Tại sao Thụy Điển và Đan Mạch gặp khủng hoảng về kinh Koran?
Cả Thụy Điển và Đan Mạch đều đang xem xét các cách để hạn chế đốt kinh Koran một cách hợp pháp nhằm giảm căng thẳng với các quốc gia Hồi giáo, nhưng họ đều không có luật có thể được sử dụng để cấm đốt kinh Koran.
Những người biểu tình phản đối đốt kinh Koran ở Yemen. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters ngày 6/8, việc các nhà hoạt động chống Hồi giáo ở Đan Mạch và Thụy Điển đã đốt và làm hư hại một số bản kinh Koran trong những tháng gần đây khiến thế giới Hồi giáo phẫn nộ và yêu cầu các chính phủ Bắc Âu cấm những hành động như vậy.
Cả hai chính phủ Đan Mạch và Thụy Điển đã lên án các vụ đ.ốt p.há, đồng thời cho biết họ đang xem xét các luật mới có thể ngăn chặn điều này. Nhưng các nhà phê bình trong nước nói rằng quyền tự do ngôn luận và biểu đạt được bảo vệ trong hiến pháp của họ và bất kỳ động thái thay đổi nào sẽ làm suy yếu các quyền đó.
Ít nhất 3 trong số các cuộc biểu tình đốt kinh Koran ở Thụy Điển trong tháng qua đã được lãnh đạo bởi Salwan Momika, một người tị nạn từ Iraq nói rằng muốn phản đối toàn bộ thể chế Hồi giáo và cấm sách thánh của họ.
Vào khoảng thời gian diễn ra các cuộc biểu tình trên, một nhóm hoạt động cực hữu có tên là “Những người yêu nước Đan Mạch” đã tổ chức các cuộc biểu tình chống Hồi giáo của riêng mình ở nước láng giềng Đan Mạch, nói rằng họ đang chống lại cái mà họ coi là “Hồi giáo hóa” của các xã hội Bắc Âu.
Ít nhất 10 bản kinh Koran đã bị đốt ở Đan Mạch trong 10 ngày qua.
Video đang HOT
Nhà hoạt động cực hữu người Đan Mạch – Thụy Điển Rasmus Paludan, người đứng sau các vụ đốt kinh Koran lẻ tẻ kể từ năm 2017, đã thực hiện nhiều vụ đốt kinh Koran hơn ở cả hai quốc gia trong năm nay, nói rằng ông tức giận “trước sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc Thụy Điển xin gia nhập NATO”.
Việc cố tình đốt kinh Koran bị người Hồi giáo coi là một hành động “báng bổ và xúc phạm”: Xúc phạm kinh Koran được coi là một hành vi phạm tội nghiêm trọng đáng bị trừng phạt nghiêm khắc.
Đan Mạch và Thụy Điển là một trong những quốc gia không theo tôn giáo và tự do nhất trên thế giới, từ lâu đã cho phép công chúng chỉ trích tôn giáo một cách công khai.
Các chính trị gia Đan Mạch nói rằng một lệnh cấm (đốt kinh Koran) hoàn toàn sẽ làm tổn hại đến quyền tự do ngôn luận đã được ghi trong hiến pháp của công dân nước này.
“Tôi sẽ không bao giờ đốt sách, nhưng tôi sẽ đấu tranh để những người khác có quyền làm điều đó”, Susie Jessen, một nghị sĩ của đảng Dân chủ Đan Mạch cánh hữu, nói với Reuters.
Tuy nhiên, cả Thụy Điển và Đan Mạch đều cho biết họ đang xem xét các cách để hạn chế đốt kinh Koran một cách hợp pháp nhằm giảm căng thẳng với các quốc gia Hồi giáo. Nhưng cả hai quốc gia đều không có luật có thể được sử dụng để cấm đốt kinh Koran.
Cả hai đều đã phải đối mặt với sự phản ứng lớn. Trong tháng 7, một đám đông giận dữ xông vào Đại sứ quán Thụy Điển ở Baghdad. Cả hai nước Bắc Âu mới đây cho biết họ đang phải đối mặt với các mối đe dọa an ninh ngày càng tăng.
Các đại sứ của hai nước cũng đã bị triệu đến để chỉ trích và cảnh báo trên khắp Trung Đông. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết sẽ hỗ trợ để đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển được chấp thuận, nhưng cảnh báo điều đó sẽ không xảy ra chừng nào các bản kinh Koran còn bị đốt ở Thụy Điển.
Ở Thụy Điển, cảnh sát phải cấp giấy phép cho người biểu tình nhưng chỉ có thể từ chối nếu an toàn công cộng tại địa điểm biểu tình bị xâm phạm. Ở Đan Mạch, người biểu tình chỉ cần thông báo cho cảnh sát rằng họ sẽ biểu tình.
Chính phủ Thụy Điển đang xem xét liệu luật duy trì trật tự công cộng có thể được sửa đổi hay không, trong đó đã loại trừ việc coi việc đốt thánh thư là bất hợp pháp.
Chính phủ Đan Mạch cho biết họ sẽ tìm kiếm một “công cụ pháp lý” có thể cho phép chính quyền can thiệp vào các cuộc biểu tình như vậy, nếu được coi là gây ra “hậu quả tiêu cực đáng kể cho Đan Mạch, đặc biệt là về an ninh”.
Nga cáo buộc Thụy Điển 'che giấu' cuộc điều tra vụ nổ Nord Stream
Nga đã chỉ trích Thụy Điển có 'điều gì đó che giấu' trong cuộc điều tra về vụ nổ Nord Stream.
Các đường ống tại cơ sở tiếp đất của Nord Stream 1 ở Lubmin, Đức, ngày 8/3/2022. Ảnh: REUTERS
Nga mới đây đã đặt câu hỏi liệu Thụy Điển có "điều gì để che giấu" về các vụ nổ làm hư hại đường ống dẫn khí đốt Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) vào năm ngoái hay không, khi Moskva chỉ trích Stockholm vì không chia sẻ thông tin trong các cuộc điều tra đang diễn ra về các sự cố.
Các nhà chức trách Thụy Điển và Đan Mạch đang điều tra vụ rò rỉ trong đường ống Nord Stream 1 và 2 nối Nga và Đức qua Biển Baltic, vốn trở thành điểm nóng trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết việc Thụy Điển từ chối sự tham gia của các nhà điều tra Nga là "khó hiểu" và cho biết Moskva có quyền được biết chi tiết về cuộc điều tra vụ nổ xảy ra vào tháng 9 năm ngoái.
Moskva đã đề xuất với Stockholm thành lập một cuộc điều tra chung về các vụ nổ nguy cơ khiến ba trong số bốn dòng của dự án khí đốt Nord Stream 1 và 2 bị ngừng sử dụng vĩnh viễn. Nhưng cả Thụy Điển và Đan Mạch đều bác bỏ ý tưởng về sự tham gia của Nga.
Tại một cuộc họp báo ở Moskva hôm 12/1, bà Zakharova cho rằng có những lý do đằng sau quyết định đó: "Có thể các nhà điều tra Nga, tiến hành một cuộc điều tra khách quan, có thể đưa ra một kết luận bất tiện về đối tượng đã tiến hành hành động phá hoại, k.hủng b.ố này".
Theo bà Zakharova, Thụy Điển đang "che giấu" sự thật về những gì họ đã phát hiện ra trong cuộc điều tra, cho thấy rằng "các nhà chức trách Thụy Điển có điều gì đó che giấu".
Thụy Điển và các nhà điều tra châu Âu khác nói rằng các cuộc tấn công được thực hiện có chủ đích, nhưng họ không cho biết ai chịu trách nhiệm. Moskva đã đổ lỗi các vụ nổ cho sự phá hoại của phương Tây.
Việc xây dựng Nord Stream 2, được thiết kế để vận chuyển khí đốt của Nga đến Đức, được hoàn thành vào tháng 9/2021, nhưng chưa bao giờ được đưa vào hoạt động sau khi Berlin ngừng cấp giấy phép chỉ vài ngày trước khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022.
Bắc Âu thắt chặt an ninh hạ tầng năng lượng sau vụ 'tấn công' đường ống Nord Stream Các vụ rò rỉ lớn đã xuất hiện từ 2 đường ống dẫn khí đốt tự nhiên dưới biển chạy từ Nga đến Đức, với các chuyên gia thông báo rằng những vụ nổ đã làm rung chuyển Biển Baltic trước đó. Mỏ dầu Ekofisk ngoài khơi Biển Bắc ở Na Uy. Ảnh: AP Theo trang tin Euronews.com ngày 28/9, Na Uy và...