Nhận biết suy thận
‘Xin bác sĩ cho biết, làm thế nào để phát hiện sớm những dấu hiệu khi thận bị suy?’ – Vũ Thị Thủy (Tuyên Quang).
Bác sĩ Thanh Xuân trả lời:
Rất nhiều bệnh về thận như viêm cầu thận cấp (viêm ống thận cấp, viêm cầu thận mạn…) nếu không phát hiện sớm và điều trị tích cực đều có thể tiến triển đến suy thận. Vì vậy, những người mắc bệnh về thận cần biết rõ những dấu hiệu suy giảm chức năng thận để kịp thời khám và điều trị nhằm cải thiện thời gian và chất lượng cuộc sống. Suy thận có hai loại, đó là suy thận cấp và mạn tính. Suy thận cấp là sự suy giảm chức năng thận diễn ra nhanh chóng trong vài ngày. Suy thận mạn tính diễn ra thời gian dài hơn, gây ra bởi các bệnh mạn tính như tăng huyết áp kéo dài, dị tật bẩm sinh ở thận. Đa số các triệu chứng suy thận là không rõ rệt, thường gặp là mất cảm giác ngon miệng, choáng váng và nôn.
Video đang HOT
Ngoài ra, bệnh nhân bị suy thận còn có các dấu hiệu khác như mệt mỏi, khó tập trung, giảm trí nhớ và mất ngủ (do thiếu máu, do chức năng thận suy giảm) có vị tanh trong miệng hoặc hơi thở hôi, choáng váng, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng, sợ ăn thịt, ngứa (do sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể) phù ở mặt, chân hoặc tay, khó thở, hụt hơi, tăng huyết áp (do tích tụ nước trong cơ thể) đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có bọt hoặc bong bóng, đi tiểu ra máu (do thận bị tổn thương)…
Để phát hiện và điều trị suy thận sớm, bệnh nhân cần đi khám và kiểm tra khi các triệu chứng nói trên xuất hiện. Như thế, việc điều trị mới có hiệu quả cao và tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra.
Theo SKDS
Cách điều trị hôi miệng
Hôi miệng có thể không liên quan đến bệnh gì trầm trọng, nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý của người bị bệnh.
Hôi miệng không phải do bệnh
- Hôi miệng buổi sáng: nước bọt là một loại dịch rất tốt của miệng, có tính sát trùng. Lúc ngủ, nước bọt gần như ngừng chảy, các vi khuẩn trong miệng sinh sôi nảy nở, tạo ra mùi hôi. Ngoài ra, sâu răng, nhiễm trùng niêm mạc miệng... khiến miệng thêm hôi.
- Răng giả, cầu răng hoặc dụng cụ nha khoa khác trong miệng là nơi các vụn thức ăn trôi dạt vào ẩn náu. Những vụn thức ăn ấy sẽ phân hủy, làm mồi cho các vi khuẩn có sẵn trong miệng tạo ra mùi hôi.
- Tuổi tác: khi tuổi càng cao, các tuyến nước bọt trong miệng càng kém, nước bọt ít về lượng, kém về chất nên hơi thở càng dễ có mùi, dù giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách.
- Nhịn đói: người bỏ bữa vì lười ăn hoặc ăn kiêng có nhiều nguy cơ bị hôi miệng vì khi ăn, động tác nhai làm nước bọt tiết ra nhiều, rửa, tiêu diệt bớt vi khuẩn trong miệng, khiến miệng giảm hôi.
- Thức ăn: một số chất từ thức ăn như hành, tỏi, rượu, thịt bò ướp được hấp thụ vào máu, rồi thải ra ngoài cơ thể qua phổi cũng làm cho hơi thở có mùi hôi. Ăn thịt nhiều dễ hôi miệng vì các chất chuyển hóa từ thịt, mỡ có thể thải qua phổi.
- Thuốc: các thuốc kháng histamin dùng chữa ngứa, chữa dị ứng mũi các thuốc chữa bệnh tâm thần, thuốc lợi tiểu, nhiều thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc giảm đau... có thể làm khô miệng gây hôi miệng.
Hôi miệng do bệnh
- Bệnh liên quan đến răng miệng: nhiễm trùng nướu răng, răng sâu có lỗ hổng, nhiều cao răng, lưỡi bị viêm là nơi mảnh vụn thực phẩm dễ dính lại và là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi.
- Loét thực quản, viêm thực quản, hở tâm vị do các nguyên nhân viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, van dạ dày bị lỏng cũng làm hơi thở có mùi hôi. Bệnh viêm họng hạt, viêm amiđan, viêm xoang mũi, viêm xoang hàm cũng ảnh hưởng đến vùng miệng làm cho hơi thở hôi. Một số bệnh về bộ máy hô hấp như nhiễm trùng phổi mạn tính, ung thư phổi, viêm thanh quản, vật lạ trong mũi cũng tạo ra hơi thở hôi.
Người bị suy gan, thận, cũng gây ra mùi hôi ở miệng. (ảnh minh họa)
- Nhiều khi do bị tiểu đường, nghiện rượu, suy dinh dưỡng, mang thai, ung thư máu, ung thư vòm miệng, ung thư thực quản và thanh quản làm tổn thương tuyến nước bọt, không tiết đủ nước bọt để rửa sạch miệng, tạo cho vi khuẩn phát triển gây hôi miệng. Người bị suy gan, thận, cũng gây ra mùi hôi ở miệng.
- Bệnh tự miễn dịch gây rối loạn chuyển hóa chất trimethylamine còn gọi là hội chứng hôi mùi cá ươn (fish odor syndrome) toát ra từ miệng và da. Bệnh không chữa được và cần hạn chế ăn thực phẩm có nhiều choline như đậu, trứng, phủ tạng động vật nhằm giảm bớt trimethylamine.
Điều trị
- Nguyên nhân thông thường nhất gây hôi miệng là từ miệng. Bởi vậy, cần để ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Nên chải răng sau khi ăn. Không nhất thiết lúc nào cũng cần dùng thuốc đánh răng, mà chỉ cần chà cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng. Khi chải răng, chú ý chải luôn cả lưỡi vì đây cũng là những chỗ thức ăn hay bám vào gây hôi. Hoặc dùng chỉ nha khoa lấy sạch thức ăn mắc kẹt trong khe răng.
- Dùng các thuốc súc miệng có tính sát trùng để súc miệng và họng ngày hai lần. Các chất làm thơm miệng như dầu peppermint hoặc wintergreen chỉ che đậy, làm bớt hôi miệng trong thời gian ngắn, không trị dứt được hôi miệng. Giữ miệng ẩm bằng cách uống đủ nước trong ngày. Nếu mang răng giả thì lấy ra ban đêm, rửa sạch và ngâm trong dung dịch nước sát trùng qua đêm.
- Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng. Ăn nhiều trái cây và rau có nhiều vitamin, hạn chế ăn thịt và chất béo, pho mát có mùi mạnh. Tránh uống quá nhiều rượu, thuốc lá. Bớt uống cà phê. Sau khi uống cà phê nên súc miệng sạch.
- Nên lấy cao răng đều đặn. Đi khám nha sĩ đều đặn, ít nhất mỗi năm một lần để vệ sinh răng và phát hiện các bệnh có thể gây hôi miệng để kịp thời điều trị.
Theo SKDS
Virus corona không lây từ người qua người Không có bằng chứng nào cho thấy một loại virus lạ gây viêm hô hấp cấp tính và suy thận được phát hiện trên bệnh nhân người Qatar trong tháng 9 vừa qua có khả năng lây nhiễm từ người qua người, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định như vậy vào ngày 10/10. WHO đã đưa ra cảnh báo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Giữa cơn bão AI, người thầy vẫn là trái tim của giáo dục

AI và y học: Khi trí tuệ nhân tạo trở thành "bác sĩ thầm lặng'"

Bia rượu vẫn đang tàn phá sức khỏe người Việt

Liệu pháp proton đột phá điều trị ung thư không tác dụng phụ

Uống nước chanh nghệ mỗi sáng có tác dụng gì?

Thói quen buổi sáng 'đầu độc' gan không kém bia rượu

5 dấu hiệu cảnh báo sớm nhất gan bị tổn thương, bạn chớ bỏ qua

3 không khi dùng mật ong

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Bí ẩn ánh sáng phát ra từ cơ thể con người khi còn sống

Căn bệnh hiểm khiến người đàn ông ở TPHCM bỗng mất thị lực, đối diện mù lòa

Những "trợ thủ đắc lực" trong bữa ăn hằng ngày giúp hạ huyết áp
Có thể bạn quan tâm

Động thái đặc biệt của Mỹ sau khi đàm phán Nga - Ukraine bế tắc
Thế giới
10:34:07 19/05/2025
Bạn thân Lisa khoe cuộc sống như mơ: Ở siêu biệt thự, dùng thẻ tín dụng không hạn mức
Sao châu á
10:33:59 19/05/2025
Tiền đạo Công Phượng: 'Đội tuyển cần, tôi sẵn sàng'
Sao thể thao
10:27:26 19/05/2025
NSND Thái Bảo vừa ôm nhạc sĩ Trần Tiến vừa khóc trên sóng VTV
Tv show
10:26:32 19/05/2025
Xôn xao thông tin về trứng gà giả, hiệp hội đề nghị xử lý nghiêm
Netizen
10:24:42 19/05/2025
Biến hóa diện mạo trong nháy mắt với những chiếc kính mát
Thời trang
10:24:09 19/05/2025
Trớ trêu chuyện độ ô tô BMW thành xe Toyota
Ôtô
10:22:46 19/05/2025
Người xưa nói 'phòng thờ quang thì lụi' và đây là điều cần đặc biệt chú ý khi bài trí tránh tán lộc tài?
Sáng tạo
10:21:46 19/05/2025
Nền tảng vững chắc của hoa hậu người Tày đạt giải Văn quốc gia
Sao việt
10:20:34 19/05/2025
Bắt tài xế xe đầu kéo bỏ chạy sau tai nạn chết người trên QL14B
Pháp luật
10:20:20 19/05/2025