Nhiều người gặp tình trạng khô mắt do nằm điều hòa thường xuyên
Việc sinh hoạt, làm việc thường xuyên dưới điều hòa ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý về mắt.
Thời tiết nắng nóng là lý do khiến nhiều người lựa chọn sinh hoạt, làm việc thường xuyên dưới điều hòa. Để tránh nóng trong những tháng mùa nắng nóng, nhiều người “trốn” trong phòng máy lạnh gần như 24/24.
Tuy nhiên, việc hoạt động thường xuyên dưới môi trường điều hòa ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người, đặc biệt gây nên các tình trạng khô da, khô mắt.
Ảnh hưởng của việc nằm điều hòa thường xuyên đến mắt
Theo chia sẻ của Bác sĩ CKI Lê Nguyễn Huy Cường, Bệnh viện Mắt Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, bệnh khô mắt là biểu hiện phổ biến của nhiều người hiện nay, đặc biệt là dân văn phòng thường xuyên phải ngồi trước màn hình máy tính.
Khi thời tiết lạnh, hanh khô kèm cường độ làm máy tính liên tục. Khô mắt tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây nên triệu chứng mắt mệt mỏi, đỏ, rát giảm hiệu suất làm việc.
Bệnh khô mắt tuy không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc. (Ảnh minh họa).
Trường hợp nghiêm trọng nhất người bệnh có thể dần dần giảm thị lực. Khi khô mắt, người bệnh luôn có cảm giác đôi mắt bỏng rát, nóng, mệt mỏi nặng trĩu. Những biểu hiện thường thấy là nhìn lờ mờ sau khi chớp mắt, chảy nước mắt liên tục, ra ghèn trắng ở 2 hốc mắt.
Thông tin từ phía Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thành phố Hồ Chí Minh, trong tháng 4/2024, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 1.000 trường hợp đến khám khô mắt, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu do sử dụng máy lạnh kéo dài, nhiều trường hợp tái lại nhiều lần.
Video đang HOT
Bạn T.N.T.V. (23 tuổi, ngụ thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Bắt đầu từ những ngày đầu mùa hè, công ty tôi chuyển hẳn sang dùng điều hòa, cũng kể từ ngày đó, mắt tôi xuất hiện các triệu chứng cộm, ngứa, đỏ mắt như có dị vật trong mắt. Do ngồi trong môi trường lạnh khô, tiếp xúc với màn hình máy tính cả ngày, mắt tôi trở nên khô, mỏi kèm theo mấy triệu chứng kia nữa, rất khó chịu”.
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Huy Vũ Tùng, chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết: “Nhiều người đến khám khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh khô mắt, cứ khoảng 10 ca thì có 5 ca mắc bệnh. Sức khỏe con người bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, trong đó có độ ẩm không khí”.
Độ ẩm là khái niệm chỉ mức hơi nước bên trong không khí. Độ ẩm không khí lý tưởng dao động từ 55% – 65% (không quá cao hoặc quá thấp) thì sức khỏe con người ổn định hơn. Vào các tháng mùa hè, nhiệt độ tại các tỉnh phía Nam tăng cao, liên tục trên 37 độ C, độ ẩm không khí giảm xuống thấp.
Không khí máy lạnh làm giảm đáng kể độ ẩm không khí, trong khi đó, mắt cần độ ẩm để duy trì phim nước mắt trên bề mặt nhãn cầu.
Cấu tạo các lớp trên mắt. (Ảnh: Internet).
Theo bác sĩ Tùng, lớp phim nước mắt phủ đều trên bề mặt giác mạc, lấp đầy các khe hở giữa các nhung mao của tế bào biểu mô. Lớp phim nước mắt giúp bảo vệ giác mạc và duy trì bề mặt biểu mô trơn láng, nhờ vậy ánh sáng xuyên giác mạc không bị tán xạ, đảm bảo chức năng quang học hoàn hảo của giác mạc.
Thế nhưng, dùng máy lạnh thường xuyên và kéo dài nên độ ẩm thấp, khiến nước mắt bay hơi nhiều, dẫn đến khô mắt. Khô mắt sẽ gây kích ứng, ngứa ngáy, nhìn mờ, thậm chí viêm nhiễm.
Những giải pháp tránh bệnh khô mắt
Theo bác sĩ Tùng, trước đây, bệnh khô mắt thường xảy ra ở người lớn tuổi khi cơ thể thiếu hụt vitamin A. Với cuộc sống ngày này, đặc biệt nhà nhà sử dụng máy lạnh, thời tiết nắng nóng kéo dài nên tình trạng khô mắt phổ biến ở mọi đối tượng, nhất là những người thường xuyên làm việc, sinh hoạt trong phòng máy lạnh, đặc biệt luồng khí từ máy lạnh phả trực tiếp vào mặt.
Người bệnh khô mắt, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt, lao động, học tập,… lâu dài sẽ tổn thương giác mạc, có thể giảm thị lực, mù lòa khi về già.
Những người làm việc trong văn phòng, có thể sử dụng thêm nước mắt nhân tạo để cung cấp độ ẩm và bôi trơn cho mắt, tập thói quen chớp mắt nhiều, giúp mắt nghỉ ngơi, nước mắt dàn đều làm ẩm giác mạc.
Thực hiện quy tắc 20-20-20 bằng cách cứ 20 phút nhìn vào màn hình máy tính/điện thoại thì nên rời mắt khỏi những thiết bị này, nhìn cách xa 20 feet (khoảng 6 mét) trong 20 giây.
Bác sĩ Tùng khuyến cáo uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cho mắt, bổ sung vitamin A (cà rốt, khoai lang, ớt chuông đỏ, cam, quýt,…) thực phẩm chứa Omega-3 (cá hồi, cá thu, hạt lanh, hạt chia, óc chó,…) để khắc phục tình trạng máy lạnh làm khô mắt.
Phòng ngừa khô mắt bằng cách tránh luồng máy lạnh thổi trực tiếp vào mắt, sử dụng máy lạnh không quá thấp và quá lâu, cụ thể nên dùng máy lạnh ở mức 26-28 độ C. Để biết được độ ẩm trong phòng bao nhiêu, có thể sử dụng nhiệt ẩm kế để kiểm tra, từ đó điều chỉnh máy lạnh cho phù hợp.
Vào những ngày trời nóng trên 30 độ C hoặc độ ẩm thấp dưới 55%, người dùng bật tính năng làm mát (nút Cool) và đặt kèm một chậu nước trong phòng để tạo độ ẩm. Người dùng tránh bật điều hòa ở chế độ khô (nút Dry) sẽ làm giảm độ ẩm hơn.
Nhiều bệnh nhân trẻ tuổi nhập viện vì đột quỵ
Không còn là căn bệnh của những người lớn tuổi, đột quỵ ngày càng trẻ hóa và đã trở thành mối đe dọa thực sự.
Tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ tăng trung bình 2% mỗi năm.
Điều trị bệnh nhân đột quỵ tại Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai). Ảnh: BVCC.
Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian gần đây, Trung tâm Đột quỵ của bệnh viện liên tục quá tải bởi tiếp nhận người bệnh.
Đặc biệt, có đêm tiếp nhận tới 6 ca bệnh, tất cả đều là người trẻ tuổi.
Một trường hợp cụ thể, Trung tâm Đột quỵ tiếp nhận nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện trong tình trạng liệt nửa người và không nói được. Nam thanh niên đang chơi cầu lông với bạn thì đột ngột liệt nửa người và nói khó, được bạn đưa thẳng vào Trung tâm Đột quỵ.
Tại đây, nam thanh niên được chẩn đoán nhồi máu não cấp giờ thứ 1 do tắc động mạch não giữa phải đoạn M1 và được chỉ định dùng thuốc tiêu huyết khối.
Kíp trực điện quang đã sẵn sàng để rút ngắn tối đa thời gian tái thông mạch máu cho ca bệnh này. Sau 30 phút can thiệp, động mạch não giữa phải đã được tái thông hoàn toàn. Nhờ đến viện sớm và được điều trị tái tưới máu tích cực bằng cả 2 phương pháp tiêu huyết khối và can thiệp lấy huyết, sau 30 phút can thiệp, động mạch não giữa phải đã được tái thông hoàn toàn. Bệnh nhân đã nhanh chóng hồi phục gần như hoàn toàn, có thể nói chuyện và đi lại như bình thường.
Không được may mắn như trường hợp nói trên, nữ bệnh nhân (40 tuổi) chuyển từ tuyến dưới lên Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) trong đêm. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không dùng thuốc. Trong ca làm việc ban đêm, bệnh nhân đột ngột đau đầu và hôn mê. Khi đưa vào bệnh viện tuyến dưới, huyết áp của bệnh nhân lên tới 240/200 mmHg.
Bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy và chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai. Nữ bệnh nhân được chẩn đoán chảy máu đồi thị phải - cuống não với thể tích máu tụ 60ml và có tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong.
Đột quỵ là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tử vong tại Việt Nam. Trong số người sống sót sau đột quỵ, tỷ lệ bị khuyết tật ở mức cao. Đáng báo động hơn, trong những năm gần đây, nhiều trường hợp đột quỵ khi tuổi đời còn rất trẻ đã không còn là hãn hữu.
Theo báo cáo từ Hội Đột quỵ thế giới, mỗi năm thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, trong đó hơn 16% xảy ra ở người trẻ 15-49 tuổi. Về con số tử vong, mỗi năm có tới 6,5 triệu ca với hơn 6% trong số đó là người người trẻ. Đáng báo động hơn, tỷ lệ tử vong do đột quỵ được dự đoán sẽ tăng 50%, từ 6,6 ca năm 2020 lên 9,7 triệu ca đến năm 2050.
Trong khi đó, tại nước ta, số liệu từ Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) chỉ ra rằng, độ tuổi đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Cụ thể, tỷ lệ người trẻ và người trung niên chiếm khoảng 1/3 tổng số các trường hợp đột quỵ. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.
PGS.TS Nguyễn Văn Chi - nguyên Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP Hà Nội đánh giá, đột quỵ ngày càng gia tăng và trẻ hóa tại Việt Nam.
"Kết quả nghiên cứu trước đó tại 10 trung tâm đột quỵ trên toàn quốc với gần 2.500 bệnh nhân cho thấy, người trẻ chiếm 7,6% số ca mắc đột quỵ và bệnh có xu hướng tăng ở những người trẻ. Nhiều cơ sở y tế trên cả nước tiếp nhận bệnh nhân đột quỵ còn rất trẻ"- ông Chi thông tin.
Với những ca đột quỵ trẻ thời gian gần đây, PGS.TS Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) nhấn mạnh, người trẻ cần cẩn trọng với nguy cơ đột quỵ, một bệnh lý trước đây thường gặp ở người cao tuổi. Đặc biệt, những bệnh nhân có bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp, tiểu đường... cần quản lý tốt, tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Để phòng tránh nguy cơ đột quỵ, PGS.TS Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) khuyến cáo, người trẻ nên thường xuyên tập luyện, vận động, kiểm soát cân nặng, từ bỏ thói quen hút thuốc, ăn uống không lành mạnh. Tầm soát các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như các bệnh lý tim mạch, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường... Đặc biệt, khi có một trong các biểu hiện của đột quỵ như giảm thị lực, yếu tay chân, nói ngọng/nói khó, đau đầu, chóng mặt... cần đưa người bệnh đến ngay các đơn vị điều trị đột quỵ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ khi thời tiết lạnh sâu Thời tiết miền Bắc đang tạo điều kiện thuận lợi cho một nhóm virus và vi khuẩn phát triển và có thể gây bệnh cho mọi người. Quả mọng giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Ảnh minh họa Đa số trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên sức đề kháng yếu, rất dễ bị...