Đại gia viễn thông than thở chuyện làm ăn
Mặc dù đều đạt doanh thu và lợi nhuận vượt 100% kế hoạch, nhưng lãnh đạo các nhà mạng lớn cho rằng, kinh doanh viễn thông đang ngày càng khó. Điều này được thể hiện rõ nhất qua việc tăng trưởng thuê bao và tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm lại.
2013 có thể được coi là năm Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ( VNPT) có số thuê bao di động thực tăng trưởng… giật lùi lớn nhất trong lịch sử tập đoàn này.
Cụ thể, VNPT có lượng tổng thuê bao điện thoại thực tăng (phát triển mới – cắt giảm) là -11,3 triệu thuê bao, trong đó thuê bao cố định (vô tuyến hữu tuyến) giảm 500 ngàn thuê bao; thuê bao di động giảm tới 10,8 triệu thuê bao. Tổng số thuê bao điện thoại (phát sinh cước) trên mạng đến cuối năm 2013 đạt 40,4 triệu thuê bao, bằng 78% so với cuối năm 2012. Dịch vụ băng rộng của VNPT có vẻ khá khẩm hơn, khi tổng số thuê bao băng rộng trên mạng vẫn dự kiến đến cuối năm 2013 đạt 2,7 triệu thuê bao, bằng 112% so với cuối năm 2012.
Ngược lại với VNPT, đối thủ lớn nhất là Viettel lại có số thuê bao di động tăng trưởng thực dương, dù con số này cũng rất ít ỏi so với các năm trước.Theo báo cáo, thuê bao điện thoại lũy kế toàn mạng của Viettel là 54,25 triệu thuê bao. Tổng thuê bao tăng thêm trong năm 2013 là 1,61 triệu thuê bao, trong đó, thuê bao di động tăng 1,81 triệu thuê bao; thuê bao cố định (vô tuyến hữu tuyến) giảm 273,3 nghìn thuê bao; thuê bao 3G tăng gần 2,15 triệu thuê bao; thuê bao băng rộng và Inetrnet tăng 43,93 nghìn thuê bao.
Video đang HOT
Dù vậy, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel vẫn cho rằng, 2013 tiếp tục là một năm khó khăn đối với ngành viễn thông và là năm thứ 3 liên tiếp tốc độ tăng trưởng viễn thông chậm lại, đối với Viettel chỉ còn 15%, tăng trưởng chậm hơn từ 2 – 3 lần so với những năm trước đó.
Theo ông Hùng, do những tác động khó khăn của nền kinh tế, sự bão hòa của điện thoại di động, sự suy giảm của điện thoại cố định đã khiến tốc độ doanh thu của Viettel tăng trưởng chậm hơn.
Ngoài ra, một trong những bước cản đà phát triển của Viettel là sự phát triển của các dịch vụ mới, trong đó có dịch vụ thoại, nhắn tin miễn phí qua Internet/3G ( OTT), mà theo ông Hùng là đang làm xói mòn doanh thu viễn thông và đang là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp viễn thông.
“Những thách thức trên chính là động lực để các doanh nghiệp viễn thông phải cải cách, thay đổi chính mình để tìm những mô hình tăng trưởng mới”, vị Phó tổng giám đốc Viettel nhìn nhận.
Với VNPT, mặc dù lợi nhuận trong năm 2013 của tập đoàn tăng 4000 tỉ đồng so với năm 2012, nhưng trong đó có tới 1.000 tỉ đồng là do tiết kiệm, còn lại 1500 tỉ đồng là điều chỉnh của Kiểm toán Nhà nước đối với việc hạch toán doanh thu giữa các đơn vị trong VNPT, và 1500 tỉ đồng là từ việc phát triển các dịch vụ di động và băng rộng.
Ông Trần Mạnh Hùng cho biết, trong năm 2013, mạng VinaPhone có tốc độ tăng trưởng tốt với tốc độ tăng trưởng là 8%, và tốc độ tăng trưởng doanh thu mạnh hơn cả MobiFone. Doanh thu của MobiFone tăng không đáng kể. Dù vậy, doanh thu cụ thể của 2 nhà mạng thuộc VNPT không được ông Hùng công bố.
Phó tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, viễn thông đã đến lúc phải chuyển từ thoại, nhắn tin sang đến đa dạng các dịch vụ. Trong đó, với Viettel, vị này cho biết, trong năm 2014, Viettel sẽ chuyển dịch từ di động sang di động băng rộng với số thuê bao 3G dự kiến kế hoạch tăng gấp đôi; chuyển dịch từ di động sang cố định băng rộng với việc đầu tư vào băng rộng cố định cáp quang; chuyển dịch từ thoại sang các dịch vụ data, các dịch vụ viễn thông kết hợp với công nghệ thông tin.
“Viettel sẽ hướng đến dịch vụ thoại, nhắn tin sẽ chỉ còn chiếm 40% tổng doanh thu của toàn tập đoàn”, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.
Theo VnEconomy
Facebook miễn phí và vấn đề OTT ở Việt Nam
Ngoài tiền cước dung lượng, mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng được coi là miễn phí. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia, nếu bạn sử dụng Facebook trên điện thoại, bạn hoàn toàn không phải trả bất cứ khoản phí nào.
Theo những nghiên cứu mới đây, 65% người sử dụng smartphone truy cập mạng xã hội trực tiếp trên điện thoại. Còn Facebook thì đưa ra con số tới 78% người dùng truy cập thông qua điện thoại. Với những tính năng hiện nay, Facebook là bao gồm cả chat, tin nhắn và dĩ nhiên là mạng xã hội. Con số khổng lồ này có thể giải thích một cách đơn giản: mạng xã hội đã gắn liền với cuộc sống của chúng ta như những chiếc điện thoại, con người cập nhật ảnh, video, status... ngay lập tức với chiếc điện thoại luôn "kè kè" bên mình. Chính vì vậy, nhiều thông tin cho rằng Facebook đang làm việc với một số nhà mạng trên thế giới thông qua Internet.org nhằm cung cấp một dạng "dung lượng giá rẻ" cho các mạng xã hội.
Vậy nhà mạng được lợi gì từ "cái bắt tay" với Facebook: đó là dung lượng khổng lồ từ những đường link được chia sẻ thông qua nó: video từ Youtube, nội dung, ảnh từ các bài báo...dĩ nhiên là không miễn phí. Những nguồn này "ngốn" dung lượng lớn hơn rất nhiều so với những dòng status được đăng được người dùng đăng tải.
Nhìn lại vấn đề của các ứng dụng OTT ở Việt Nam, rộng hơn là chuyện tăng cước 3G, có thể thấy các nhà mạng đang sử dụng một hình thức "tăng thu" đầy tính ngắn hạn. Hậu quả có thể thấy ngay: người tiêu dùng ưu tiên wifi trong hầu hết các trường hợp. Thậm chí còn có những trang web và phần mềm cung cấp miễn phí thông tin các mạng wifi ở từng khu vực cho người sử dụng. Nhà mạng "nháo nhác" hạ giá, khuyến mãi 3G để níu chân khách hàng. Chỉ vì níu kéo mấy đồng doanh thu từ tin nhắn SMS, nhà mạng đã mất đi một lượng không nhỏ khách hàng sử dụng 3G - ở đây có thể khẳng định ngay, khách hàng sử dụng 3G thường xuyên sẽ đem lại doanh thu lớn hơn rất nhiều so với SMS.
Cứ tính một cách đơn giản, giá gói cước 3G không giới hạn trước đây của các nhà mạng là 50.000 đồng, tương đương 200 tin nhắn SMS. Đó là số tiền hợp lý để người tiêu dùng không cảm thấy như bị "ăn cướp", và sẵn sàng trả để sử dụng dịch vụ 3G, bên cạnh những cước gọi, nhắn tin và dịch vụ giá trị gia tăng. Giờ đây thì nhà mạng "mất cả chì lẫn chài", tin nhắn SMS vẫn đều đều sụt giảm, mấy chục ngàn tiền đồng tiền cước 3G cũng bị "biến mất" không ít. Thay vì bóp nghẹt băng thông, tăng cước vô lý, tại sao nhà mạng không xây dựng một chính sách rõ ràng cho các dịch vụ OTT, khuyến khích người dùng chia sẻ hình ảnh, đường link... từ đó tăng thêm khoản thu từ chính những nội dung này?
Theo Petrotimes
Line, WeChat "bắt tay" các đại gia ra dịch vụ mới Không chỉ dừng ở việc cung cấp tính năng nhắn tin, gọi điện miễn phí hay bán một vài sticker vui nhộn, các ứng dụng OTT như Line và WeChat vừa tung ra những dịch vụ "mới toanh", mở rộng cơ hội phát triển cho các ứng dụng OTT trong năm 2014. Nhà cung cấp ứng dụng OTT WeChat vừa ra mắt dịch...