Nhiễm “hơi lạnh” đám ma khiến con người bị bệnh: Sự thật hay lời đồn?
Có không ít người ngại đến dự đám tang vì sợ bị nhiễm hơi lạnh dẫn đến sinh bệnh. Vậy niềm tin này có hoàn toàn chính xác hay chỉ là quan niệm mê tín?
Không chỉ ở các vùng quê mà tại thành thị, đôi khi người già, người bệnh, phụ nữ đang mang thai và trẻ con thường được khuyến cáo nên hạn chế đi dự các đám tang. Lý do được đưa ra là thể chất của họ khá yếu, việc tiếp xúc gần với người đã khuất sẽ dễ khiến họ “nhiễm hơi lạnh” dẫn đến đổ bệnh. Thoạt nghe, đây có lẽ giống với quan niệm mê tín, nhưng hóa ra nó cũng có phần đúng theo góc nhìn khoa học.
“Hơi lạnh” trong đám ma hoàn toàn có thật
Đám ma có nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, được chia làm hai loại chính là người qua đời không mang bệnh truyền nhiễm và người mang các bệnh truyền nhiễm. Chính vì vậy, tùy vào nguyên nhân tử vong mà khoa học khuyến cáo những quy định an tang riêng để đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Thông tường, người tử vong sau 6 giờ mới có “hơi lạnh”.
“Hơi lạnh” thực chất là cách gọi dân gian của hiện tượng môi trường có dấu hiệu nhiễm khuẩn do xác người chết phát tán sau khi trải qua hai giai đoạn biến đổi với một loạt quá trình phân rã, sản sinh vi khuẩn. Vì hiện tượng nhiễm khuẩn này không tốt cho người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ con, phụ hữ hoặc người ốm… nên các thầy thuốc thường khuyên họ tránh đến đám tang. Đồng thời, những người bị cao huyết áp hoặc phong thấp vốn không khỏe mạnh cũng dễ bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với “hơi lạnh”.
Tại một số vùng, gia chủ có tang sẽ cẩn thận đặt một lò than có đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Xét theo tính năng, phong tục này không đơn giản là mang ý nghĩa tâm lịnh. Hơi nóng từ than và mùi khói bưởi, bồ kết có thể hỗ trợ sát khuẩn môi trường, giúp thân nhiệt người đến dự đám tang ổn định, giảm khả năng nhiễm khuẩn.
Video đang HOT
Ngoài ra, những cách khác vẫn được người dự đám dùng là ngậm gừng sống, uống rượu tỏi, nước lá nhót… trước và sau khi đến lễ tang cũng có tác dụng tương tự đốt than.
“Hơi lạnh” và những hiểu lầm
Dù hơi lạnh thật sự gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, nhưng việc cho rằng hơi lạnh làm người bệnh ung thư trở nặng lại là quan niệm mê tính. Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy mối liên hệ giữa đám ma và tình trạng bệnh của người mắc ung thư.
Việc có một số trường hợp bệnh nặng hơn sau khi dự đám tang được lý giải là bắt nguồn từ cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực khi đến dự đám. Nếu người bệnh ung thư có sức khỏe ổn định, tinh thần vững vàng thì có thể đi dự đám.
Ngược lại nếu họ có tâm lý bất ổn, sức khỏe yếu thì việc đi dự đám, tiếp xúc với những cảm xúc buồn thương sẽ dễ khiến họ nảy sinh suy nghĩ bi quan, lo lắng cho cuộc sống… dẫn đến suy nhược, giảm sút về sức khỏe. Chính vì vậy gây ra hiện tượng bệnh nặng hơn mà nhiều người lầm tưởng là do “hơi lạnh” trong đám ma gây ra.
Địa long trị sốt cao co giật, hen suyễn, phong thấp
Địa long là toàn thân khô của con giun còn có tên khác: giun đất, khâu dẫn, giun khoang, thổ long, trùn hổ.
Địa long sống hoang, ở mọi nơi. Thân là hình trụ tròn và dài khoảng 10-30cm, đường kính 5-10mm, có khoang cổ và nhiều vòng đốt rất sít nhau. Da trơn bóng, có 4 đôi lông cứng giúp giun di chuyển. Phần đầu to hơn phần đuôi. Toàn thân màu nâu vàng hay nâu đỏ, hoặc đen sẫm ở phía lưng. Những loài giun có đường kính nhỏ hơn 5mm và lớn hơn 10mm ít được dùng làm thuốc.
Về thành phần hóa học, địa long có nhiều chất lumbrifebrin, lumbritin,... chất béo, muối vô cơ, hypoxanthin, các acid amin cần thiết cho cơ thể và vitamin A, D, E. Theo Đông y, địa long vị mặn, tính hàn; vào các kinh: vị, can, tỳ, thận.
Tác dụng thanh nhiệt bình can trấn kinh, thông mạch khu phong, trừ thấp, lợi thủy. Dùng tốt cho người bị sốt cao kinh giật, động kinh, bồn chồn kích động, ho suyễn khó thở, bại liệt phong thấp, viêm đường tiết niệu và sốt rét cơn. Liều dùng và cách dùng: 6-12g; bằng cách nấu hầm, sao rang, sắc, pha hãm.
Địa long (giun đất) là vị thuốc tốt trị sốt cao kinh giật, động kinh, bồn chồn kích động, ho suyễn khó thở, bại liệt phong thấp,...
Địa long được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Hoạt lạc, giảm đau: giun đất khô 8g, xuyên ô đầu 8g, thảo ô đầu 8g, thiên nam tinh 8g, nhũ hương 6g, một dược 6g. Tất cả nghiền thành bột, phun rượu sau đó làm hồ hoàn. Mỗi lần uống 4g, uống với nước sắc kinh giới hay nước sắc thang Tứ vật (gồm: thục địa 20g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g). Bài này dùng tốt cho người bị chứng thấp nhiệt trở lạc, đau khớp, sưng nóng đỏ đau, đi tiểu vàng đỏ mà ít.
Thanh nhiệt, cắt cơn kinh giật:
Bài 1: giun đất 12g, liên kiều 12g, câu đằng 16g, kim ngân hoa 16g, bọ cạp 4g. Sắc uống. Hoặc lấy giun đất 12g, chu sa 4g, làm thành hoàn. Mỗi ngày uống 4g. Trị sốt cao co giật.
Bài 2: địa long chế 50g, lòng trắng trứng gà 2 cái. Địa long tán bột, trộn trứng, khuấy đều, chiên trên chảo, ngày làm một lần, ăn. Công dụng: ngừa trước cơn động kinh co giật.
Dùng ngoài: giun đất 250g, đường đỏ 63g. Cả hai giã nát, bọc vào vải thưa, đắp lên rốn. Trị các chứng bệnh như trên.
Lợi niệu, thông lâm:
Giun đất đỏ, củ tỏi, lá khoai lang, liều lượng bằng nhau. Tất cả giã nát, đắp lên rốn. Có thể uống kèm với các thuốc lợi niệu. Dùng khi thấp nhiệt làm cho tiểu tiện bất lợi, hoặc bí tiểu do kết sỏi.
Thanh phế, cắt cơn suyễn:
Bài 1: giun đất 12g sắc uống. Có thể lấy giun đất nghiền thành bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g. Trị các chứng: ho, hen suyễn hơi đưa ngược lên, suyễn cuống phổi, trẻ em ho gà... do hỏa nhiệt.
Bài 3: giun đất, cam thảo sống, liều lượng bằng nhau. 2 thứ nghiền thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g. Trị hen phế quản.
Chữa di chứng trúng phong (bại liệt, nói ngọng, chảy nước bọt, rãi...): địa long khô 30g, hồng hoa 20g, đào nhân 20g, xích thược 20g, đương quy 50g, hoàng kỳ 50g, xuyên khung 10g, bột ngô 400g, bột mì 100g, đường trắng vừa đủ. Dùng rượu trắng ngâm địa long để khử mùi tanh, phơi sấy khô tán mịn. Đào nhân ngâm mềm bóc vỏ sao qua. Xích thược, đương qui, hồng hoa, hoàng kỳ, xuyên khung đem sắc lấy nước. Đem bột địa long, bột ngô, bột mì, đường trắng hoà với nước sắc thuốc, nhào nặn thành bánh tròn khoảng 20 cái bánh, đặt đào nhân trên mặt bánh, hấp chín. Ăn hằng ngày các bữa sáng, tối.
Chữa sốt rét: địa long 12g, vỏ rễ xoan 12g, hậu phác nam 12g, gừng 8g, trần bì 8g, dây thần thông 8g. Tất cả phơi khô tán bột làm hoàn, hoặc sắc uống trong ngày.
Kiêng kỵ: Người có tỳ vị hư nhược không có thực nhiệt không dùng.
Phong tục tắm lá mùi vào chiều 30 Tết có ý nghĩa gì Từ xa xưa, người Việt đã có tục tắm nước lá mùi chiều cuối năm để gột rửa, xua đi những điều không may mắn của năm cũ, đón năm mới với khởi đầu tốt đẹp hơn. Mỗi dịp Tết Nguyên đán, tắm nước lá mùi già vào ngày cuối năm được cho là nét đẹp văn hóa vẫn được nhiều gia đình...