Nhận biết triệu chứng ung thư phổi để điều trị sớm
Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ nhất trong 10 loại ung thư thường gặp với tỷ lệ tử vong cao.
Nguy hiểm hơn, các triệu chứng của bệnh thường khó nhận biết, dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác.
Vì vậy, việc nhận biết nguy cơ, tầm soát để phát hiện và điều trị sớm ung thư phổi là điều vô cùng quan trọng.
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) gần đây điều trị cho người bệnh Cao Thị V. (69 tuổi, ngụ tại Long An) đến khám trong tình trạng ho kéo dài, gầy yếu, sút cân. Cách ngày vào viện 1 tháng, người bệnh xuất hiện ho khan, ho thành từng cơn, điều trị kháng sinh không đỡ, vận động khó thở. Sau khi xét nghiệm đánh giá bilan toàn thân như huyết học, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, xạ hình xương, chụp cộng hưởng từ sọ não, người bệnh được chẩn đoán mắc ung thư phổi biểu mô tuyến có đột biến EGFR và được điều trị bằng thuốc kháng ung thư. Sau 4 tuần, sức khỏe người bệnh được cải thiện rõ, giảm ho, ăn uống tốt hơn và vận động nhẹ tốt.
Đối tượng, nguyên nhân và triệu chứng của ung thư phổi
Ung thư phổi là tình trạng các tế bào ác tính xuất phát từ phổi, thường từ lớp tế bào lót lòng đường thở. Đây là một căn bệnh nguy hiểm hàng đầu vì diễn tiến âm thầm và khó phát hiện, hầu hết người bệnh đều đến viện ở giai đoạn muộn, điều trị khó khăn kèm theo gánh nặng kinh tế. Chỉ riêng trong năm 2020, Việt Nam có thêm 26.262 người mắc ung thư phổi và có hơn 23.000 trường hợp tử vong. Con số này xếp vị trí 56/185 trên thế giới, và top đầu ở khu vực Đông Nam Á.
ThS-BS. Trần Thị Ngọc Mai tư vấn điều trị cho người bệnh
Theo BS. Phan Quang Hiếu – Khoa Hô hấp BV ĐHYD TP.HCM – những đối tượng dễ mắc bệnh ung thư phổi thường là người hút thuốc lá (chủ động và thụ động). Có khoảng 80 – 85% những người hút thuốc lá chủ động là những người dễ mắc ung thư phổi. Ngoài ra, người làm việc trong môi trường ô nhiễm như nhà máy công nghiệp nặng, chất khoáng sản, thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại hoặc người có người thân bị ung thư phổi và những người có bệnh lý mạn tính về phổi cũng là những đối tượng dễ mắc ung thư phổi. Các triệu chứng ban đầu của ung thư phổi thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn. Triệu chứng thường gặp gồm: ho dai dẳng, mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, đau ngực, sụt cân không có nguyên nhân, ăn uống kém, chậm tiêu. Trường hợp khối u đã di căn, người bệnh có thể đau nhức xương; đau đầu, nôn ói; yếu, liệt đột ngột; nổi hạch cổ, hạch nách…
Phương pháp điều trị và cách phòng ngừa ung thư phổi
Video đang HOT
ThS-BS. Trần Thị Ngọc Mai – Khoa Hóa trị ung thư BV ĐHYD TP.HCM cho biết, việc điều trị ung thư phổi cần phối hợp nhiều phương pháp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, hóa trị kết hợp xạ trị, phương pháp điều trị nhắm đích (ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư), phương pháp điều trị miễn dịch (kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tiêu diệt tế bào ung thư). Các phương pháp này đều đã được áp dụng tại BV ĐHYD TP.HCM. Để có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho từng người bệnh, các bác sĩ phải hội chẩn và cân nhắc nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, thể trạng, tình trạng khối u, tiền sử kháng thuốc và nguyện vọng của người bệnh. Việc điều trị đa mô thức và cá thể hóa người bệnh đã mang lại hiệu quả điều trị cho nhiều người bệnh.
ThS-BS. Trần Thị Ngọc Mai lưu ý, trước khi bắt đầu xạ trị và trong quá trình điều trị ung thư, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai (nếu cần). Vì một số phương pháp điều trị ung thư có thể gây ra tổn thương cho các tế bào sinh dục như tinh trùng và trứng, có thể dẫn đến bất thường hoặc biến chứng khi sinh, gây nguy hiểm cho người bệnh.
BS. Phan Quang Hiếu khuyến cáo thêm, quá trình điều trị ung thư phổi, người bệnh cần bỏ hút thuốc lá; có chế độ ăn nhiều dinh dưỡng kết hợp với hoạt động thể chất tùy theo thể trạng; giữ vững tinh thần và cảm xúc, tránh hoang mang, lo sợ. Đặc biệt, người nhà người bệnh cần giữ liên lạc với Bác sĩ điều trị, chủ động nhận biết, phát hiện được tác dụng phụ của thuốc và luôn bên cạnh thấu hiểu cảm xúc của người bệnh, hạn chế những cảm xúc tiêu cực giúp quá trình điều trị được thuận lợi hơn.
Để phòng ngừa ung thư phổi, cần giảm nguy cơ mắc bệnh bằng việc nói không với thuốc lá, hạn chế tối đa việc hút thuốc thụ động. Cần duy trì chế độ ăn nhiều rau củ và trái cây, tập thể dục hằng ngày. Đặc biệt, những đối tượng có nguy cơ cao cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Nhằm giúp người dân trang bị kiến thức về bệnh ung thư phổi, Trung tâm Truyền thông BV ĐHYD TP.HCM phối hợp với Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam thực hiện chương trình tư vấn “Hiểu đúng – Sống khỏe” với chủ đề: “Ung thư phổi – Những điều cần biết”, theo dõi tại link: https://bit.ly/ungthuphoi-nhungdieucanbiet
Chương trình cung cấp thông tin về dấu hiệu nhận biết, phương điều trị và cách phòng ngừa ung thư phổi.
Nữ giáo viên mất bố vì ung thư máu vượt 350km đi "cầu cứu" bác sĩ
Bố chồng mất vì phát hiện ung thư máu quá trễ và gia đình cũng có nhiều người bệnh ung thư, nữ giáo viên ở Đắk Lắk đã vượt quãng đường dài tìm gặp bác sĩ, khi phát hiện có triệu chứng mất tri giác.
Ngày 9/2, thời điểm Đơn vị tầm soát và phát hiện sớm ung thư của Bệnh viện (BV) Lê Văn Thịnh (đóng tại TP Thủ Đức, TPHCM) chính thức đi vào hoạt động, chị M.D. (38 tuổi) đã có mặt từ sớm, sau khi vượt quãng đường dài hơn 350km từ quê nhà Đắk Lắk đến.
Nỗi đau mất người thân vì ung thư phát hiện trễ
Ngồi chờ gặp bác sĩ, chị Duyên cho biết trong dòng họ, gia đình mình có nhiều người mắc bệnh ung thư.
"Khi bố chồng tôi phát hiện ung thư máu thì bệnh đã nặng, gia đình ai cũng sốc. Chúng tôi đi khắp các BV cầu cứu nhưng vì đã ở vào giai đoạn trễ nên đành bất lực. Từ lúc bắt đầu tiến hành điều trị đến lúc bố mất chỉ khoảng 2 năm. Còn hàng xóm xung quanh nhà tôi cũng có người phát hiện ung thư dạ dày, ung thư đại tràng trễ..." - chị D. nói.
Chị D. từ Đắk Lắk xuống TPHCM tầm soát ung thư ngày đầu năm mới (Ảnh: Hoàng Lê).
Theo chị D., bản thân là giáo viên đứng trên bục giảng nên thường hít phải bụi phấn. Cộng thêm việc tự thấy mình đã "có tuổi" và với tiền sử bệnh trong gia đình, chị muốn đi khám để biết chính xác tình trạng sức khỏe của mình.
"Tôi nghe tiếng của BV Lê Văn Thịnh từ nhiều bạn bè, bác sĩ nên hôm nay cố tìm đến. Sáng nay, tôi đã xét nghiệm máu, chụp MRI, siêu âm não... Tôi nghĩ việc tầm soát sẽ tốt hơn rất nhiều, nếu chẳng may phát hiện sớm ung thư thì có thể điều trị sớm. Hôm nay khi tầm soát xong tôi sẽ về quê ngay" - nữ giáo viên chia sẻ.
BS Nguyễn Thái Duy, Phó Trưởng đơn vị Tầm soát và phát hiện sớm ung thư, người tiếp nhận trường hợp của chị Duyên cho biết, qua khai thác bệnh sử, ngoài tiền sử gia đình có nhiều thành viên mắc ung thư, gần đây người phụ nữ có một cơn thiếu máu não thoáng qua, gây mất tri giác nên lo lắng gặp vấn đề ở trí não. Sau khi làm các xét nghiệm, chụp chiếu để kiểm tra, rất may mắn là các mạch máu não của chị Duyên đều bình thường, chức năng gan thận cũng trong giới hạn cho phép.
Việc thiếu máu não theo bác sĩ Duy lý giải, có thể do trong mùa Tết chị Duyên làm việc, sinh hoạt quá sức, cần có thời gian cân bằng lại.
Bác sĩ tư vấn cho người phụ nữ sau khi xem các kết quả xét nghiệm (Ảnh: Hoàng Lê).
Ngoài chị Duyên còn có trường hợp của chị Thu Hoài (47 tuổi), sinh sống và làm việc ở TP Thủ Đức. Chị Hoài cho biết mình có bệnh tuyến giáp, mẹ ruột thì bị polyp đại tràng lành tính. Ngoài ra, thức ăn có vấn đề một chút là chị thường đau bụng, nghi ngờ mình bị bệnh ở dạ dày.
Vì rất quan tâm đến sức khỏe nên cứ 6 tháng một lần, chị đều đi khám tổng quát. Trước đây mỗi lần như vậy, chị phải đến các BV tuyến trên như BV Ung Bướu TPHCM hoặc BV Đại học Y Dược, xa nhà và rất bất tiện, nhất là trong mùa dịch.
"TP Thủ Đức rất rộng lớn, nếu có một đơn vị chuyên tầm soát ung thư sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân, giúp giảm tải cho BV tuyến trên nữa" - chị Hoài nhận định.
Tầm soát ung thư rất quan trọng
Theo BS Đỗ Huỳnh Phương Thảo, bệnh nhân đến với Đơn vị tầm soát và phát hiện sớm ung thư của BV Lê Văn Thịnh có 2 nguồn, bao gồm các trường hợp đến tầm soát từ đầu hoặc chuyển từ các khoa khác đến khi đã có triệu chứng. Tại đây sau khi thực hiện các xét nghiệm sàng lọc, bệnh nhân sẽ được hẹn khoảng 2 tuần trước khi thông báo kết quả và hướng can thiệp nếu phát hiện ung thư.
BS.CKII Trần Văn Khanh, Giám đốc BV Lê Văn Thịnh cho biết, thống kê đến ngày 31/12/2021, TP Thủ Đức đã có hơn một triệu dân, cùng với hàng trăm ngàn công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe là rất lớn. Mục đích BV thành lập đơn vị trên là để truy tìm ung thư cho bệnh nhân trước khi các triệu chứng xuất hiện, tầm soát các loại ung thư dễ điều trị và có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm, giảm tỉ lệ tử vong.
Nếu phát hiện sớm, nhiều căn bệnh như ung thư có thể chữa khỏi hoàn toàn (Ảnh: Hoàng Lê).
Một điểm nổi bật trong chương trình tầm soát chủ động là tầm soát cho những loại ung thư có tính chất di truyền.
Cụ thể, những xét nghiệm tầm soát ung thư di truyền có khả năng phát hiện ra những cá thể trong gia đình có mang gen bệnh, từ đó họ sẽ được theo dõi chủ động hơn nhằm phát hiện sớm ung thư nếu có xảy ra. Những ai trong gia đình có nhiều thành viên bị ung thư là đối tượng trong các chương trình tầm soát chủ động bằng phương pháp xét nghiệm di truyền.
"Việc tầm soát ung thư là vô cùng cần thiết. Nếu phát hiện sớm, những căn bệnh như ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư cổ tử cung... có thể chữa khỏi hoàn toàn. Phát hiện sớm ung thư cũng giúp điều trị dễ dàng, không cần hỗ trợ hóa trị hoặc xạ trị, tốn nhiều chi phí..." - đại diện BV nói.
Rau, củ, quả: Thành phần chống ung thư chất lượng cao rẻ nhất Có nhiều nguyên nhân gây ung thư, từ các yếu tố di truyền cho đến môi trường. Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ chỉ ra rằng, ít nhất 30% trường hợp ung thư là do chế độ ăn uống. Rau, củ, quả: Thành phần chống ung thư chất lượng cao rẻ nhất Làm thế nào để hấp thụ các chất dinh dưỡng...