Bất cập dịch vụ điện thoại: chặn từ gốc
Tin nhắn rác, cuộc gọi quấy nhiễu từ người gọi không thể nhận dạng, gợi ý giao dịch lừa lọc và rất nhiều điều phiền toái, bẫy rập – những điều bê bối gắn với dịch vụ điện thoại di động đã tồn tại từ nhiều năm. Báo chí đã không ít lần đề cập chuyện này.
Báo cáo về kết quả thanh tra của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với 3 nhà mạng đang nắm giữ thị phần áp đảo không làm người ta bất ngờ hay ngạc nhiên. Đó chỉ là sự xác nhận chính thức về một kiểu làm ăn tắc trách, chạy theo lợi nhuận mà ai cũng biết.
Các nhà mạng đã được yêu cầu sửa sai. Đối với những việc làm gây thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ, nhà mạng được yêu cầu phải nghiêm túc khắc phục hậu quả. Thế nhưng, tất cả những biện pháp ấy đều chỉ có tác dụng xử lí những sai phạm cụ thể. Chẳng có gì bảo đảm sau vụ xử lí này, chất lượng cung ứng dịch vụ sẽ được cải thiện, người sử dụng dịch vụ điện thoại di động sẽ không còn bị làm phiền, bị móc túi oan uổng.
Nhiều ý kiến cho rằng tình trạng độc quyền là mấu chốt của câu chuyện. Các nhà mạng bắt tay với nhau tạo thành một thế lực to lớn có khả năng chi phối, áp đặt luật chơi, đặt người tiêu dùng vào thế không có sự lựa chọn. Cùng thỏa thuận (đúng ra là thông đồng) để cung ứng cho người tiêu dùng một dịch vụ kém chất lượng, đầy rủi ro, nhà cung ứng biến toàn xã hội thành một cộng đồng “tù nhân” của mình: có chạy đằng nào thì dịch vụ cũng chỉ chừng đó, không hơn. Việc các nhà mạng gần như đồng loạt tăng giá cước 3G gây ồn ào gần đây là một dấu hiệu khác của mối quan hệ liên minh ấy, sự liên minh ích kỉ chỉ nhằm bảo vệ các lợi ích riêng của nhà cung ứng.
Bởi vậy, vấn đề là phải làm thế nào ngăn ngừa tình trạng độc quyền, lũng đoạn từ gốc. Các nhà mạng chịu sức ép cạnh tranh sẽ phải vắt óc suy nghĩ để có thể cung ứng cho khách hàng các dịch vụ, tiện ích có chất lượng và với giá cả hợp lí cũng như làm mọi việc có thể để khách hàng luôn cảm thấy thoải mái khi sử dụng dịch vụ của mình.
Ở các nước tiên tiến, người sử dụng điện thoại di động không phải chịu đựng sự hành hạ và những rủi ro tương tự dù nhà mạng cũng nắm giữ thị phần khống chế. Lí do chính là nhà mạng thường xuyên đối mặt với cộng đồng người sử dụng dịch vụ, được tổ chức thành hội người tiêu dùng và được pháp luật thừa nhận có những quyền có thể được sử dụng để bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình.
Video đang HOT
Đặc biệt, hội người tiêu dùng có quyền nhân danh tập thể hội viên kiện một hoặc một nhóm các nhà sản xuất, cung ứng ra tòa án về các hành vi gây thiệt hại cho cộng đồng người tiêu dùng. Các nhà sản xuất, cung ứng bị kiện có thể bị phạt nặng, bị buộc bồi thường cho hàng triệu người và đứng trước nguy cơ sụp đổ cơ nghiệp dưới sức nặng của các biện pháp chế tài.
Hội người tiêu dùng còn có quyền phát động tập thể hội viên đồng loạt tẩy chay một sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó trong trường hợp sản phẩm, dịch vụ không đạt chất lượng kĩ thuật như cam kết, thậm chí không thỏa mãn các yêu cầu về đạo đức, nhân văn, bảo vệ môi trường. Hội người tiêu dùng có thể được tổ chức không chỉ trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ điện thoại di động mà trong tất cả các lĩnh vực tiêu dùng.
Ở xứ ta, bao giờ có thể làm được như thế?
Theo Người Lao Động
'Quả ngọt' 7 năm cải cách hành chính công ở VN
Triển khai từ 2006-2013, Dự án "Phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông tại VN" góp phần "nâng tầm" dịch vụ công, giảm chi phí, thời gian giao dịch đồng thời tăng cương sự tham gia cua ngươi dân va DN vao qua trinh hoach đinh chinh sach.
Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương và chính sách nhằm đưa Việt Nam trở thành 1 nước mạnh về CNTT với một số đích đến quan trọng là: 1 triệu nhân lực cho ngành CNTT, phát triển hạ tầng băng thông rộng trên phạm vi quốc gia và CNTT-TT được ứng dụng trong mọi mặt cuộc sống...
Nhằm góp phần thực hiện thành công Chiến lược nêu trên, tháng 6/2006, Dự án "Phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông tại VN" được triển khai vơi sự tham gia của Bộ TT&TT, Bộ Ngoại giao, Tổng cục Thống kê, TP. Hà Nội và TP. Đà Nẵng và Bộ TT&TT la đơn vi điêu phối toàn dự án.
Lễ khánh thành hệ thống giao ban trực tuyến nghành TT- TT Hà Giang diễn ra ngày 2/12/2013. Hệ thống này thuộc gói thầu "Nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng CNTT cho các địa phương" ( gọi tắt là MIC 2.2 thuộc dự án "Phát triển CNTT - TT tại Việt Nam"
Được đầu tư từ nguồn vốn ODA hỗ trợ bởi Ngân hàng Thế giới với 4 dự án thành phần, dự án nhắm đến các mục tiêu quan trọng là: Hỗ trợ Bộ TT&TT trong việc phát triển các thể chế, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và hoạch định chính sách trong lĩnh vực CNTT-TT; Hỗ trợ các đơn vị thụ hưởng nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và các doanh nghiệp; Trợ giúp sự phát triển kinh tế tư nhân; Tăng cường nhận thức và khả năng ứng dụng CNTT-TT có hiệu quả cho người dân.
Hỗ trợ chỉ đạo CNTT-TT và hiện đại hóa Bộ TT&TT
Dự án thành phần này nhắm đến các mục tiêu chính như: Xây dựng khung Chính phủ điện tử và tiêu chuẩn CNTT chung cho các Bộ, ban, ngành nhà nước; Nâng cao kiến thức và khả năng quản lý CNTT-TT thông qua các chương trinh đao tao, tăng cương năng lưc can bô lanh đao va chuyên viên vê Công nghê thông tin (CIO/IO) và đôi ngu xây dựng chính sách.
Dự án cũng hướng đến tăng cường năng lưc ha tâng thông tin cho Bộ TT&TT và môt sô tỉnh, thành phố; Nâng cấp chât lương 3 dịch vụ công chủ chốt của Bộ TT&TT vê cấp phép trực tuyến; Xây dựng Trung tâm dữ liệu, mở rộng Hệ thống quản lý và cấp thị thực trực tuyến cho Bộ Ngoại giao.
Xây dựng chính phủ điện tử ở Hà Nội và Đà Nẵng
Hai Dư an thành phần này tâp trung hương tơi các mục tiêu chính như: Thiết lập kiến trúc tông thê CNTT-TT, phat triên Chính phủ điện tử, tao điêu kiên đê ngươi dân va doanh nghiêp truy cập thông tin va các dịch vụ công trưc tuyên tốt hơn thông qua Cổng thông tin điện tử; Góp phần nâng cao nhận thức và năng lưc quản lý CNTT-TT cho các cán bộ thành phố; Nâng cao kiên thưc và ky năng sử dụng CNTT-TT cho ngươi dân va các doanh nghiệp.
Theo ông Phạm Kim Sơn - Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng, "Chương trình sẽ tăng cương năng lưc va chât lương dich vu công, giảm chi phí va thơi gian giao dịch; cải thiện tính minh bạch, phat huy dân chu va tăng cương sư tham gia cua ngươi dân va doanh nghiêp vao qua trinh hoach đinh chinh sach".
Hiện đại hóa Tổng cục Thống kê
Dư an thành phần 4 hương đên các mục tiêu chinh như: Thiết lập kiến trúc tông thê vê CNTT-TT; Cải thiện khả năng thu thập, chuyển tải, xư ly, phân tich dữ liệu thông qua hê thông mang kết nối; Tiến hành phân tích và tái cấu trúc quy trình hoạt động cho tối ưu.
Trên cơ sơ đo, dư an đa gop phân giảm thời gian thu thập và xử lý số liệu điều tra; nâng cao hiệu quả quản lý số liệu và tạo báo cáo thông qua tích hợp cơ sở dữ liệu; cải thiện tính minh bạch và thời gian tiếp cận ngắn thông qua cổng điện tử GSO; nâng cao năng lực cán bộ; tạo điều kiện để người dân có thể tiếp cận các số liệu thông kê thuận lợi thông qua Hệ thống thống kê tập trung.
Đánh giá về chặng đường phát triển dự án, ông Phạm Quang Tú - Giám đốc Ban quản lý Dự án Phát triển CNTT-TT tại Việt Nam chia sẻ: "Dự án bước đầu đã tạo ra nền móng vững chắc, môi trường sẵn sàng cho việc phát triển CNTT-TT và triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam, góp phần thực hiện thành công chương trình cải cách hành chính.
Dự án cũng giúp đào tạo, nâng cao nhận thức cho các cán bộ quản lý nhà nước cũng như một bộ phận doanh nghiệp, đồng thời góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT-TT ở các Bộ, ngành và một số địa phương tiêu biểu; tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực CNTT-TT".
Theo Vietnamnet
3 góc của thị trường 3G Việt Nam Một lần nữa cả giới chuyên gia lẫn người tiêu dùng không khỏi lắc đầu ngán ngẩm trước 3 cái góc mang tên chữ "G" của thị trường dịch vụ này ở Việt Nam. Góc thứ nhất là gượng. Nói gượng là bởi cơ quan quản lí nhà nước, cụ thể là Cục Viễn thông của Bộ Thông tin và Truyền thông, đã...