Nhiễm trùng nặng do đắp thuốc lá chữa gãy xương
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn mới tiếp nhận và điều trị 1 bệnh nhi gặp nhiễm trùng nặng do điều trị gãy xương bằng việc bó lá.
Tình trạng nhiễm trùng tay của bệnh nhi. Ảnh: BV
Sau khi nhập viện, bệnh nhi lập tức được các bác sĩ phẫu thuật và tiếp tục theo dõi trong quá trình hồi phục. Tuy nhiên, bác sĩ điều trị cho biết, bệnh nhi nguy cơ cứng khớp vai do nhiễm trùng từ việc bó thuốc lá.
Trước đó, vào tháng 8/2023, Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) cũng tiếp nhận một bệnh nhân vào viện với tình trạng cẳng tay trái sưng đau, biến dạng. Cách vào viện 16 ngày, bệnh nhân đã nhập viện bó bột xương cẳng tay trái, tuy nhiên, sau khi bó bột được một tuần, bệnh nhân đã tự ý tháo bột và bó thuốc nam. Đến tối 24/8, bệnh nhân bị ngã biến dạng cẳng tay trái tại vị trí đang bị gãy.
Tại cơ sở y tế, kết quả chụp X quang cho thấy, bệnh nhân bị gãy 1/3 cẳng tay trái, vị trí gãy phức tạp, di lệch nhiều, bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật kết hợp xương cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật, hiện bệnh nhân đã ổn định và xuất viện.
Theo các bác sĩ, khi bị gãy xương, nhiều người không tuân thủ việc bó bột mà lựa chọn đắp thuốc nam vì cho rằng đắp thuốc nam xương nhanh lành hơn. Thực tế công dụng chủ yếu của thuốc nam là tiêu sưng, giảm phù nề, hết ứ đọng khí huyết, từ đó làm giảm đau. Sau khi đắp thuốc, bệnh nhân có thể cảm thấy bớt đau, bớt khó chịu nên nghĩ rằng đắp thuốc hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Việc bó thuốc nam có nhiều nguy hại mà bệnh nhân có thể chưa biết như: Nguy cơ xương không liền, hoặc liền xương nhưng bị biến dạng, có thể ảnh hưởng đến vận động của người bệnh; Nguy cơ nhiễm trùng do đắp một số loại thuốc không rõ nguồn gốc còn có thể gây viêm loét, nhiễm trùng da – mô mềm và nguy hiểm hơn là nhiễm trùng huyết.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo người bệnh không áp dụng phương thức điều trị này. Nếu không may bị gãy xương, người bệnh cần được đưa ngay tới bệnh viện để khám và điều trị, tránh để bị ảnh hưởng về sức khỏe và tâm lý về sau bởi các phương pháp dân gian như đắp lá, đắp thuốc, bôi mật gấu…
Cách tránh chấn thương khi nhảy dây
Nhảy dây là bài tập luyện đơn giản, dễ thực hiện ở mọi nơi mọi lúc. Tuy nhiên, nếu tập không đúng cách có thể gây một số chấn thương nguy hiểm.
Dưới đây là cách để tránh chấn thương khi nhảy dây.
1. Các chấn thương thường gặp khi nhảy dây
BS. Nguyễn Trọng Thủy (nguyên bác sĩ Đội tuyển bóng đá nam Quốc gia và U23 Việt Nam) cho biết, nhảy dây giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, cải thiện sự phối hợp, tăng khả năng tập trung, tăng sức bền, giúp giảm mỡ và giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, việc nhảy dây không đúng cách có thể gây một số chấn thương:
- Đau khớp: Việc nhảy dây quá mức có thể dẫn đến đau khớp, từ đó làm giảm hiệu suất luyện tập. Đau khớp do nhảy dây sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi.
- Chấn thương gân cẳng chân: Nếu tập luyện cường độ cao vượt quá mức có thể sẽ dẫn đến chấn thương ống chân. Chấn thương này khiến người tập đau nhói dọc theo xương ống quyển. Ngoài ra, người tập có thể bị sưng nhẹ ở cẳng chân.
- Gãy xương: Nhảy dây sẽ dồn trọng lượng lên xương cẳng chân. Việc tập luyện quá sức có thể khiến phần xương bị tổn thương. Do đó, những người có xương cẳng chân yếu có thể bị gãy xương.
- Bong gân gót chân: Gân gót chân chịu trách nhiệm vận động lớn khi nhảy dây. Nếu vận động quá mức sẽ tạo áp lực cho gân gót chân dẫn đến gây đau và viêm nhiễm ở phần bàn chân.
Bong gân gót chân là chấn thương thường gặp khi nhảy dây quá sức.
2. Làm thế nào để tránh chấn thương khi nhảy dây?
Đôi khi rất khó để phân biệt giữa cơn đau thông thường và cơn đau do chấn thương thể thao. Đau nhức cơ bắp thông thường được đặc trưng bởi sự mệt mỏi và căng cứng. Điều này có thể được cải thiện theo thời gian bằng cách kéo giãn cơ. Tuy nhiên, nếu bị chấn thương, các triệu chứng đau, sưng tấy và mệt mỏi sẽ kéo dài, không khỏi.
Có thể tránh các chấn thương khi nhảy dây bằng một số cách dưới đây:
- Lựa chọn bề mặt nhảy dây: Khi nhảy dây, hãy cố gắng tránh các bề mặt cứng như nhựa đường và bê tông vì có ít không gian để hấp thụ sốc, do đó làm tăng nguy cơ chấn thương. Cố gắng nhắm tới các bề mặt như sàn gỗ hoặc cao su. Nếu không có lựa chọn nào khác cho bạn và bạn phải nhảy trên bề mặt cứng, hãy giảm cường độ tập luyện của bạn xuống.
- Mang giày phù hợp: Mang giày phù hợp là điều rất quan trọng để ngăn ngừa chấn thương khi nhảy dây. Nên chọn những đôi giày chất lượng tốt, có tác dụng giảm xóc hiệu quả, mang lại cảm giác thoải mái khi đi.
Nên khởi động trước khi nhảy dây để tránh chấn thương.
- Chú ý tần suất nhảy : Tần suất nhảy dây là yếu tố rất quan trọng để ngăn ngừa chấn thương. Thường những người mới bắt đầu tập dễ bị chấn thương vì mong muốn đạt được mục tiêu nhanh hơn. Điều này thường khiến cơ thể quá căng thẳng và dẫn đến chấn thương.
Nghỉ ngơi và phục hồi là rất quan trọng khi tập thể dục. Hãy tiếp tục thay đổi thói quen tập luyện của bạn với cường độ và thời lượng khác nhau để duy trì hứng thú và tránh bị thương.
- Đừng bỏ qua phần khởi động : Tất cả các môn thể thao đều cần khởi động trước khi bắt đầu tập luyện. Khởi động giúp nâng cao lưu lượng máu và nhịp tim tăng dần để chuẩn bị cho buổi tập luyện.
- Giãn cơ: Nhiều người bỏ qua thói quen giãn cơ sau khi tập luyện. Giãn cơ giúp giải quyết tình trạng căng cơ. Ngoài ra, vào những ngày nghỉ, có thể thực hiện một buổi tập kéo giãn cơ trong khoảng 30-60 phút. Có thể kết thúc buổi tập bằng một vài tư thế yoga có tác dụng kéo dãn hiệu quả.
Nhiều nguy cơ từ việc lạm dụng tẩy trắng răng tại nhà Để nhanh chóng sở hữu nụ cười tỏa sáng, "nâng tầm" nhan sắc, nhiều người có nhu cầu tìm mua các sản phẩm hay dụng cụ tẩy trắng răng tại nhà. Tuy có giá thành rẻ, sử dụng tiện lợi nhưng việc lạm dụng tẩy trắng răng tại nhà mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa có thể tiềm...