Nhà mạng nào cũng vi phạm
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) vừa công bố kết quả thanh tra diện rộng về quản lý thuê bao trả trước (TBTT). Thực tế cho thấy nhà mạng nào cũng có sai phạm…
Quản lý thuê bao trả trước cần có những chính sách phù hợp. Ảnh: Thanh Hải
Nhiều sai phạm
Video đang HOT
Trong đợt thanh tra diện rộng vừa qua, Thanh tra Bộ TT-TT đã thanh tra tại 3 nhà mạng lớn là Viettel, MobiFone và Vinaphone; Sở TT-TT Hà Nội thanh tra tại 2 nhà mạng Vietnamobile và G-mobile; 61 Sở TT-TT lần lượt thanh tra các chi nhánh, đại lý kinh doanh trên địa bàn mình. Kết quả cho thấy, nhà mạng nào cũng có vi phạm. Vi phạm lớn nhất là chấp nhận cho khách hàng sử dụng chứng minh thư nhân dân (CMTND) không chính xác để đăng ký thông tin thuê bao. Cụ thể, cả 3 nhà mạng lớn xảy ra các tình trạng để khách hàng của mình dùng CMTND không có ảnh, CMTND hết hạn, CMTND bị nhòe để đăng ký thông tin thuê bao. Vì chưa làm tốt khâu quản lý việc đăng ký thông tin này dẫn tới chuyện cả 3 nhà mạng để xảy ra nhiều trường hợp thuê bao có thông tin không chính xác, dựa theo thông tin kê khai. Có chủ thuê bao đến nay đã trên 100 tuổi với họ tên: Aas fsadfas adfs AADS, asd jij; có chủ thuê bao có tên không chính xác như: “Khong chinh chu”, “Avio Viet Nam”… vẫn được dùng dịch vụ; thậm chí, nhà mạng MobiFone còn chấp nhận cho thuê bao đăng ký những từ rất phản cảm để cung cấp dịch vụ. Cả Viettel và MobiFone đều quản lý việc sử dụng sim sinh viên chưa tốt, chẳng hạn để nhiều thuê bao sử dụng CMTND và thẻ sinh viên giả mạo, hoặc trường hợp một cá nhân đứng tên đăng ký thông tin cho nhiều thuê bao và cùng kích hoạt trong một ngày… Thanh tra Bộ còn phát hiện ra cả 3 nhà mạng lớn đều cài ứng dụng đã tích hợp trên sim (Vinaphone là ứng dụng Idod, Viettel cài phần mềm Viettel Plus đã cài sẵn ứng dụng, VMS-MobiFone là Live info) cho phép tải thông tin và tính phí, nhưng cả 3 DN đã không niêm yết giá cước, không cho phép người sử dụng xác nhận hay không xác nhận việc tải dịch vụ. Đáng chú ý, các dịch vụ này đem lại doanh thu cho Vinaphone từ tháng 6-2012 đến hết tháng 6-2013 là 20 tỷ đồng; MobiFone là 150 tỷ đồng. Thanh tra Bộ cũng chỉ ra MobiFone là DN không ngăn chặn, xử lý, thu hồi với những thuê bao, đầu số phát tán tin nhắn rác; MobiFone vẫn chưa thể hoàn lại 227 triệu đồng cho khách hàng vì họ nhắn tin dùng các dịch vụ nội dung nhưng không được mà vẫn thu tiền. Tương tự, hai nhà mạng Vietnamobile và G-mobile cũng mắc nhiều lỗi vi phạm, trong đó đáng kể là tình trạng thuê bao sau khi đăng ký thông tin sau 72 giờ vẫn không kích hoạt nhưng nhà mạng vẫn không hủy.
Chưa xử lý triệt để
Nguyên nhân chủ quan để xảy ra những vi phạm như trên có thể kể tới việc DN cung cấp dịch vụ di động vẫn chưa thực sự làm tốt việc quản lý đăng ký thông tin thuê bao, chưa tổ chức tập huấn, hướng dẫn việc thực hiện đăng ký thông tin cho các điểm giao dịch, đại lý; hoặc thiếu kiểm tra, giám sát. Cụ thể, các trung tâm, điểm giao dịch của các DN ở các địa phương đều có vi phạm về quy trình tiếp nhận, đăng ký và lưu giữ thông tin ở các mức độ khác nhau, có trung tâm viễn thông của nhà mạng để tỷ lệ đăng ký sai thông tin tới 88%.
Bên cạnh nguyên nhân chủ quan, cũng có một số lý do khách quan gây ảnh hưởng tới việc tiếp nhận, xử lý của nhân viên viễn thông. Chẳng hạn đến nay, DN chưa có phần mềm có khả năng kiểm tra tự động nhằm đối chiếu thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu với file ảnh CMTND, việc kiểm tra được thực hiện bằng thủ công nên ngay cả đối với thuê bao có thông tin hợp lý cũng chưa thể khẳng định về tính chính xác nếu không trực tiếp xem file ảnh. Đây cũng là vấn đề từng được nêu ra tại một số hội nghị và Bộ TT-TT từng đề nghị Bộ Công an sớm hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về CMTND thống nhất trong cả nước để hỗ trợ hoạt động quản lý TBTT…
Tại hội nghị tổng kết thanh tra ngành mới đây, lãnh đạo Bộ TT-TT cho rằng, đã đến lúc cần xem xét lại việc quản lý, chính sách quản lý đối với TBTT, vì thực tế trong khi thuê bao di động trả sau ngày càng giảm thì lượng TBTT lại tăng hơn và liệu đó có phải là do việc quản lý TBTT “thoải mái” như hiện nay không? Thực tế thì những điều như lãnh đạo Bộ nói không mới, vì chỉ có làm chưa tốt khâu quản lý TBTT như hiện nay nên mới có chuyện sim “rác” tràn lan phát tán tin rác, tin lừa; còn nhà mạng thì lỏng lẻo trong quản lý… để cuối cùng khách hàng là người thiệt hại…
Theo HNM
Chạy sốt vó đăng kí sim số
Sau ngày 31/12, hai mạng Vinaphone và Mobifone sẽ thu hồi các SIM đã phát hành trước 1/8/2011 nhưng chưa kích hoạt, đưa về kho để tái sử dụng. Thông báo này đã khiến giới buôn bán SIM chạy sốt vó tìm cách đăng kí hàng trăm, thậm chí hàng ngàn SIM số đẹp của mình.
Theo anh Trần Trung (Q.11, TP HCM), hiện anh đang sở hữu khoảng hơn 200 SIM số đẹp của hai nhà mạng này. Trước quy định trên, anh Trung buộc phải đối phó bằng cách thành lập một doanh nghiệp để đăng kí và kích hoạt số SIM của mình. Theo quy định, mỗi cá nhân chỉ được đứng tên ba thuê bao nhưng doanh nghiệp thì được đăng kí 100 thuê bao mỗi mạng.
Anh Trung là một đại lí nhỏ nên chỉ cần lập một doanh nghiệp là đủ. Nhiều đại lí khác hiện đang sở hữu hàng ngàn SIM thì việc thành lập doanh nghiệp để đứng tên có vẻ như không khả thi. Anh Hiệp (Q.1, TP HCM), một đại lí có tiếng trong giới buôn bán SIM số đẹp ở TP HCM cho biết, trong hai năm qua, anh đã thành lập và "xin lại" của bạn bè (ngưng hoạt động) gần chục doanh nghiệp, nhưng hiện vẫn còn khoảng 2000 số chưa kích hoạt. Toàn bộ số SIM này có giá trị từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng mỗi số (theo giá thị trường). "Thành lập cả chục doanh nghiệp để đứng tên số SIM này quả là đau đầu vì tôi phải kích ảo và hàng tháng phát sinh cuộc gọi để nuôi số. Tháng nào hai vợ chồng cũng tốn vài ngày mất ăn mất ngủ để phát sinh cước cho hàng ngàn SIM số. Tháng vừa rồi, nạp mỗi SIM 5000đ để phát sinh cuộc gọi mà tôi phải tốn gần 20 triệu đồng", anh Hiệp cho biết.
Được biết, Vinaphone còn khoảng hơn 100.000 SIM, Mobifone gần 200.000 SIM thuộc diện phải thu hồi. Thực tế, hai nhà mạng này khó mà thu hồi toàn bộ số SIM này bởi đại lí nào cũng chuẩn bị phương án đối phó. Tuy nhiên, anh Trung cho rằng, nếu không phải SIM đẹp thì giới buôn bán SIM chẳng đầu cơ làm gì. Vì thế, dư luận lo lắng mục tiêu hạn chế thuê bao ảo sẽ không thể đạt được, mà ngược lại, sau ngày 31/12 thị trường viễn thông sẽ có thêm một lượng lớn thuê bao ảo, vì nhiều người chấp nhận kích ảo SIM để né sự thu hồi của nhà mạng.
Số SIM này do chính nhà mạng bán ra, giờ thu hồi lại, đằng nào thì cũng lợi cho nhà mạng.
Theo Phụ Nữ
Đại gia viễn thông than thở chuyện làm ăn Mặc dù đều đạt doanh thu và lợi nhuận vượt 100% kế hoạch, nhưng lãnh đạo các nhà mạng lớn cho rằng, kinh doanh viễn thông đang ngày càng khó. Điều này được thể hiện rõ nhất qua việc tăng trưởng thuê bao và tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm lại. 2013 có thể được coi là năm Tập đoàn Bưu chính...