Nhiều khó khăn trong thực hiện chương trình, SGK mới
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề ‘Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu’, ngày 20/12, Đoàn ĐBQH tỉnh đã giám sát tại Trường THPT Nguyễn Du (huyện Châu Đức), Trường THPT Vũng Tàu ( TP.Vũng Tàu).
Đoàn giám sát lắng nghe ý kiến của HS lớp 10 Trường THPT Vũng Tàu về chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đoàn ghi nhận các trường còn gặp một số khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Việc tập huấn các modul cho GV chưa thực sự hiệu quả; GV chưa định hình được nội dung kiến thức trọng tâm trong chương trình tổng thể nên vừa dạy vừa rút kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp chưa có GV chuyên trách, SGK của hoạt động này còn nặng về lý thuyết, các nhà trường khó khăn trong việc sắp xếp kinh phí để tổ chức các hoạt động cho HS; kho học liệu, tài nguyên tham khảo chưa đồng bộ.
Phát biểu kết luận buổi giám sát, bà Huỳnh Thị Phúc, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã yêu cầu các nhà trường điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện báo cáo, trong đó mạnh dạn nêu lên khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị, gửi về Đoàn ĐBQH tỉnh tổng hợp báo cáo kết quả chung của tỉnh. Đề nghị nhà trường linh hoạt trong việc triển khai chương trình, tổ chức các hoạt động; tiếp tục nghiên cứu góp ý một cách cụ thể cho chương trình, SGK mới…
'Ông tiên sách' của học trò nghèo
Ngoài giờ dạy trên lớp, thầy Nguyễn Bách Sa, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Đăk Hà (Kon Tum) luôn tranh thủ làm thêm.
Thầy Sa nâng niu, phủi bụi cho từng cuốn sách.
Video đang HOT
Số tiền kiếm được, thầy mua sách tặng học trò nghèo.
Vét sạch túi mua sách tặng trò
Căn nhà nhỏ của thầy Nguyễn Bách Sa nằm trong một con ngõ sâu hun hút ở thị trấn Đăk Hà (huyện Đăk Hà, Kon Tum). Bên trong khuôn viên bày biện đủ thứ máy hàn, sắt thép, biển quảng cáo... "Nhà hơi bừa bộn, mình đang nhận làm biển quảng cáo để kiếm thêm tiền mua sách cho tụi nhỏ", thầy Sa giải thích. Sau đó, thầy đưa khách vào thăm tổ ấm của mình. Khác với cảnh tượng ngoài sân, bên trong ngôi nhà được bài trí ngăn nắp. Choán hết không gian phòng khách là chiếc kệ lớn trưng đủ loại sách.
16 năm qua, thầy Nguyễn Bách Sa - giáo viên Ngữ văn Trường THPT Nguyễn Du (huyện Đăk Hà) đã làm hàng chục nghề để kiếm tiền mua sách tặng trò nghèo. Thế nhưng, thầy chẳng nhớ nổi đã mua và tặng bao nhiêu cuốn sách cho học sinh. Thầy chỉ biết, vào một ngày của năm 2006, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, những gia đình nghèo chẳng có tiền mua bộ sách mới.
Thương trò, thầy Sa bỏ tiền túi mua sách giáo khoa tặng những em khó khăn. Gia đình cũng chẳng khá giả gì nên có lúc thầy vét sạch túi chỉ để mua sách cho học trò. Biết đến việc làm ý nghĩa của "ông giáo làng", bạn bè, người thân cùng chung tay hỗ trợ. Những cuốn sách cũ không dùng đến, thầy cũng xin về làm kỷ niệm hoặc tặng cho học sinh nhằm trau dồi thêm kiến thức.
"Nhiều năm về trước, khi còn giảng dạy ở điểm làng của Trường THPT Nguyễn Du, tôi chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn. Ngay từ cái ăn, cái mặc học sinh còn thiếu nên chẳng có điều kiện để mua sách về đọc. Thấy các em thiệt thòi nên tôi muốn đưa tri thức đến gần hơn với học trò. Với những món quà nhỏ ấy, tôi mong gia đình các em bớt đi phần nào khó khăn vào đầu năm học mới. Ngoài ra, tôi cũng mong trò sẽ ham học, đọc sách để có một tương lai tốt đẹp hơn", thầy Sa tâm sự.
Với những đứa trẻ thành thị, sinh nhật là bữa tiệc có đủ các loại bánh, kẹo, hoa... và quà. Thế nhưng, ngày sinh nhật của trẻ vùng sâu, vùng xa dường như rất lạ, có khi chẳng được nhớ đến. Và quà là điều gì đó rất xa xỉ. Để lũ trẻ có ngày sinh nhật vui vẻ, ý nghĩa, mỗi dịp như vậy, thầy Sa lại gửi tặng học trò những cuốn sách về kỹ năng sống. Cũng có buổi lên lớp thầy cố tình để quên sách và nhờ học sinh cất giữ với hy vọng các em mang về đọc, trau dồi thêm kiến thức.
Nhiều em nhỏ thường xuyên qua nhà thầy Sa đọc sách.
"Kiến thức là vô tận nên việc học tập, trau dồi chưa bao giờ là đủ. Chính vì vậy, tôi muốn tặng cuốn sách hay, ý nghĩa cho học sinh thay vì món quà mang nặng giá trị vật chất. Thông qua đó, tôi muốn các em yêu thích và rèn luyện thói quen đọc sách...", thầy Sa bộc bạch.
Để có nhiều sách tặng học trò, thầy Sa chủ động tìm công việc làm thêm. Chẳng quản nặng nhẹ, mỗi khi rảnh rỗi hoặc cuối tuần, ai thuê gì thầy đều nhận làm. Những công việc như hàn cổng, làm mái nhà, phụ hồ... thầy Sa đều đã trải qua. Có những hôm sáng lên lớp, chiều đi làm, tối đến thầy Sa mới tranh thủ thời gian soạn giáo án, chuẩn bị cho tiết dạy ngày mai. Dù công việc bận rộn, thế nhưng thầy luôn vui vẻ, hạnh phúc vì có thể nối dài tri thức cho học trò.
"Học sinh khó khăn thiếu thốn trăm bề từ cái ăn, cái mặc cho đến điều kiện học tập. Thế nhưng thay vì tặng gạo, mì tôm... các em ăn xong sẽ hết thì tôi chọn tặng sách. Bởi kiến thức luôn còn mãi và là vô tận. Đồng thời, tôi cũng muốn lan tỏa việc tặng sách cho học sinh đến giáo viên trong và ngoài trường. Khi thấy các em nâng niu đọc sách... tôi rất hạnh phúc. Tôi mong rằng, học trò giữ gìn cẩn thận và sẻ chia tri thức đến những người bạn của mình", thầy Sa chia sẻ.
Thầy Sa chắt chiu, tiết kiệm tiền để mua từng cuốn sách tặng học sinh.
Nhận để... cho đi
Năm học 2022 - 2023, lớp của thầy Sa tại Trường THPT Nguyễn Du (huyện Đăk Hà) có 32 học sinh khó khăn, người dân tộc thiểu số. Mong muốn giúp trò có sách đến trường, thầy Sa kêu gọi nhóm thiện nguyện Đồng Khánh Tâm hỗ trợ được 22 bộ sách giáo khoa lớp 10, còn 10 bộ thầy bỏ tiền túi để mua tặng các em.
"Tôi rất ngại khi chia sẻ câu chuyện thường ngày của mình lên mạng xã hội. Bởi tôi chỉ muốn giúp các em trong khả năng của mình. Mỗi khi cần sách gấp, nhưng không đủ điều kiện tôi mới chia sẻ với mong muốn các nhà hảo tâm chung tay hỗ trợ. Nếu nhà hảo tâm nào muốn giúp đỡ, tôi rất biết ơn nhưng chỉ xin nhận sách và hiện vật, chứ không nhận tiền", thầy Sa nói.
Sống cạnh nhà thầy Sa nên mỗi khi rảnh rỗi em Phạm Quỳnh Minh Tâm (lớp 3C, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, huyện Đăk Hà) lại rủ chúng bạn sang nhà thầy cùng đọc sách. Minh Tâm thường chọn cho mình những cuốn truyện cổ tích, sách giáo dục về kỹ năng sống. "Nhà thầy Sa có nhiều sách hay và bổ ích nên em rất thích. Những ngày cuối tuần em thường cùng các bạn qua chơi và mượn sách của thầy để đọc", em Minh Tâm chia sẻ.
Tiết Ngữ văn của thầy Nguyễn Bách Sa tại ngôi trường mới.
Là học sinh từng được thầy Sa tặng sách nhiều lần, Thái Thị Thu Hiền (sinh năm 2000) luôn biết ơn và trân trọng tấm lòng người thầy. Bởi trải qua ngần ấy năm, ngoài việc dạy chữ, thầy Sa luôn động viên, thấu hiểu và chia sẻ với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
"Khi được thầy Sa tặng những cuốn sách về kỹ năng sống em rất vui và hạnh phúc. Chính vì vậy, em luôn giữ gìn cẩn thận và sẻ chia với các bạn để cùng trau dồi tri thức. Em vừa tốt nghiệp đại học nên sẽ cố gắng tìm công việc ổn định để chung tay cùng thầy hỗ trợ sách cho những bạn khó khăn", Hiền bộc bạch.
Thầy Nguyễn Hùng Chiến, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (huyện Đăk Hà, Kon Tum), cho biết, thầy Nguyễn Bách Sa công tác tại trường gần 20 năm nay. Giữa tháng 9/2022 thầy được tăng cường về giảng dạy tại Trường PTDTNT huyện Đăk Hà. Trong quá trình dạy học tại Trường THPT Nguyễn Du, ngoài những kế hoạch của Ban giám hiệu nhà trường thầy Sa có nhiều sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi. Bên cạnh đó, thầy còn tích cực tham gia các hoạt động phong trào, đoàn thể và tình nguyện. Ngoài công tác chuyên môn, thầy Sa còn tích cực giúp đỡ học sinh khó khăn vươn lên trong học tập. Đồng thời, kêu gọi các nhà hảo tâm, cựu học sinh của nhà trường hỗ trợ sách giáo khoa, sách kỹ năng sống cho học sinh nghèo.
Cô Phạm Thị Minh Hà, giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Trần Quốc Tuấn (huyện Đăk Hà - vợ thầy Sa), chia sẻ, ban đầu biết thầy Sa vừa dạy, vừa làm thêm bản thân cô không đồng ý vì lo lắng cho sức khỏe của chồng. Thế nhưng, khi biết thầy làm thêm để kiếm tiền mua sách tặng trò nghèo cô Hà liền ủng hộ.
"Ngoài giờ dạy trên lớp, anh Sa luôn cân đối giữa việc làm thêm và thời gian bên gia đình. Đồng thời, anh cũng quan tâm và cùng tôi chăm sóc, giáo dục các con. Tôi thấy việc làm của chồng ý nghĩa và thiết thực vì có thể giúp đỡ, mang tri thức đến cho học sinh. Bởi nơi đây, đời sống của các em còn quá nhiều thiếu thốn", cô Hà chia sẻ.
Nguyễn Quỳnh Thu (sinh năm 1998) từng là học sinh được nhận nhiều cuốn sách hay, ý nghĩa từ thầy Sa. Giờ đây khi có công việc ổn định ở Thành phố Hồ Chí Minh, Quỳnh Thu thường xuyên gom sách gửi về cho thầy để tặng các bạn nhỏ vùng khó.
Ngoài giờ lên lớp, thầy Sa còn đi làm thêm để mua sách hỗ trợ học trò và tặng cho thư viện nhà trường. Việc làm của thầy Sa âm thầm nhưng mang ý nghĩa to lớn đối với học sinh nghèo và phát huy văn hóa đọc. Đồng thời, đây là hình ảnh đẹp của người giáo viên nên nhà trường đã chia sẻ và lan tỏa đến tất cả học sinh cùng thầy, cô giáo. - Thầy Nguyễn Hùng Chiến
Giúp học sinh thêm yêu môn Lịch sử Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào bài giảng, chủ động tái hiện các nhân vật hoặc xây dựng 'hành lang lịch sử'... là những đổi mới trong cách dạy môn Lịch sử của Trường TH Quang Trung (TP.Vũng Tàu). Cách làm này giúp HS tiếp thu bà nhanh, nhớ lâu và tăng thêm sự hứng thú khi học môn này. Các...