Nhan sắc tàn phai do thuốc lá
Nhiều nghiên cứu phát hiện khói thuốc lá có chứa khoảng 4.800 hợp chất, trong đó có 100 hợp chất là chất gây bệnh ung thư. Hít khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà còn tác động tiêu cực đến mỗi hệ thống cơ quan của cơ thể.
Hút thuốc lá liên quan đến nhiều vấn đề về da – Ảnh: minh họa
Làn da
Hút thuốc lá liên quan đến nhiều vấn đề về da như giảm khả năng làm lành vết thương, mụn trứng cá, bệnh vảy nến, u sắc tố ác tính, ung thư biểu mô tế bào vảy và lão hóa sớm. Thuốc lá làm giảm sự sản xuất collagen, tăng sự hình thành hợp chất tropoelastin và matrix metalloproteinase. Không chỉ làm giảm collagen, những hợp chất này còn làm da kém săn chắc, đàn hồi và trẻ trung, xuất hiện những dấu hiệu lão hóa sớm như nếp nhăn, đường rãnh, quầng thâm trên da.
Mái tóc
Hút thuốc lá ảnh hưởng xấu đến các mạch máu của nang tóc, từ đó gây rụng tóc. Thói quen hút thuốc lá còn làm tổn hại AND của nang tóc và ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của tóc, làm phóng thích các hợp chất gây viêm dẫn đến xơ nang tóc.
Tim
Ở những người hút thuốc lá, nguy cơ suy tim cao gấp bốn lần so với người không hút bởi:
- Gây suy yếu chức năng màng trong của tim và các mạch máu dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh tim.
- Hút thuốc lá hình thành các cục máu đông trong mạch máu gây đột quỵ, gia tăng stress và viêm, ảnh hưởng xấu đến các cơ tim.
Video đang HOT
Hệ tiêu hóa
Hút thuốc lá giảm hoạt động của cơ thắt dưới thực quản, làm cho axit ở dạ dày trào ngược vào thực quản, gây ợ nóng và thừa axit. Khi hút thuốc lá, nguy cơ nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori sẽ gây loét dạ dày. Hút thuốc mạn tính tăng sự tiết axit trong dạ dày, ảnh hưởng đến thành dạy dày, từ đó gây loét dạ dày.
Tuyến tụy
Tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá làm tổn thương tuyến tụy, tăng lượng tiền enzym của tụy và thay đổi chức năng của gen, dẫn đến viêm tuyến tụy. Các hợp chất nguy hiểm của khói thuốc còn làm giảm sự tiết các enzym tiêu hóa dẫn đến chứng khó tiêu. Chất nicotin của thuốc lá tăng nguy cơ gây stress, tổn thương các tế bào tuyến tụy và tăng nguy cơ ung thư tụy.
Gan
Hóa chất trong khói thuốc lá tàn phá các tế bào gan, gây ra những thay đổi về chức năng và cấu trúc của gan. Khi gan không thể loại bỏ các độc tố, sẽ tích tụ các chất thải trong máu và cơ thể, dẫn đến nguy cơ gây ung thư gan.
Hệ miễn dịch
Chất nicontin ức chế sự sản xuất các tế bào máu trắng và kiềm hãm sự hình thành các tế bào miễn dịch của cơ thể. Điều này khiến cơ thể không có khả năng chống lại vi khuẩn và những vật thể lạ khác, từ đó gây tổn thương cho cơ thể. Nicotin còn ức chế các tế bào T, đây là vũ khí quan trọng chống lại những chất gây hại cho cơ thể.
Lá phổi
Hóa chất trong thuốc lá tác động đến cơ chế lọc không khí và thanh lọc của phổi. Khói thuốc lá gây kích ứng phổi và làm tiết dịch nhầy quá mức. Hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến 90% trường hợp tử vong do ung thư phổi và 80% trường hợp tử vong do bệnh COPD. Hơn nữa, thuốc là còn giảm số lượng và hoạt động của hệ thống lông mao trong phổi, chịu trách nhiệm thanh lọc bụi và chất bẩn, gây tích tụ các độc tố làm tắc nghẽn phổi.
Não
Hút thuốc lá gây tổn thương vùng liên quan đến trí nhớ của não, giảm sự cung cấp ô xy cho não, dẫn đến suy giảm nhận thức.
Tú Uyên
Theo Medianet/motthegioi
Tác hại của thuốc lá với trẻ nhỏ
Tác hại của thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người hút thuốc lá mà trẻ nhỏ cũng bị ảnh hưởng khi hít phải khói thuốc do người lớn hút.
Ảnh minh họa.
Theo bác sĩ Phạm Lê Quyên - Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, hút thuốc thụ động là hít phải khói thuốc của người hút thuốc lá, xì gà hay ống điếu. Môi trường có khói thuốc bao gồm dòng khói thở ra từ người hút và dòng khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc lá đang cháy.
Dòng khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy có khuynh hướng vất vưởng trong phòng lâu hơn và có nồng độ của những chất gây ung thư cao hơn so với dòng khói thuốc chính thở ra từ người hút. Vì vậy việc có người hút thuốc trong nhà, dù là hút thuốc ở phòng khác thì trẻ vẫn có nhiều nguy cơ hít phải khói thuốc.
Hội chứng trẻ chết đột tử cũng được biết như cái chết khi đang ngủ, được định nghĩa như cái chết bất ngờ của trẻ nhỏ mà không có bằng chứng về bất cứ sự ốm yếu của bào thai khi khám nghiệm tử thi. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ hội chứng trẻ chết đột tử ở người mẹ hút thuốc cao hơn so với trẻ có mẹ không hút thuốc. Nguy cơ hội chứng chết đột tử ở trẻ em mới sinh có mẹ nghiện thuốc cao hơn xấp xỉ hai tới ba lần so với trẻ mới sinh có mẹ không hút thuốc.
Tỷ lệ tử vong do hội trứng chết đột tử cao ở New Zealand đã thúc đẩy sự phát triển các nghiên cứu về vấn đề này. Các nhà nghiên cứu tiến hành trên 128 trường hợp chết đột tử so sánh với 503 trường hợp đối chứng. Trường hợp tiếp xúc với khói thuốc thụ động được đánh giá qua bảng hỏi cha mẹ về thực trạng sử dụng thuốc lá.
Một sự liên quan đáng kể được chỉ ra giữa hút thuốc của người mẹ và hội chứng trẻ chết đột tử. Khi quan sát giữa lượng hút thuốc của người mẹ mang thai và hội chứng trẻ chết đột tử thì thấy mối tương quan: càng sử dụng nhiều thuốc mỗi ngày thì nguy cơ hội chứng trẻ chết đột tử càng cao.
Hút thuốc lá thụ động không chỉ ảnh hưởng đến phổi của trẻ mà còn ảnh hưởng đến não, tim, đường ruột... Như về bệnh đường hô hấp, đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ nhiễm lao phổi, khởi phát cơn hen, viêm phế quản, viêm phổi... hay làm trẻ thường xuyên ho, sổ mũi.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan thực hiện tại Nam Phi cho thấy số trẻ em hút thuốc lá thụ động sống chung nhà với một bệnh nhân lao có tỷ lệ nhiễm lao cao gấp gần 5 lần.
Các chuyên gia ước tính rằng mỗi năm khoảng 150.000 - 300.000 trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị viêm phế quản hoặc viêm phổi có liên quan đến môi trường có khói thuốc. Những trẻ dưới 1 tuổi là con của những người hút thuốc bị viêm phế quản hoặc viêm phổi cao gấp đôi những người không hút thuốc.
Những đứa trẻ trong gia đình có người hút thuốc có nguy cơ lên cơn hen hàng ngày tăng gấp 2 lần, số lần phải nhập viện để điều trị cơn hen cũng nhiều hơn so với những đứa trẻ mà các thành viên trong gia đình không hút thuốc.
Những trẻ em có phơi nhiễm với môi trường khói thuốc hay bị viêm họng, viêm tắc mũi, khàn tiếng, và bị cúm hơn những đứa trẻ không phơi nhiễm. Những trẻ có tiếp xúc khói thuốc cũng phải nạo VA và cắt Amidal nhiều hơn.
Ông David Liewellyn thuộc Trường ĐH Cambridge, Anh cho biết hít phải khói thuốc do người khác hút sẽ làm suy yếu các chức năng của dây thần kinh nhận thức như trí nhớ và khiến nguy cơ mắc chứng tâm thần phân liệt cao hơn gấp 3 lần những người không sống trong gia đình có người hút thuốc lá.
Ngoài ra, các nhà khoa học tại trung tâm sức khỏe môi trường trẻ em ở Mỹ đã thực hiện nghiên cứu trên gần 4.400 trẻ em tuổi 6 - 16. Kết quả cho thấy những đứa trẻ ở trong môi trường nhiều khói thuốc lá sẽ có kết quả học tập kém hơn những bạn bè khác. Một lượng khói thuốc nhỏ trong nhà thôi cũng đủ ảnh hưởng tới khả năng đọc và làm toán của trẻ.
Ngoài ra, hút thuốc thụ động có thể ảnh hưởng lên hệ thống cơ tim của trẻ. Những ảnh hưởng này bao gồm việc hạn chế cung cấp oxy cho các mô của cơ thể, làm giảm đáp ứng của nhịp tim khi hoạt động, và làm tăng nhịp tim từ từ liên tục.
Hút thuốc thụ động cũng là một yếu tố nguy cơ gây các loại bệnh đường ruột mạn tính khác, viêm đại tràng. Những trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc thì nguy cơ bị loét đại tràng tăng gấp 2 lần so với trẻ không tiếp xúc.
Trẻ nhỏ mà có mẹ hút thuốc trong suốt thời gian mang thai tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng. Mức độ cao không bình thường của kháng thể IgE đã được phát hiện ở trẻ mà có mẹ hút thuốc trong suốt thời gian mang thai. Tăng kháng thể IgE liên quan tới tăng nguy cơ các bệnh dị ứng và dị ứng ngoài da.
Theo infonet
10 nghìn người chết mỗi ngày vì "thủ phạm" tỷ người mê Theo các số liệu của Tổ chức Y Tế Thế giới, hiện nay có khoảng 1.1 tỉ người hút thuốc lá trên thế giới, trong đó có 200 triệu người là phụ nữ và gây ra cả triệu ca tử vong mỗi năm. Ảnh minh họa. Hàng nghìn độc chất Hàng năm, trên toàn thế giới có khoảng 5 triệu trường hợp tử...