh Xuân; Công ty cổ phần cấp nước Hoàng Mai; Công ty cổ phần cấp nước Quỳnh Lưu; Trạm cấp nước Đô Lương; Trạm cấp nước Anh Sơn; Trạm cấp nước Nam Đàn; Trạm cấp nước Thanh Chương; Trạm cấp nước Quỳ Châu; Trạm cấp nước Con Cuông; Trạm cấp nước Tương Dương; Trạm cấp nước Tân Kỳ).
20 nhà máy, trạm cấp nước chưa có báo cáo đầy đủ định kỳ hàng quý, hàng năm, ngoại trừ Trạm cấp nước Kỳ Sơn có báo cáo đầy đủ, đúng quy định.
Về kết quả kiểm nghiệm mẫu nước, hầu hết các cơ sở cấp nước đều có mẫu nước xét nghiệm có nồng độ Clo dư cao hơn tiêu chuẩn quy định tại QCVN 01:2009/BYT nhưng vẫn trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn QCVN 01-1: 2018/BYT.
Đặc biệt, có 3 cơ sở cấp nước (Công ty cổ phần cấp nước Quỳnh lưu, Công ty TNHH cấp nước Hoàng Mai và Công ty cổ phần cấp nước Cửa Lò) có mẫu nước nhiễm Coliform.
Đoàn thanh tra cho rằng, để xảy ra các tồn tại trên đây trách nhiệm trước tiên thuộc về ban lãnh đạo các công ty, nhà máy, trạm cấp nước sạch phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Các cán bộ, nhân viên, người lao động tại các bộ phận liên quan của cơ sở do không tham mưu đúng và kịp thời nên để xảy ra các tồn tại nêu trên.
Vi khuẩn Coliform là vi khuẩn gram kị khí, có hình que và không có bào tử.
Vi khuẩn Coliform là vi khuẩn gram kị khí, có hình que và không có bào tử. Đây cũng chính là nhóm vi khuẩn phổ biến và sống khỏe được trong nhiều môi trường khác nhau, trong đó có môi trường nước, bao gồm: nước uống, nước sinh hoạt và nước nuôi trồng thủy sản. Một trong những vi khuẩn phổ biến trong nhóm Coliform là Escherichia Coli – thường có trong hệ tiêu hóa của người và báo hiệu cho thấy nguồn nước đã có dấu hiệu ô nhiễm phân.
Là loại vi khuẩn đặc biệt có hại nên Coliform không được phép tồn tại trong thức ăn, nước uống hàng ngày. Theo QCVN 02:2009/BYT, hàm lượng khuẩn Coliform cho phép trong nước sinh hoạt không được vượt quá 50 vi khuẩn/100ml, còn đối với nước sử dụng cho mục đích ăn uống là 0/100ml (QCVN 01:2009/BYT). Coliform là một trong những loại vi khuẩn gây ra các bệnh đường ruột nguy hiểm hàng đầu. Khi vào trong cơ thể người, vi khuẩn này sẽ có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 4 ngày rồi mới bắt đầu gây ra hàng loạt các chứng rối loạn đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, sốt, gây mất nước, rối loạn máu, mệt mỏi…
Tiến Hùng
Theo baonghean
Ngã từ trên cây, bé trai bị hàng rào sắt đâm xuyên cơ thể
Chơi trốn tìm cùng bạn, T.A.D. trèo lên cành cây cao. Không may sẩy chân, cậu bé rơi tự do xuống đất, trúng hàng rào sắt.
Chiều 23/8, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cho biết bác sĩ đã cứu sống bệnh nhi T.A.D. (13 tuổi, Quỳnh Lưu, Nghệ An) bị hàng rào xuyên dọc lồng ngực.
Trước đó, D. trèo lên cành cây cao trong khi chơi trốn tìm cùng bạn. Không may sẩy chân, cậu bé rơi tự do xuống đất, trúng hàng rào. Đầu sắt sắc nhọn đâm xuyên cơ thể khiến gia đình bệnh nhi hoảng loạn.
Bệnh nhi được cấp cứu tại bệnh viện. Ảnh: BVCC.
Một phần hàng rào sắt được khẩn trương cắt rời để đem cậu bé đi cấp cứu. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nguyên tấm hàng rào còn dính chặt trên cơ thể, phần cọc sắt sắc nhọn dài hơn 10 cm xuyên dọc thành ngực trái.
Sau khi đang sơ cứu ban đầu, bệnh nhân được chuyển mổ cấp cứu.
Bác sĩ chuyên khoa I Hồ Thái Phúc, khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực, cho biết: "Qua hình ảnh phim X-quang, chúng tôi xác định vết đâm đã chạm tới nền sọ của bệnh nhân. Ê-kíp phẫu thuật cố gắng tháo đầu ngạnh sắt này, sẵn sàng xử lý các tình huống tổn thương mạch máu lớn, gây ra máu ồ ạt, đe dọa tính mạng bệnh nhi ngay trên bàn mổ. Tuy nhiên, cậu bé may mắn không bị rách mạch máu lớn hay tổn thương nội tạng. Bệnh nhi bị đứt cơ ngực lớn, rách thành đường hầm trong khoang ngực kéo dài trên 10 cm".
Các bác sĩ đã rút được dị vật ra khỏi cơ thể D. an toàn. Đồng thời, cậu bé được lau rửa, sát trùng vết thương, dẫn lưu đường hầm, khâu cơ ngực lớn và da.
Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân sớm tỉnh táo và được chăm sóc hồi sức. Dự kiến, D. có thể xuất viện vào tuần sau.
Theo Zing
Nữ sinh nghèo dang dở ước mơ vì không có tiền nhập học Dù đã trúng tuyển vào đại học Ngoại thương Hà Nội, nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên ước mơ được đi học của em Nguyễn Thị Hoa trở nên gian nan hơn bao giờ hết. Em Nguyễn Thị Hoa (SN 2001, trú ở xóm 7 xã Văn Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) là con út trong gia đìnhcó 3 anh em....