Nhiều người biến chứng nặng do mắc cúm A
Đối với những nhóm dễ tổn thương như người cao tuổi, có bệnh nền hay trẻ nhỏ, thì cúm A có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Với những nhóm dễ tổn thương như người cao tuổi, có bệnh nền hay trẻ nhỏ, cúm A có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa
Trong đa số trường hợp, người mắc cúm A có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, đối với những nhóm dễ tổn thương như người cao tuổi, có bệnh nền hay trẻ nhỏ, thì cúm A có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, có thể dẫn tới nguy cơ tử vong cao.
Căn bệnh không nên chủ quan
Còn nhiều người chủ quan với cúm A. Bệnh nhân L.V.C. (86 tuổi trú tại TP Việt Trì, Phú Thọ) là một trong những trường hợp bệnh điển hình.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, ông C. có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường. Những ngày gần đây, bệnh nhân xuất hiện sốt, ho, đau họng. Tuy nhiên, thay vì đến viện thăm khám, ông C. ở nhà tự điều trị bằng thuốc cảm cúm thông thường, nhưng không đỡ.
Đến ngày thứ 3, người bệnh xuất hiện khó thở, tức ngực, mệt nhiều. Bệnh nhân được người nhà đưa vào viện trong tình trạng suy hô hấp SPO2 85 – 90%, phổi nhiều rales xuất tiết và co thắt. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, bệnh nhân đã được chân đoán mắc cúm A, viêm phổi lan tỏa và đông đặc do biến chứng.
Người bệnh đã được điều trị bằng thuốc kháng cúm Oseltamivir, chống bội nhiễm bằng kháng sinh, thở oxy, khí dung. Sau 1 tuần điều trị, tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt: Hết sốt, giảm viêm long, hết khó thở… Hiện tại, tình trạng người bệnh tiến triển tốt, sức khỏe ổn định và đã được xuất viện về nhà.
Đáng nói, đây không phải là trường hợp hiếm, gặp biến chứng do cúm A. BSCKI Đặng Thị Thu Phương, Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết: “Trong những ngày qua, bệnh viện đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp người bệnh đến điều trị trong tình trạng bệnh đã trở nặng, nhiều biến chứng trên phổi, cơ, não… Trong đó, rất nhiều trường hợp tự mua thuốc uống ở nhà, đến khi thấy bệnh trở nặng mới đến bệnh viện khám”.
Video đang HOT
Theo chuyên gia này, cao điểm có ngày bệnh viện tiếp nhận khám 15 trường hợp nhiễm cúm A, có 8 trường hợp phải nhập viện. Đặc biệt, có 3 trường hợp suy hô hấp, viêm phổi nặng phải thở oxy hỗ trợ (cả 3 trường hợp nặng đều có bệnh lý nền là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính).
Trước đó, các bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng thông tin và đưa ra cảnh báo về nhiều ca bệnh nhập viện trong tình trạng biến chứng nặng do mắc cúm A.
Đơn cử, nữ bệnh nhân 59 tuổi, sống tại Thái Nguyên xuất hiện tình trạng sốt, hắt hơi, sổ mũi. Nghĩ rằng chỉ là cảm sốt thông thường, bệnh nhân tự điều trị tại nhà. Thế nhưng, chỉ sau 1 ngày, người bệnh bắt đầu xuất hiện triệu chứng tức ngực, khó thở.
Thời điểm được đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, dù chỉ mới ngày thứ ba của bệnh, bệnh nhân đã bị suy hô hấp phải thở oxy. Hai ngày sau khi nhập viện, tình trạng suy hô hấp tiến triển trầm trọng khiến các bác sĩ phải đặt ống thở máy.
Bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: “Người bệnh bệnh nền béo phì, tiểu đường và tăng huyết áp.
Do đó, khi bị cúm A, bệnh tiến triển rất nhanh, đặc biệt là tổn thương ở phổi. Ở thời điểm hiện tại, tình trạng phổi của bệnh nhân vẫn rất kém, phải phụ thuộc hoàn toàn vào thở máy. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn gặp tình trạng sốc nhiễm trùng, phải duy trì thuốc vận mạch để đảm bảo huyết áp cho bệnh nhân”.
Nguyên nhân gặp biến chứng
Lý giải về nguy cơ gây biến chứng của cúm A, PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, trong thời tiết giá lạnh hiện nay, người bệnh có thể có nguy cơ mắc khá nhiều các bệnh về đường hô hấp, trong đó có cúm A.
Đáng nói là các triệu chứng phổ biến của căn bệnh này rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp nhẹ, cúm A có thể tự khỏi mà không có triệu chứng đáng kể. Đây là nguyên nhân khiến không ít người bệnh chủ quan, lựa chọn không tới viện thăm khám khi xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi.
“Thế nhưng đối với người có nguy cơ cao như người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, người mắc các bệnh mãn tính, phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi, đây lại là một căn bệnh nguy hiểm vì dễ gây ra biến chứng.
Người bệnh có thể mắc các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ và thậm chí là suy đa cơ quan. Do vậy, những trường hợp có nguy cơ cao cần đi khám bác sĩ để điều trị ngay lập tức”, PGS.TS Phạm Thị Bích Đào cảnh báo.
Trong khi đó, BSCKI Đặng Thị Thu Phương, Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, với những trường hợp bệnh nhân biến chứng do cúm A, nếu được khám xét phát hiện sớm sẽ hạn chế tối đa việc nhập viện.
Đồng thời, rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế bệnh tiến triển nặng và đỡ tốn kém hơn rất nhiều. Với những trường hợp nhẹ không có bệnh nền, chỉ cần được kê đơn uống thuốc và theo dõi tại nhà. Những trường hợp có bệnh lý nền phát hiện sớm sẽ giảm thiểu khả năng tiến triển nặng của bệnh, hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra.
Các chuyên gia nhấn mạnh, người dân không nên chủ quan với bệnh cúm A, nhất là khi vào mùa dịch. Những nhóm có nguy cơ cao như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người trong trại dưỡng lão, người có bệnh lý nền, nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh… cần chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm vắc-xin phòng bệnh, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người nhiễm và nghi nhiễm cúm, sát khuẩn tay, không tụ tập đông người khi có dịch lưu hành…
Người dân khi có những dấu hiệu nghi nhiễm cúm A cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Đồng thời, người dân không nên tự ý điều trị để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Phát hiện 5 trẻ mắc viêm não virus bất thường
Dù không phải mùa muỗi phát triển nhưng tính từ đầu tháng 1/2024 đến nay, Lào Cai đã phát hiện 5 bệnh nhi mắc viêm não virus bất thường.
Trong số này có nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy, điều trị kháng sinh liều cao.
Điều trị cho trẻ viêm não tại Bệnh viện Sản - Nhi Lào Cai
Cách đây một tuần, cháu S.A.L (trú xã Thanh Bình, huyện Mường Khương) có dấu hiệu nôn, sốt nhẹ và mệt mỏi. Một ngày sau, bệnh nhi sốt cao 40 độ C, tinh thần không ổn định nên được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Khương để khám.
Tại đây, bé được các bác sĩ thăm khám, cho sử dụng thuốc hạ sốt, truyền dịch và thở oxy. Sau đó vài giờ, bé L có những biểu hiện lên cơn co giật nên bệnh viện cho chuyển tuyến lên Bệnh viện Sản nhi tỉnh tiếp tục điều trị.
Một trường khác là cháu bé con chị T.A (trú xã Tả Thàng, huyện Mường Khương) đã nhập viện điều trị nhiều ngày nhưng tình trạng bệnh vẫn chưa có dấu hiệu chuyển biến. Chị T.A cho biết, ở nhà trẻ nôn, co giật, bác sĩ kết luận bị viêm não, đã điều trị được 21 ngày.
Theo bác sĩ Vũ Thị Hải Yến - Trưởng Khoa hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Sản nhi Lào Cai, trong 5 bệnh nhi đang điều trị có 1 cháu tương đối ổn, 2 trẻ đã tỉnh, nhưng vẫn còn dấu hiệu mắt nhìn ngược và tay chân thỉnh thoảng run giật, còn lại 2 trẻ vẫn trong tình trạng tương đối nặng.
Trước tình trạng xuất hiện bất thường các ca bệnh nghi viêm não virus trong tháng 1/2024 tại các huyện Mường Khương, Bát Xát, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai đã tiến hành điều tra xác minh và nhận định: 100% các bệnh nhân đều là người dân tộc thiểu số: Đa số các bệnh nhân còn nhỏ, bố mẹ thường xuyên đưa con đi lên nương làm cùng, 100% nơi ngủ của bệnh nhân và gia đình không có màn, để quần áo rất nhiều xung quanh chỗ nơi ngủ.
Chuyên gia Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai thông tin, viêm não là một tình trạng bệnh nguy hiểm do nhiều loại virus gây nên, thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tỷ lệ tử vong cao. Bệnh viêm não có thể xảy ra quanh năm. Đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi.
Biểu hiện chính của bệnh, là sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê... người già và trẻ em là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh nặng, biến chứng và tử vong.
"Năm nay Lào Cai phát hiện bệnh viêm não virus sớm, bất thường hơn bởi không phải mùa chính phát triển của muỗi. Ngoài ra, những ca bệnh mắc đều trong độ tuổi trước khi được tiêm phòng vaccnie viêm não Nhật Bản", chuyên gia nêu.
Để phòng bệnh, ngành y tế Lào Cai khuyên cáo người dân cần thực hiện các biện pháp tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, lăng quăng. Rà soát, tổ chức tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch. Đặc biệt khi phát hiện các ca bệnh, nghi bệnh truyền nhiễm cần kịp thời thông báo ngay cho trung tâm y tế nắm bắt tình hình, để tiến hành điều tra và điều trị, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong.
Riêng đối với virus gây bệnh viêm não Nhật Bản thì tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất với 3 liều cơ bản: Mũi 1, lúc trẻ được 1 tuổi; Mũi 2, sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần: Mũi 3, cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Nguy hiểm khi đồng nhiễm cúm A và COVID-19 Dịch cúm A, B đang tăng mạnh ở Hà Nội kể từ tháng 12/2023 tới nay, bên cạnh đó, thời tiết mùa Đông - Xuân cũng làm gia tăng ca mắc COVID-19. Đã ghi nhận ca bệnh đồng mắc cúm A và COVID-19, diễn biến nặng rất nhanh, phải thở máy. Theo ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tại...