Tiết lộ quốc gia EU có nhiều người đến Nga nhất bất chấp xung đột Ukraine
Dữ liệu chính thức cho thấy người dân từ Phần Lan, Estonia và Đức thường xuyên đến Nga nhất trong các nước EU vào nửa đầu năm 2023.
Khách du lịch trên Quảng trường Đỏ ở Moskva, Nga. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT, Phần Lan đã nổi lên như một quốc gia EU có số lượng công dân đến Nga nhiều nhất trong nửa đầu năm 2023, theo dữ liệu do Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) công bố. Cơ quan đặc biệt này chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động qua lại biên giới.
Dữ liệu cho thấy số lượng người Phần Lan đến Nga đã tăng hơn gấp ba lần so với nửa đầu năm ngoái. Công dân của quốc gia Bắc Âu này đã nhập cảnh vào Nga tới 47.300 lượt trong sáu tháng đầu năm 2023, tăng từ mức chỉ 14.000 so với cùng kỳ năm 2022.
Estonia đứng ở vị trí thứ hai trong danh sách của FSB, khi công dân nước này tới Nga 47.100 lượt trong nửa đầu năm nay. Số lượng khách đến từ quốc gia vùng Baltic đã tăng hơn gấp đôi so với sáu tháng đầu năm 2022, khi chỉ có 24.100 lượt.
Đức chiếm vị trí thứ ba với 36.300 lượt. Người Đức vẫn là nhóm khách du lịch EU lớn nhất tại Nga trong năm nay, vì họ chiếm 45% tổng số người nhập cảnh vào Nga với mục đích du lịch.
Video đang HOT
Trong số 38.500 lượt khách du lịch EU được ghi nhận, 17.500 lượt là của người Đức – theo dữ liệu của FSB. Người Ba Lan trở thành nhóm khách du lịch lớn thứ hai của EU vào Nga với 5.700 lượt.
Dữ liệu do FSB cung cấp không tiết lộ số lượng chính xác công dân EU đã đến Nga trong năm nay vì mỗi lần nhập cảnh được tính là một lần riêng biệt trong thống kê của cơ quan này, ngay cả khi cùng một người đã vào Nga nhiều lần trong khoảng thời gian được báo cáo.
EU đã thắt chặt các hạn chế về thị thực đối với người Nga vào mùa thu năm 2022 như một phần của chiến dịch trừng phạt chống lại Moskva liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Tháng 9 năm ngoái, khối đã đình chỉ thỏa thuận tạo điều kiện thuận lợi về thị thực với Moskva. Cuối tháng đó, họ đưa ra các hạn chế bổ sung, cấm người Nga nộp đơn xin thị thực EU ngắn hạn từ các nước bên thứ ba.
Ủy viên phụ trách các vấn đề nội địa của EU, Ylva Johansson, cho biết vào thời điểm đó, những người Nga muốn ở lại EU lâu hơn 90 ngày hoàn toàn không được cấp thị thực. Một số thành viên EU, bao gồm Phần Lan và các nước vùng Baltic, thậm chí còn cứng rắn hơn.
Helsinki đóng cửa biên giới quốc gia đối với người Nga có thị thực du lịch Schengen vào mùa thu năm 2022. Họ tiếp tục thắt chặt các hạn chế vào đầu tháng 7/2023 bằng cách cấm quá cảnh qua lãnh thổ của mình đối với người Nga đi du lịch đến các quốc gia thuộc Khu vực Schengen vì lý do kinh doanh. Những người Nga muốn vào lãnh thổ Phần Lan cũng sẽ phải đưa ra “lý do chính đáng” để đảm bảo sự hiện diện cá nhân của họ trên đất nước.
Các nước Baltic từng tuyên bố không cấp thị thực nhân đạo cho công dân Nga cho đến mùa thu năm 2022.
Trong khi đó, Nga đang chuẩn bị đơn phương nới lỏng thủ tục cấp thị thực cho người nước ngoài. Theo RT, Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh cho chính phủ đơn giản hóa việc nhập cảnh bất kể chính sách đáp trả tương xứng.
Theo đó, Chính phủ Nga đã được hướng dẫn đưa ra một hệ thống nhập cảnh mới cho người nước ngoài, cho phép họ đến Nga mà không cần thị thực. Sáng kiến của Tổng thống Putin sẽ cấp đặc quyền ngay cả khi các quốc gia đó không cho phép điều tương tự đối với người Nga.
Trước đây, Moskva tuân theo nguyên tắc “có đi có lại” về vấn đề này. Tuy nhiên, hôm 6/8, một sắc lệnh của tổng thống đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan chính phủ, bao gồm cả Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao cũng như Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) phải “xây dựng và trình bày các đề xuất về việc áp dụng chế độ miễn thị thực cho người nước ngoài đến Nga để du lịch, kinh doanh hoặc mục đích giáo dục cũng như những người tham gia các sự kiện thể thao hoặc văn hóa”. Tất cả các biện pháp nên được đưa ra “bất kể nguyên tắc có đi có lại” – theo một tài liệu do Điện Kremlin công bố.
Diễn biến trên được Moskva đưa ra trong bối cảnh EU vẫn thắt chặt các hạn chế về thị thực đối với người Nga.
Nga không can thiệp đề xuất về xuất khẩu ngũ cốc của các nước Baltic
Ngày 25/7, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết đề xuất của các quốc gia vùng Baltic về xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua các cảng của họ là quyền chủ quyền của các quốc gia này.
Người phát ngôn điện Kremlin, Dmitry Peskov phát biểu tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, trong tuần này, Litva đã kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) sử dụng các cảng Baltic để xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine sau khi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen hết hạn, nói rằng các cảng này có thể đóng vai trò là một giải pháp thay thế đáng tin cậy để quá cảnh các sản phẩm của Ukraine.
Bình luận về đề xuất, ông Peskov nói: "Đó là quyền chủ quyền của các quốc gia này và chúng tôi không phải đưa ra bất kỳ đánh giá nào ở đây".
Phát biểu với báo giới cùng ngày, ông Peskov tuyên bố Nga hiện không thể quay trở lại thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen, vì một thỏa thuận liên quan đến lợi ích của Nga không được thực hiện. Tuy nhiên, ông Peskov nói rằng Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh thỏa thuận có thể được khôi phục nếu thỏa thuận liên quan đến Nga được thực thi.
Theo đó, tuyên bố của ông Peskov bác bỏ lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres về việc Nga tham gia trở lại thỏa thuận. Ngày 24/7, ông Guterres hối thúc Nga nối lại việc cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc an toàn từ một số cảng biển của nước này trên Biển Đen. Tuy nhiên, Điện Kremlin cho rằng đề xuất của ông Guterres không giải quyết được mối lo ngại chính của Nga bởi không có tiến triển trong thỏa thuận tạo điều kiện xuất khẩu các sản phẩm và phân bón của Nga trong khi phương Tây áp đặt trừng phạt Nga.
Tháng 7/2022, Liên hợp quốc (LHQ) và Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng ra làm trung gian cho Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng do tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine - hai nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới. Trong khuôn khổ sáng kiến, Nga và LHQ đã ký bản ghi nhớ về việc tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga ra thị trường thế giới, trong khi Ukraine ký thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ về xuất khẩu thực phẩm và phân bón an toàn từ Ukraine qua Biển Đen.
Thỏa thuận đã 3 lần được gia hạn và đã hết hiệu lực vào ngày 17/7. Sau thời hạn này, Nga không gia hạn thỏa thuận này với lý do phần thỏa thuận liên quan đến nước này đã không được thực hiện và ngay khi các bên còn lại tuân thủ đầy đủ các cam kết đối với Moskva, Nga sẽ "ngay lập tức" quay trở lại thực hiện thỏa thuận.
Ba nước lân cận Nga đồng ý mở không phận cho các chiến dịch của NATO Trong vài năm tới, Litva có kế hoạch đầu tư hơn 140 triệu euro vào việc phát triển cơ sở hạ tầng của căn cứ không quân tiếp đón quân đội NATO. Máy bay chiến đấu F-16 tham gia cuộc tập trận phòng thủ trên không của NATO gần căn cứ không quân ở Lask, Ba Lan, năm 2022. Ảnh: AFP/TTXVN Hãng thông...