Nhật Bản: Doanh nghiệp ‘gặp khó’ trong việc đạt mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính
Theo dữ liệu chính thức mới được công bố, những nỗ lực hiện tại của hàng trăm công ty Nhật Bản nhằm cắt giảm phát thải khí nhà kính sẽ không đủ để hoàn thành mục tiêu của chính phủ vào cuối thập kỷ này.
Một góc của Nhà máy Nhiệt điện Hekinan ở tỉnh Aichi (Nhật Bản). Ảnh minh họa: Đào Thanh Tùng/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Liên đoàn Chuyển đổi Xanh (GX League) mới đây đã công bố các mục tiêu giảm phát thải của 372 công ty tham gia diễn đàn. Theo đó, với mục tiêu hiện tại, 372 công ty này sẽ giảm lượng khí thải nhà kính xuống mức 480 triệu tấn vào cuối năm tài chính 2030, tương đương mức giảm 40% so với 800 triệu tấn khí thải trong năm tài chính 2013. Điều này đồng nghĩa với việc không đạt được mục tiêu 46% mà Chính phủ Nhật Bản đã đề ra.
Hiện có 568 công ty tham gia vào GX League và dự kiến sẽ có thêm nhiều mục tiêu giảm phát thải được đưa ra. Hầu hết các thành viên tham gia đều làm việc trong lĩnh vực sản xuất hoặc năng lượng, trong khi tỷ lệ tham gia của ngành vận tải tương đối thấp đã góp phần gây ra sự mất cân đối giữa các ngành.
Các công ty điện tử nằm trong số những công ty có mục tiêu tham vọng nhất, điển hình như Hitachi đặt mục tiêu giảm 93% lượng khí thải nhà kính và Panasonic Holdings đặt mục tiêu cắt giảm 90%. Trong số các công ty điện lực, Kansai Electric Power kỳ vọng giảm 70% lượng khí thải, trong khi tập đoàn JERA – chiếm khoảng 1/10 lượng khí thải của cả nước – đặt mục tiêu giảm 52%. Toyota Motor, Nissan Motor và Honda Motor mỗi hãng đều đặt mục tiêu giảm 46% lượng khí thải theo mức chung của chính phủ thông qua việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
Mặc dù ngành sản xuất vật liệu là ngành phát thải lớn nhưng hầu hết các công ty trong lĩnh vực này đều đặt mục tiêu thấp hơn mục tiêu của chính phủ do thiếu công nghệ để cắt giảm khí thải trong quá trình sản xuất. Điển hình là ngành thép – gây ra 40% lượng khí thải trong ngành công nghiệp của Nhật Bản, nhưng công ty lớn ngành này là Nippon Steel chỉ cắt giảm 29% lượng khí thải. Hiện chính phủ đang hỗ trợ các nhà sản xuất thép nhằm đẩy mạnh ứng dụng trong quy trình sản xuất để có thể giảm thiểu lượng phát thải CO2.
Video đang HOT
Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu đạt được mức phát thải khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050 và chìa khóa để đạt được mục tiêu đó là giảm 46% lượng khí nhà kính vào năm tài chính 2030.
Năm 2022, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) thành lập GX League – nền tảng đầu tiên ở Nhật Bản công khai các mục tiêu phát thải theo một định dạng thống nhất. Đây là diễn đàn hợp tác giữa các công ty với chính phủ, các trường đại học và tổ chức nghiên cứu nhằm cùng nhau thực hiện mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính. Trước đó, các công ty đưa ra các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu một cách độc lập.
METI đang khuyến khích các công ty tham gia vào GX League bằng cách đưa ra yêu cầu tham gia để nhận được hỗ trợ tài chính của chính phủ thông qua việc phát hành trái phiếu “chuyển đổi xanh – GX”. Từ năm tài chính 2026, METI sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể về việc cắt giảm khí thải cho từng ngành dựa trên “mức độ khó” khác nhau trong quá trình khử cacbon.
Chuyên gia đánh giá hợp tác ASEAN - Nhật Bản còn rất nhiều tiềm năng
Ngày 14/12, Chủ tịch Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), Giáo sư Tetsuya Watanabe nhận định có nhiều lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa Nhật Bản và Hiệp hội các quốc Đông Nam Á (ASEAN), cũng như giữa Nhật Bản và Việt Nam.
Giáo sư Tetsuya Watanabe, Chủ tịch Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Jakarta. Ảnh: Đào Trang/PV TTXVN tại Indonesia
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Jakarta trước thềm Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác ASEAN - Nhật Bản, ông Watanabe đánh giá ASEAN hiện là trung tâm tăng trưởng toàn cầu. Bên cạnh đó, về mặt chính trị, ASEAN mang lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Do đó, ASEAN đóng vai trò quan trọng trên thế giới.
Chủ tịch ERIA khẳng định rằng Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản diễn ra từ ngày 16 - 18/12 tới tại Tokyo không chỉ đánh dấu kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương, mà còn là "cơ hội rất quan trọng" để "làm mới" mối quan hệ đối tác giữa Nhật Bản và ASEAN cho 50 năm tới.
Hội nghị sẽ thảo luận về những mảng hợp tác lớn như hợp tác chính trị, hợp tác kinh tế, hợp tác văn hóa - xã hội cùng với nhiều dự án mới. Tuy nhiên, ông Watanabe cho rằng một trong những chủ đề quan trọng của hội nghị về kinh tế là hợp tác chuyển đổi năng lượng, điều vốn rất quan trọng đối với cả Nhật Bản và ASEAN.
Người đứng đầu viện nghiên cứu hàng đầu khu vực này cho hay khái niệm cơ bản về hợp tác trong 50 năm tới giữa ASEAN và Nhật Bản là đồng sáng tạo, hợp tác cân bằng với tư cách là các đối tác bình đẳng. Theo ông Watanabe, đó là một thông điệp rất quan trọng của hội nghị cấp cao lần này.
Trong bối cảnh ASEAN và Nhật Bản đang phải đối mặt với những thách thức chung, trước hết là quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế và xã hội bền vững hơn và phi carbon, Giáo sư Watanabe cho rằng 2 bên cần hợp tác sâu rộng trên "mặt trận" này, đồng thời khẳng định việc đổi mới nền tảng và chuỗi cung ứng là rất quan trọng.
Ông Watanabe nhấn mạnh ASEAN là khu vực kinh tế phát triển rất nhanh. Với cơ cấu dân số khá trẻ, ASEAN có nhiều cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kinh doanh và đầu tư. Trong khi đó, Nhật Bản là nền kinh tế chín muồi, có vốn đầu tư, nhiều hoạt động nghiên cứu & phát triển, cũng như công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực kỹ thuật số, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI). Do vậy, Nhật Bản và ASEAN có thể bổ sung và tận dụng sức mạnh của nhau.
Bên cạnh đó, Giáo sư Watanabe cho rằng về mặt kinh tế, một lần nữa lĩnh vực quan trọng nhất là chuyển đổi năng lượng. ASEAN có nhu cầu tiếp tục phát triển và lượng khí thải CO2 sẽ tiếp tục tăng trong nhiều năm tới.
Thách thức đặt ra ở đây là duy trì tăng trưởng kinh tế đồng thời cắt giảm khí thải carbon. Đây cũng là lĩnh vực để hai bên tăng cường hợp tác cùng có lợi.
Về vai trò của Việt Nam trong hợp tác ASEAN - Nhật Bản cũng như vị thế của Việt Nam trong chính sách "Toàn cầu phía Nam" của Tokyo, ông Watanabe đánh giá Việt Nam là quốc gia và là nền kinh tế mới nổi rất quan trọng đối với các quốc gia khác trên thế giới. Nhật Bản và Việt Nam đã duy trì quan hệ hữu nghị rất tốt đẹp trong nhiều thập kỷ qua và việc thúc đẩy hợp tác song phương sẽ tốt cho cả 2 nước, cho ASEAN và toàn thế giới.
Giáo sư Watanabe liệt kê hàng loạt lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa Nhật Bản và Việt Nam, như chuyển đổi năng lượng, kinh tế kỹ thuật số, khử carbon, xe điện, chuỗi cung ứng, ô tô, điện tử... Đặc biệt, theo ông, đối với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ như Việt Nam, cải thiện giao thông công cộng là chương trình nghị sự quan trọng. Đây cũng là cơ hội để Nhật Bản và Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực tàu cao tốc, tàu điện ngầm và giao thông nội đô.
Nhắc lại rằng Nhật Bản và Việt Nam đã có cuộc gặp cấp cao rất thành công tại Tokyo hồi tháng trước với việc nâng cấp quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược toàn diện, Giáo sư Watanabe cho hay nhiều công ty Nhật Bản hiện đang tìm kiếm cơ hội đầu tư và thiết lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Ngoài ra, trước những căng thẳng địa chính trị và sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn như hiện nay, nhiều công ty và nhà đầu tư đang áp dụng chiến lược chuỗi cung ứng linh hoạt hơn. Theo Giáo sư Watanabe, trong bối cảnh đó, Việt Nam đang ở vị thế rất tốt và là một trong những điểm đến đầu tư thay thế hấp dẫn nhất cho các doanh nhân toàn cầu.
Ngoại trưởng Hàn Quốc hội đàm riêng rẽ với người đồng cấp Nhật Bản và Trung Quốc Sáng 26/11, Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin đã hội đàm với người đồng cấp Nhật Bản Yoko Kamikawa ở thành phố Busan, trước thềm cuộc gặp ba bên với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị dự kiến diễn ra cùng ngày. Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Hàn Quốc...