5 lầm tưởng thường gặp về bệnh tuyến giáp BS cảnh báo mọi người cần tránh
Bệnh tuyến giáp không còn quá xa lạ với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều người bệnh hiểu lầm về việc chẩn đoán cũng như điều trị.
Những lầm tưởng đó là gì?
Theo BS Nguyễn Văn Thái ( chuyên khoa ung bướu và phẫu thuật thẩm mỹ, làm việc tại Hà Nội), hiện nay, số lượng người mắc bệnh tuyến giáp không ngừng gia tăng, nhất là ở nhóm phụ nữ.
Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ bị bệnh lý tuyến giáp nhiều gấp 4-5 lần so với đàn ông, nguyên nhân chủ yếu đến từ vấn đề nội tiết. Mặc dù căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến nhưng rất nhiều người vẫn có những lầm tưởng về căn bệnh. Dưới đây là những nhận định sai lầm về bệnh tuyến giáp BS Thái mong mọi người thay đổi:
Lầm tưởng 1: Chỉ có ít loại thuốc điều trị suy giáp
Nhiều người khi hay tin mình bị suy giáp rất hoang mang vì cho rằng căn bệnh có rất ít thuốc đặc trị. Điều này có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống cũng như quá trình chữa bệnh, phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân suy giáp.
Đây cũng là câu chuyện thực tế BS Thái gặp rất nhiều từ các bệnh nhân suy giáp tìm đến phòng khám của mình. Tuy nhiên, chuyên gia nhận định: ” Hiện nay, khoa học rất phát triển, có rất nhiều loại thuốc hiệu quả cao trong điều trị bệnh suy giáp đã ra đời nên người dân không cần phải quá lo lắng”.
Trong những loại thuốc điều trị suy giáp hiện nay, chuyên gia cho rằng không thể bỏ qua cái tên vàng “levothyroxin”. Đây là loại thuốc được biết đến với khả năng thay thế hormone tuyến giáp tốt nhất, giúp người bệnh suy giáp có cuộc sống bình thường.
Lầm tưởng 2: Nồng độ TSH tốt chứng tỏ bạn không mắc bệnh tuyến giáp
Khi đi khám tuyến giáp, nhiều người được chẩn đoán nồng độ TSH tương đối tốt là yên tâm mình không bị mắc bệnh tuyến giáp. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Theo BS Nguyễn Văn Thái, để biết chính xác mình có đang mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp hay không, bạn cần đồng thời xét nghiệm chỉ số TSH và chỉ số hormone T3, T4.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ xem xét đến tiền sử bệnh án, tiền sử gia đình, các triệu chứng lâm sàng khác. Một số bệnh nhân tuyến giáp có các triệu chứng lâm sàng rõ rệt nhưng chỉ số TSH lại bình thường. Vì vậy không thể khẳng định TSH tốt là bạn không mắc bệnh. Dựa vào các yếu tố chi tiết trên, bác sĩ mới có thể khẳng định bạn có mắc bệnh tuyến giáp hay không.
Video đang HOT
Lầm tưởng 3: Cường giáp sẽ khiến tất cả người bệnh sút cân
Khi được chẩn đoán cường giáp, nhiều người nghĩ ngay đến cảnh cơ thể gầy rộc dù ăn khỏe, ăn rất nhiều. Tuy nhiên trong thực tế, có không ít bệnh nhân cường giáp tìm đến BS Thái để hỏi, vì sao mình bị cường giáp nhưng lại tăng cân không phanh.
Chuyên gia giải thích, thực tế thì một số bệnh nhân cường giáp lại gặp tình trạng tăng cân chứ không phải sút cân. Điều này là do mắc bệnh cường giáp khiến người bệnh cảm thấy thèm ăn, ăn nhiều hơn bình thường. Đặc biệt là lượng tinh bột nạp vào cơ thể nhiều, khiến cân nặng tăng nhanh ngay cả khi hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh.
“Vì vậy, tăng cân hay giảm cân không phải triệu chứng đặc trưng của bệnh tuyến giáp”, BS Thái khẳng định.
Lầm tưởng 4: Khi mắt lồi chứng tỏ bệnh nhân mắc cường giáp Graves
Trong thực tế, lồi mắt thường đi kèm với khô mắt, mờ mắt, nhìn vật thấy nhân đôi. “Mặc dù mắt lồi là triệu chứng chung khi mắc cường giáp Graves nhưng không phải ai bị bệnh cũng gặp phải tình trạng này”, BS Thái giải thích.
Theo chuyên gia, bệnh nhân bị lồi mắt do mắc bệnh tuyến giáp có thể cải thiện triệu chứng này sau vài năm bằng cách dùng nước mắt nhân tạo hoặc uống steroid. Nếu mắt đau, khô và thị lực suy giảm mạnh, người bệnh có thể nhờ phẫu thuật can thiệp.
Lầm tưởng 5: Tất cả khối u trong tuyến giáp đều là ung thư
Không ít chị em khi được khám có u tuyến giáp là lo lắng, hoang mang hỏi bác sĩ mình còn sống được bao lâu. “Không phải cứ ung thư là chết, cũng không phải tất cả các khối u ở tuyến giáp đều là ung thư tuyến giáp”, BS Thái khẳng định.
Tin vui cho bạn, trong thực tế, chỉ có 3% khối u tuyến giáp là u ác tính. U tuyến giáp lành tính có thể đến từ bệnh cường giáp, suy giáp hay các nhân giáp lành. Một vài trường hợp u tuyến giáp sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Bệnh nhân mắc tuyến giáp lành tính cũng có thể được trị khỏi bệnh khá nhanh chóng.
Sau mổ cận thị cần phải biết 5 điều này để ngừa tái phát
Mổ cận thị là phương pháp hiện nay được giới trẻ và nhiều người lựa chọn trong điều trị cận thị.
Tuy nhiên, nhiều người sau mổ cận thị thường xuyên bị khô, mỏi và lóa mắt và phải chăm sóc nhiều hơn so với trước mổ.
Không phải ai cũng có thể mổ chữa cận thị
Mổ chữa cận là phẫu thuật phổ biến giúp điều chỉnh độ cong của giác mạc, hoặc đặt thấu kính bên trong mắt để khử độ cận. Tuy nhiên, mổ cận không thể giải quyết những biến chứng của cận thị như thoái hóa võng mạc.
Tỷ lệ gặp các vấn đề không mong muốn thường rất thấp, nhưng nhiều người có thể bị cộm, khó mở mắt trong thời gian ngắn, tăng nhạy cảm với ánh sáng. Trong điều kiện ánh sáng yếu như vào ban đêm, nhìn các nguồn sáng khiến bệnh nhân bị chói, lóa, quầng sáng. Biểu hiện này thường kéo dài trong ba tháng, sau đó giảm dần.
Giai đoạn đầu sau mổ chữa cận thị người bệnh có thể gặp tình trạng khô mắt. Trong những ngày đầu, mắt bị kích thích chảy nước mắt nhiều hơn. Giai đoạn sau xuất hiện các biểu hiện khác như nóng, rát quanh mắt, mắt nhìn mờ, nhòe. Đây là những vấn đề phổ biến, kéo dài 3-6 tháng, sau đó tình trạng mắt được cải thiện dần.
Ngoài ra, khá nhiều trường hợp sau mổ cận không tuân thủ đúng điều trị hậu phẫu, cường độ làm việc tiếp xúc với máy tính quá nhiều, chế độ sinh hoạt không hợp lý, thiếu ngủ, mất ngủ... dẫn đến tình trạng khô mắt kéo dài, mắt nhìn mờ... tái cận thị lại.
Và điều quan trọng không phải ai cũng có thể mổ cận thị. Một người muốn mổ cận cần đảm bảo các điều kiện sau:
Người cận thị đã đủ 18 tuổi trở lên.Độ cận ổn định trong ít nhất 6 tháng trước khi phẫu thuật.Người bệnh không trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú.Người bệnh không phải điều trị và sử dụng các thuốc nội tiết.Người bệnh không mắc các bệnh lý viêm nhiễm cấp tính.
Và trước khi mổ chữa cận thị cần khám chuyên sâu để đảm bảo đủ điều kiện mổ và tiên lượng khả năng hồi phục thị lực sau mổ.
Cần theo dõi và chăm sóc mắt sau mổ tránh nhức và khô mắt.
Những lưu ý sau khi mổ cận thị
Hiện chưa có một biện pháp nào có thể điều trị triệt để chữa cận thị, kể cả sau khi mổ cận vẫn có nguy cơ bị cận trở lại.
Sau khi mổ cận vẫn phải duy trì các biện pháp bảo vệ cho mắt. Nhiều trường hợp mổ xong bị đau nhức, nhạy cảm, thậm chí phải đeo kính trở lại, chứng tỏ cận thị có xu hướng tiến triển nặng hơn.
Vì vậy, sau khi mổ chữa cận ngoài việc tuân thủ đúng những lưu ý sau phẫu thuật đã được bác sĩ căn dặn về việc đeo kính bảo hộ; cách chăm sóc, vệ sinh - nhỏ mắt và sinh hoạt... thì người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Cần chăm sóc mắt đúng cách, cho mắt nghỉ ngơi
Đa số người bệnh đi phẫu thuật cận thị đều làm công việc văn phòng với thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử nhiều. Do đó, nếu công việc đòi hỏi làm việc nhiều với máy tính thì cần áp dụng nguyên tắc: Cứ làm việc 20 phút với máy tính sẽ cho mắt nghỉ ngơi 20 giây bằng cách nhìn ra xa khoảng 6-7m. Việc chia nhỏ thời gian như vậy giúp mắt bớt căng thẳng và có thời gian nghỉ ngơi.
Ngoài ra, nên tập thói quen chớp mắt thường xuyên để làm ẩm cho mắt, giảm bớt tình trạng cộm xốn do khô mắt.
Nên dùng nước mắt nhân tạo sau mổ thường xuyên.
- Nên thường xuyên sử dụng nước mắt nhân tạo
Khô mắt (dù ít hay nhiều) được xem là một trong những biểu hiện thường gặp nhất sau phẫu thuật khúc xạ bằng laser mà đã được khuyến cáo trước. Do đó, các bác sĩ nhãn khoa khuyên người bệnh tốt nhất có thể sử dụng nước mắt nhân tạo thường xuyên trong khoảng 3-6 tháng đầu sau khi mổ cận.
- Cần duy trì lối sống lành mạnh, không thức khuya, nên ngủ đủ giấc
Thức khuya khiến mắt phải làm việc nhiều hơn, thậm chí là làm việc trong bóng tối, làm tăng nguy cơ tái cận. Do đó, nên cố gắng ngủ đủ mỗi đêm từ 7 - 8 tiếng và tránh thức khuya.
- Cần sử dụng thiết bị điện tử đúng cách
Đảm bảo giữ khoảng cách từ thiết bị điện tử đến mắt hợp lý, là từ khoảng 50-65cm. Đặc biệt, không nên để điện thoại ở khoảng cách quá gần mắt hoặc xem điện thoại trong bóng tối.
- Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý
Nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A giúp bổ mắt, tránh tái cận như trứng, cá, các loại rau củ quả có màu đỏ cam như gấc, bí đỏ, ớt chuông, cà rốt...
Sau mổ từ 1 tuần trở lên bạn có thể thư giãn bằng các môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, dưỡng sinh, yoga tư thế đơn giản... giúp hỗ trợ quá trình phục hồi mắt tốt hơn.
Đặc biệt, cần tái khám mắt định kỳ trong vòng 1 năm để được theo dõi tình trạng phục hồi của mắt. Các lịch tái khám theo chỉ định các bác sĩ như: tái khám 6 lần/ năm với các thời điểm như: 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm.
Đa số người mổ cận thị thường chỉ tái khám ở 3 thời điểm đầu mà quên mất rằng 3 thời điểm sau cũng là yếu tố quan trọng không kém. Do đó, sau khi mổ, người bệnh cần nhớ sắp xếp thời gian đi tái khám để chăm sóc đôi mắt sáng khỏe mỗi ngày sau phẫu thuật và hạn chế khả năng tái cận.
Dấu hiệu cảnh báo não có vấn đề nguy hiểm cần đi khám ngay Nếu bạn thường xuyên có biểu hiện dưới đây thì cần phải đi khám não khẩn cấp nếu không sẽ gặp nguy hiểm. Rối loạn trong trí nhớ hoặc suy nghĩ Ảnh minh họa. Bác sĩ Schwartz nói rằng mặc dù khối u có thể gây ra những thay đổi lớn trong hành vi hoặc tính cách của một người, nhưng có những...