Nhân viên cũ tố Facebook hai mặt
Một nhân viên cũ Facebook tiết lộ thường có sự khác biệt giữa các tuyên bố công khai của Facebook với việc ra quyết định nội bộ.
Nhân viên giấu tên này từng làm tại bộ phận Liêm chính của Facebook tương tự Frances Haugen. Người này đã gửi đơn tố cáo kèm bản tuyên thệ chịu trách nhiệm lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), cũng như cho Washington Post hôm 22/10 để nói về những vấn đề mà công ty cũ đã làm.
Trong đơn trích dẫn việc xử lý bất nhất của Tucker Bounds, một lãnh đạo mảng truyền thông của Facebook, vào năm 2017. Khi đó, ông này đang chịu trách nhiệm xử lý các cáo buộc liên quan đễn việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Theo tiết lộ, Bounds một mặt lên truyền thông phát biểu về những nỗ lực dẹp yên các tranh cãi chính trị. Mặt khác, ông nói trong cuộc họp nội bộ: “Đó chỉ là chuyện chốc lát mà thôi. Một vài nghị sĩ sẽ nổi giận, nhưng vài tuần nữa, họ sẽ lại chuyển sang chuyện khác. Còn chúng ta sẽ kiếm bộn tiền và vẫn rất ổn”.
Bounds, hiện là Phó chủ tịch Truyền thông của Facebook, nói nội dung đăng trên Washington Post là vô căn cứ. “Một cuộc trò chuyện có chủ đích với câu chuyện từ cách đây 4 năm cùng một người không rõ khuôn mặt và không có nguồn xác nhận. Chúng chỉ là lời buộc tội trống rỗng. Lần đầu tiên tôi thấy”, ông nói.
Video đang HOT
Người tố cáo còn đề cập về sự khác biệt giữa tuyên bố công khai của Facebook và các quyết định nội bộ trong những lĩnh vực khác. Ví dụ, dự án Internet.org – với mục tiêu kết nối mọi người trong “ thế giới đang phát triển” – thực chất là để tạo cho Facebook một chỗ đứng vững chắc, đồng thời trở thành “nguồn duy nhất” để họ thu thập dữ liệu từ các thị trường chưa được khai thác.
Ngoài ra, trong bản tuyên thệ, người này lặp lại những lo ngại của Frances Haugen về việc tác động của nền tảng Instagram với thanh thiếu niên, cũng như các cơ chế về lan truyền thông tin sai lệch, giải quyết thông tin sai lệch hạn chế ngoài biên giới Mỹ.
Trong khi đó, phát ngôn viên Facebook Erin McPike nhận xét: ” Washington Post đang cạnh tranh gay gắt với New York Times . Họ cố kiếm những nguồn tin đơn lẻ trong một câu chuyện phức tạp, sau đó tường thuật lại với chủ ý sâu sắc. Điều này đang đặt ra tiền lệ nguy hiểm cho các câu chuyện với nguồn tin duy nhất, không được chứng thực”.
Tính từ đầu tháng 10, đã có ba cựu nhân viên lên tiếng tố cáo Facebook. Ngoài Haugen và người ẩn danh kể trên, còn có Sophie Zhang, từng làm nhà khoa học máy tính của Facebook từ năm 2018 nhưng bị sa thải năm ngoái. Bà tiết lộ công ty cũ ưu ái cho các lãnh đạo của các quốc gia trên thế giới thao túng bầu cử. Bà còn cho rằng mạng xã hội phớt lờ hoặc chậm chạp trong việc ngăn nội dung thù ghét và tin giả, đặc biệt là ở các quốc gia nhỏ và đang phát triển.
Hàng loạt báo lớn 'tổng tấn công' Facebook
Theo The Information, hơn 12 tờ báo lớn bắt đầu đăng tải các bài báo vạch trần Facebook dựa trên tài liệu của người tố giác Frances Haugen.
Không thường thấy các hãng tin lớn cùng phối hợp sàng lọc một lượng lớn tài liệu công ty bị rò rỉ và đồng ý không công bố cho đến một ngày nhất định. Tuy nhiên, điều đó đã xảy ra.
Năm 2016, Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế công bố hồ sơ tài chính trong một cuộc điều tra có tên Hồ sơ Panama, khám phá chi tiết về thiên đường thuế của giới thượng lưu toàn cầu. Năm 2013, cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ Edward Snowden tiết lộ các tài liệu tuyệt mật, mở đầu cơn bão truyền thông toàn cầu về cách Mỹ và các chính phủ khác theo dõi công dân và tổ chức.
Và hôm nay đến lượt Facebook. Theo The Information, hơn 12 tờ báo lớn sẽ đăng tải những bài báo dựa trên hàng ngàn tài liệu nội bộ Facebook do người tố giác, cựu nhân viên Frances Haugen cung cấp. Các tài liệu này là nền tảng cho loạt bài gần đây của Wall Street Journal, vạch trần nghiên cứu của Facebook về các sản phẩm độc hại cho người dùng hay Facebook chưa làm đủ cách để ngăn chặn nạn buôn người diễn ra trên các nền tảng, xóa bỏ nội dung nguy hiểm. Tuy nhiên, đó chưa phải tất cả.
Đúng như The Information dự đoán, ngày 22/10 (giờ địa phương), các hãng thông tấn lớn như New York Times, NBC News, The Washington Post, đồng loạt đăng bài về Facebook. Mạng xã hội đang đứng trước áp lực lớn khi cùng ngày, một người tố giác mới đã xuất hiện và nộp đơn khiếu nại lên Ủy ban Hối đoái và Chứng khoán Mỹ (SEC), cáo buộc Facebook ưu tiên lợi nhuận hơn là đấu tranh chống phát ngôn thù địch và tin giả.
Đơn kiện của cựu nhân viên nêu chi tiết các lãnh đạo Facebook thường xuyên từ chối thi hành quy định an toàn vì lo ngại khiến cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và đồng minh nổi giận, hay ảnh hưởng đến tăng trưởng. Trong một vụ việc, Tucker Bounds, quan chức truyền thông của Facebook, phủ nhận vai trò của hãng trong việc thao túng kết quả bầu cử Mỹ 2016. Ông này được cho là đã phát biểu: "Nó sẽ qua nhanh thôi. Vài nhà lập pháp sẽ tức giận, rồi vài tuần sau chuyển qua việc khác. Trong lúc đó, chúng ta vẫn in ra tiền và vẫn ổn".
Trong khi đó, những bài báo mới trên New York Times, The Washington Post, NBC News chia sẻ cái nhìn sâu hơn vào việc phát tán tin sai sự thật và thuyết âm mưu trên Facebook, đặc biệt liên quan tới cuộc bầu cử Mỹ 2020. Tài liệu chỉ ra nhân viên Facebook liên tục báo cáo lo ngại trước và sau cuộc bầu cử, khi ông Trump cố lật ngược chiến thắng của ông Joe Biden. Theo New York Times, một tuần sau cuộc bầu cử, một nhà khoa học dữ liệu Facebook nói với đồng nghiệp rằng 10% nội dung chính trị mà người Mỹ xem có nội dung tuyên bố bầu cử gian lận. Song khi báo cáo lên công ty, họ lại không xử lý hoặc gặp khó khăn khi xử lý vấn đề.
Tài liệu nội bộ còn chỉ ra các nhà nghiên cứu của Facebook phát hiện công cụ gợi ý thường đẩy người dùng đến với những hội nhóm cực đoan. Họ cũng nêu cảnh báo trong nội bộ nhưng bị làm ngơ.
Để phục vụ một nghiên cứu nội bộ, một nhà nghiên cứu Facebook mở tài khoản giả mạo "Carol Smith" kèm sở thích là Fox News, Donald Trump. Thí nghiệm cho thấy chỉ trong vòng 2 ngày, thuật toán Facebook đã gợi ý cho "Carol" gia nhập các nhóm Qanon, một tổ chức thuyết âm mưu Internet khét tiếng.
Các bài báo này được đăng tải trong bối cảnh Facebook đối diện áp lực lớn từ lập pháp trên nhiều lĩnh vực, trong đó có vụ kiện của các Tổng chưởng lý Mỹ, vụ kiện của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ. Nhà chức trách cho rằng những tiết lộ mới nhất của người tố giác nhấn mạnh nhu cầu bức thiết phải điều chỉnh nền tảng. Jessica J Gonzalez, đồng CEO tổ chức Free Press Action, nói: "Đã tới lúc Quốc hội và chính quyền ông Biden mở cuộc điều tra mô hình kinh doanh Facebook, vốn hưởng lợi từ phát tán tin thù địch và tin giả. Đã tới lúc buộc công ty chịu trách nhiệm cho nhiều tác hại đến nền dân chủ của chúng ta".
Đáp trả cáo buộc của người tố giác, ông Bounds gọi nó là lời cáo buộc rỗng tuếch, còn phát ngôn viên Facebook Erin McPike chỉ trích bài báo trên The Washington Post vì "đặt ra tiền lệ xấu khi kể một câu chuyện hoàn toàn dựa trên nguồn tin duy nhất mà không có bất kỳ chứng thực rõ ràng nào". Bà còn khẳng định nó đi ngược lại với truyền thống đưa tin sau khi phối hợp với các nguồn tin của The Washington Post.
Tuy nhiên, các bài báo phù hợp với những gì mà người khác đã chia sẻ về Facebook. Trong phiên làm chứng trước Quốc hội Mỹ vài tuần trước, bà Haugen khẳng định Facebook đã có thời điểm thay đổi thuật toán nhằm cải thiện độ an toàn và giảm nội dung phản cảm song đã không làm như vậy sau cuộc bầu cử Mỹ 2020. Theo bà Haugen, quyết định liên quan trực tiếp đến cuộc bạo loạn ngày 6/1 tại Đồi Capitol. Facebook cũng giải tán bộ phận Liêm chính dân sự (Civic Intergrity) sau cuộc bầu cử.
"Ngay khi bầu cử kết thúc, họ quay lưng lại hoặc thay đổi cài đặt về như trước để ưu tiên tăng trưởng thay vì an toàn. Nó giống như sự phản bội nền dân chủ đối với tôi", bà Haugen nói.
Liên quan đến thay đổi thuật toán, cựu nhân viên Facebook nói thêm: "Facebook nhận ra nếu họ thay đổi thuật toán để an toàn hơn, mọi người sẽ dành ít thời gian hơn trên nền tảng, họ sẽ bấm vào ít quảng cáo hơn và Facebook sẽ kiếm được ít tiền hơn".
Ác mộng tồi tệ nhất của Facebook Việc bị nhân viên cũ phơi bày hàng loạt sự thật nội bộ được coi là ác mộng mới và tệ nhất của Facebook. Facebook không còn xa lạ với Đồi Capitol - nơi đặt trụ sở Quốc hội Mỹ. Tại đây, CEO Mark Zuckerberg và một số giám đốc cấp cao khác của công ty nhiều lần bị triệu tập trong các...