Đan Mạch tăng cường kiểm soát biên giới sau vụ đốt kinh Koran
Bộ Tư pháp Đan Mạch ngày 3/8 cho biết cảnh sát nước này đang siết chặt kiểm soát biên giới, sau khi các vụ đốt kinh Koran gần đây đã làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh.
Biểu tình tại Sadr City, ngoại ô Baghdad, Iraq, ngày 21/7/2023, phản đối hành vi đốt kinh Koran ở Đan Mạch. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo, Bộ trưởng Tư pháp Đan Mạch Peter Hummelgaard nhấn mạnh các vụ đốt kinh Koran gần đây đã làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh. Do đó, giới chức Đan Mạch tin rằng vào thời điểm hiện tại cần phải tập trung vào những người nhập cảnh vào Đan Mạch, để đối phó với những mối đe dọa cụ thể và hiện tại.
Quyết định siết chặt kiểm soát biên giới sẽ bao gồm tăng cường kiểm tra những người nhập cảnh vào Đan Mạch. Trước mắt, các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt hơn sẽ được áp dụng đến ngày 10/8. Trước đó trong tuần này, Thụy Điển cũng đưa ra quyết định tương tự.
Trong những tuần gần đây, nhiều cuộc biểu tình đã xảy ra tại Đan Mạch và Thụy Điển, trong đó người biểu tình đốt hoặc xúc phạm các bản sao chép kinh Koran, làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ tại các nước Hồi giáo cùng những lời kêu gọi chính phủ hai quốc gia này ngăn chặn hành động báng bổ kinh Koran. Một số quốc gia đã triệu đại diện ngoại giao của Đan Mạch và Thụy Điển tới làm việc về vấn đề này.
Chính phủ Đan Mạch và Thụy Điển cũng lên án các vụ đốt kinh Koran và tuyên bố đang xem xét luật mới để có thể chấm dứt các hành động này.
Iraq lên án hành động báng bổ kinh Koran
Hãng thông tấn quốc gia INA ngày 24/7 đưa tin, Bộ Ngoại giao Iraq đã ra tuyên bố phản đối hành động đốt bản sao kinh Koran bên ngoài Đại sứ quán nước này tại Đan Mạch diễn ra cùng ngày.
Biểu tình tại Sadr City, ngoại ô Baghdad, Iraq, ngày 21/7/2023, phản đối hành vi đốt kinh Koran ở Đan Mạch. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố được Bộ Ngoại giao Iraq đưa ra sau khi hai người biểu tình thuộc nhóm cực hữu Danske Patrioter ở Đan Mạch có hành động giẫm đạp, đốt bản sao cuốn kinh Koran và có hành vi xúc phạm quốc kỳ Iraq bên ngoài Đại sứ quán Iraq tại Đan Mạch vào ngày 24/7. Trước đó, ngày 21/7, nhóm này cũng đăng video ghi hình một người đàn ông có các hành vi tương tự, như đốt một cuốn sách dường như là cuốn kinh Koran, xúc phạm quốc kỳ Iraq trước Đại sứ quán Iraq ở thủ đô Copenhagen, khiến cộng đồng Hồi giáo ở Iraq hết sức phẫn nộ. Ngày 22/7, hàng trăm người biểu tình đã tìm cách xông vào Vùng Xanh được bảo vệ nghiêm ngặt ở thủ đô Baghdad, nơi đặt trụ sở của các cơ quan chính phủ cùng nhiều đại sứ quán nước ngoài.
Lãnh tụ tinh thần tối cao của Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei cũng có phản ứng trước các vụ đốt kinh tại châu Âu, nhấn mạnh rằng "những người báng bổ kinh Koran nên đối mặt với sự trừng phạt thích đáng".
Trước đó, hôm 20/7, hàng trăm người biểu tình giận dữ đã xông vào Đại sứ quán Thụy Điển ở Baghdad và phóng hỏa tòa nhà để phản đối các vụ xúc phạm kinh Koran và quốc kỳ của Iraq xảy ra ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển.
Iran và UAE phản đối các vụ đốt kinh Koran tại Thụy Điển và Đan Mạch Ngày 23/7, Bộ Ngoại giao Iran cho biết Ngoại trưởng nước này Hossein Amir-Abdollahian và người đồng cấp Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Sheikh Abdullah bin Zayed Al Nahyan đã có cuộc điện đàm, thảo luận về quan hệ song phương và các vụ đốt kinh Koran gần đây tại Thụy Điển và Đan Mạch. Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian...